• CIM 11.24 0.05(0.44%)
  • BTC 85255.58 780.89(0.92%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.24 0.05(0.44%)
  • BTC 85255.58 780.89(0.92%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Chuyện cha con người 'giữ lửa' làng nghề tơ lụa Mã Châu

22:12 12/04/2023

Cuộc trở về của những người trẻ với sản phẩm truyền thống đầy cam go. Chinh phục một lĩnh vực chuộng sự sáng tạo như thời trang, cuộc trở về lại càng dày thách thức. Nhưng Trần Thị Yến đã bền bỉ nối nghiệp cha để một ngày tơ lụa Mã Châu thơ thới tung bay trên các sàn diễn thời trang quốc tế…

    Làng Mã Châu (khối Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) nằm giữa ba con sông Thu Bồn, Vu Gia và Bà Rén – một vùng phù sa cuối nguồn nên đất đai màu mỡ, rất thích hợp cho sự phát triển của cây dâu, nguồn thức ăn quan trọng cho tằm.

    Chuyện cha con người giữ lửa làng nghề tơ lụa Mã Châu

    Trần Thị Yến (trái) kiểm tra tỉ mỉ quá trình dệt lụa.

    Mã Châu 600 năm tơ lụa

    Hình thành từ thế kỷ 15, nghề trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa của Mã Châu được cho là sự kết hợp giữa nghề dệt truyền thống của cha ông ta ở vùng đồng bằng Bắc bộ với kinh nghiệm phong phú của người Chăm. Hiện nay ở Mã Châu vẫn còn những gốc dâu Chăm có hàng trăm năm tuổi. Nghề dệt ở Mã Châu trải qua hai thời kỳ vàng son, một ở thời các chúa Nguyễn và một ở thời Pháp thuộc.

    Dưới thời chúa Nguyễn, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: “Ở Quảng Nam lụa thuế chỉ lấy ở hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn. Phủ Thăng Hoa hàng năm nộp thuế lụa là 1.545 tấm… Phủ Thăng Hoa thuộc Hoa Châu hàng năm nộp lụa thuế 809 tấm, lụa lễ 11 tấm, chứa trong 17 hòm để nộp. Thuế là để dâng lên, còn lụa lễ dùng để tặng quan trấn…” (trang 366).

    Vào thời đó, Mã Châu chuyên cung cấp lụa cho giới quý tộc. Công việc trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa được thực hiện trong làng với hàng trăm gia đình tham gia theo phương thức thủ công. Mã Châu có bến Đò Tơ nổi tiếng sầm uất, khi xứ Đàng trong mở cửa giao lưu với bên ngoài thì nơi đây cung cấp rất nhiều tơ lụa cho các thương nhân nước ngoài thông qua thương cảng Trà Nhiêu, Hội An. Tơ lụa Mã Châu đã sớm khẳng định thương hiệu của mình trong và ngoài nước và đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, Đông Nam Á.

    Từ cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Việt Nam, Mã Châu có thêm nghề trồng bông dệt vải, nhưng tơ lụa vẫn là sản phẩm chủ yếu. Trong thập niên 1830, việc cải tiến chiếc máy dệt của ông Võ Diễn từ thủ công sang bán cơ giới đã cho phép người Mã Châu dệt vải khổ rộng có năng suất và chất lượng cao hơn, nhờ vậy nghề dệt nơi đây phát triển vượt bậc. Tơ lụa Mã Châu đi khắp nước đến tận Sài Gòn, Hà Nội, sang cả Phnôm Pênh (Campuchia) và Bangkok (Thái Lan).

    “Mã Châu tơ lụa mỹ miều/Sớm mai mắc cửi, buổi chiều tơ giăng” là câu ca dao tả khung cảnh ở làng lụa trăm năm nơi cuối nguồn Thu Bồn…

    Không có phiên chợ lụa mỗi sáng, nhưng Mã Châu có một bến Đò Tơ thơ mộng. Nơi ấy các thương nhân cùng thuyền buôn từ Hội An ngược Thu Bồn, rẽ chi lưu Bà Rén mua hàng, theo con đường tơ lụa chở những súc lụa đến nhiều vùng trên thế giới. Thuở ấy, trên con đường làng tới trường giăng kín giàn phơi. Đám trẻ nhỏ thường giắt trên vành nón một con tằm chín. Tan học về đã óng ánh một chiếc kén vàng.

    Sau năm 1954, nghề dệt Mã Châu được phục hồi một phần. Chiến tranh ập đến, Mã Châu trở thành vùng giao tranh, người Mã Châu lưu lạc khắp nơi, nhiều nhất là Đà Nẵng và Sài Gòn. Trong hành trang của họ có vài con tằm giống và bộ khung cửi. Định cư ở đâu, họ lại tìm đất, dựng khung cửi, mua tơ về tiếp tục nghề dệt lụa của tổ tiên bao đời truyền lại. Làng dệt Bảy Hiền ở Sài Gòn với nhiều người gốc Mã Châu đã tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng cạnh tranh với các công ty lớn như Thành Công, Việt Thắng chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu qua nhiều nước Á – Âu. Nhưng rồi vải Trung Quốc ồ ạt tràn sang với giá cực rẻ, chỉ bằng một nửa so với giá vải làng nghề. Cạnh tranh không nổi, vải dệt ra không bán được, cả làng điêu đứng.

    Truyền nhân đời thứ 18 của làng dệt

    Trần Hữu Phương, người đàn ông ngoài 50 tuổi, là truyền nhân đời thứ 18 của gia tộc làm nghề lâu đời nhất ở làng dệt Mã Châu. Ông không muốn chết trân nhìn cái danh của làng nghề mình chìm xuống dưới những lớp mịt mờ của thời cuộc. Thế nên giữa năm 1991 ông rời TPHCM, ngược về quê dựng khung cửi, xe tơ, dệt lụa để đánh thức làng nghề vàng son tưởng đã đi vào quá khứ. Ông còn “cả gan” huy động hết sổ đỏ của người thân để cầm cố xoay vốn, giữ lại Hợp tác xã Tơ lụa Mã Châu.

    Chuyện cha con người giữ lửa làng nghề tơ lụa Mã Châu

    Buổi chiều giăng tơ.

    Người ta gọi ông là “con tằm cô đơn”, vì giống loài phải cùng bầy đàn của mình rút ruột nhả kén làm tơ, như một giấc ngủ dài, mở mắt ra chỉ còn mỗi mình trên nong. Một mình lăn lộn đi tìm đường sống, với niềm tin gần như duy nhất, tơ lụa sẽ phục hưng ngay trên sân chơi của thời trang đỉnh cao, bởi nó đã vượt ra khuôn thức của những thớ vải đơn thuần. Và ông đã đúng.

    Nhà thiết kế Minh Hạnh đã không ngại ngần để chất liệu lụa và thổ cẩm được tung tẩy hết mình trong những cuộc trình diễn đẳng cấp quốc tế. Biết tiếng làng lụa Mã Châu, bà đã tìm đến, đưa hoa văn cùng yêu cầu để ông Phương tìm cách làm sản phẩm cho bà. Đó cũng là một trong nhiều lý do để ông Phương cố níu lại cho bằng được cái danh tơ lụa Mã Châu.

    Năm 2014, Trần Thị Yến, con gái ông Phương, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng, đã quyết định về làm lụa cùng ba. Hành trang Yến mang về là kiến thức và tư duy mới cùng quyết tâm vực dậy làng nghề. Cô đề xuất dừng bán hàng thô, đầu tư sản xuất thành phẩm lụa tơ tằm với mẫu mã, hoa văn bắt mắt, phù hợp nhu cầu thị trường. Em gái Yến là Trần Hoàng Oanh sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế cũng về tâm sự với ba: “Ba con mình sẽ theo nghề dệt, phục hồi làng lụa Mã Châu”.

    Trần Thị Yến nhớ lại: “Ban đầu tôi cũng chưa có ý định về làm lụa Mã Châu. Vì quá trình làm nghề của ba lúc đó quá khó khăn và không đem lại hiệu quả kinh tế. Chính ba cũng không muốn con cái theo nghề vì ông hiểu khó khăn. Nhưng mình hiểu những nỗ lực, mong muốn duy trì làng nghề của ba. Hơn nữa sản phẩm thủ công trong tương lai sẽ có nhu cầu cao thì sản phẩm lụa tự nhiên truyền thống sẽ có chỗ đứng. Chỉ là hướng đi của ba lúc này chưa phù hợp, không mang lại hiệu quả”.

    Từ chỗ không mong con cái theo nghề, không dễ chấp nhận hình ảnh mới lạ của lụa Mã Châu và đắn đo với quyết định táo bạo này, ông Phương dần bị thuyết phục bởi quyết tâm của con gái. Cuối cùng, ông quyết định đồng hành với con trên con đường khởi nghiệp với phương thức hoàn toàn mới. Từ đây, Công ty TNHH Lụa Mã Châu được thành lập, thay cho mô hình Hợp tác xã Tơ lụa Mã Châu. Máy móc hiện đại dần thay thế các khung dệt lỗi thời. Và các sản phẩm lụa tơ tằm thành phẩm bắt đầu ra đời, là sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và tư duy đổi mới của cha con họ.

    Thời gian đầu Yến gặp rất nhiều khó khăn vì suy nghĩ của những người lớn tuổi làm nghề truyền thống. Cô nói: “Người làm nghề thủ công rất bảo thủ. Khi mình đưa sản phẩm mới theo yêu cầu thị trường, người ta nói sản phẩm thủ công không ai làm thế cả, và họ không chấp nhận. Qua một giai đoạn thuyết phục, làm số lượng ít. Khi có thị trường tôi nâng dần số lượng sản phẩm lên, vừa an toàn vừa thuyết phục người lớn”.

    Có sản phẩm mới, Yến lại mang đến Hội An, trực tiếp giới thiệu với du khách để họ cảm nhận và phân biệt sản phẩm lụa tơ tằm với các sản phẩm lụa khác trên thị trường… “Những người sản xuất thủ công không mặn mà làm thương hiệu. Nhưng hiện nay thì thương hiệu rất quan trọng. Lúc đó, làng nghề Mã Châu gần 600 năm tuổi nhưng thương hiệu trên thị trường gần như là con số 0. Với mong muốn khôi phục làng nghề, nên chúng tôi vẫn kiên quyết xây dựng thương hiệu lụa Mã Châu. Bắt đầu từ sản phẩm ít, đi chào mời, cố gắng tìm kiếm những người đã dùng tơ tằm rồi để giảm thiểu rủi ro. Được cái may mắn là người tiêu dùng biết, hiểu về sản phẩm. Họ mua rồi giới thiệu với người quen, cứ thế thương hiệu Mã Châu đi lên”, Yến nói.

    Biền dâu dần mở rộng

    Nhiều người đã trở lại nghề, chung tay với ông Phương khôi phục nghề dệt truyền thống. Biền dâu giờ dần mở rộng, con tằm đã lại nhả nhiều sợi tơ vàng óng ả. Hơn nữa, một thương hiệu Nhã Silk – chắp cánh cho tơ lụa Mã Châu, từ một người cùng tộc của làng, đã mang những thớ lụa từ Mã Châu đi xa hơn. Trần Hữu Như Anh, người họ hàng của ông Phương, ở đầu cầu Sài Gòn, đã làm nên Nhã Silk trên tinh thần nguyên liệu của lụa Mã Châu. Những thớ lụa trở thành áo dài, thành khăn choàng, nên vật phẩm tặng du khách… đều có nguồn gốc từ lụa Mã Châu, được đón nhận nồng nhiệt.

    Chính những người trẻ năng động với vốn liếng hiểu biết về thương trường, về cách làm thương hiệu đã giúp cha mình đưa sản phẩm tơ lụa Mã Châu vươn xa đến rất nhiều thị trường.

    “Tôi chỉ giỏi làm lụa chứ không giỏi kinh doanh, quản lý sản xuất. Thế là hai con tôi đã giúp việc đó. Tôi hạnh phúc vì các con yêu nghề của tổ tiên nên tự về quê chứ tôi chưa mở lời hay khuyên bảo. Tôi không còn lo lụa Mã Châu thất truyền nữa”, ông Phương vui mừng nói.

    Chính những người trẻ năng động với vốn liếng hiểu biết về thương trường, về cách làm thương hiệu đã giúp cha mình đưa sản phẩm tơ lụa Mã Châu vươn xa đến rất nhiều thị trường. Họ mở các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm; đặc biệt, để gìn giữ và phát triển thành quả bước đầu phải rất khó nhọc mới gầy dựng được, tránh hàng giả, hàng nhái trà trộn, sản phẩm không qua tay bất kỳ đại lý, đơn vị bán lẻ nào khác. Họ liên hệ với nhiều tổ chức để tham gia với các dự án khôi phục làng nghề truyền thống, lập trang web xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước. Dần dà, việc kinh doanh của công ty trở nên khấm khá, những khoản nợ cũng trả xong và doanh thu năm sau gấp đôi năm trước.

    Lụa tơ tằm Mã Châu còn được nhiều nhà thiết kế danh tiếng trong nước tin tưởng, sử dụng để thiết kế trang phục cho các hoa hậu, người đẹp tham dự các sự kiện, cuộc thi quy mô tầm quốc gia, quốc tế. Thời trang xoay vòng với những cuộc trở lại ngoạn mục của từng trào lưu trong một thế giới ưa chuộng sự sáng tạo. Và người ta nói với nhau, sử dụng tơ lụa trong các mẫu mã chính là một cuộc hành hương tìm về bản ngã. Vì họ tự biết những giá trị ẩn sâu trong lớp vải lụa, có như thế nào mới đủ sức làm hàng cống phẩm từ thuở xa xưa. Và sự quay về với “cố quận”, với bản sắc không chỉ được tái hiện trong đời sống của thời trang.

    Đó còn là tinh thần của rất nhiều đứa con xa, muốn quay về làng như Yến. Với chiến lược phát triển đã định sẵn và hướng đến những sản phẩm cao cấp, độc đáo, cha con nghệ nhân Trần Hữu Phương nhập thêm máy móc dệt may hiện đại. Sau đó, gia công, tinh chỉnh chi tiết máy để phù hợp với tơ lụa tự nhiên. Và dự án du lịch trải nghiệm làng nghề cũng được Yến lên kế hoạch và sẽ sớm triển khai, mở ra cơ hội phát triển bền vững thương hiệu tơ lụa Mã Châu.

    “Du lịch là kênh quảng bá ít chi phí, hiệu quả và là kênh nhanh nhất tiếp cận với khách hàng. Ban đầu chúng tôi xây dựng phân xưởng thành làng Mã Châu thu nhỏ để khách hàng đến tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất, quá trình thay đổi và tham gia trực tiếp. Sau đó hướng đến làng du lịch cộng đồng cần có sự tham gia của người dân làng nghề, chính quyền địa phương. Tôi mong muốn xây dựng đền thờ tổ nghề vì làng nghề phải có câu chuyện, có đầu thì mới có đuôi. Mỗi năm mình tổ chức giỗ bà chúa tằm tang và có thể phát triển hoạt động du lịch”.

    Từ chỗ rệu rã, đứng trên bờ vực giải thể, làng lụa Mã Châu đã sống dậy bởi tư duy của người trẻ như Trần Thị Yến. Lối tư duy mới mẻ, đầy quyết tâm là gạch nối giữa hai thế hệ để làng nghề này bước tới tương lai tươi sáng…

    Ông Lê Thái Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, chia sẻ: “Sự phát triển phồn thịnh của lụa Mã Châu trong những năm gần đây có sự đóng góp công sức, trí tuệ không nhỏ của Trần Thị Yến. Với tài năng và tình yêu da diết dành cho xứ lụa quê mình, tôi tin trong tương lai, Yến sẽ tiếp tục gặt hái thành công”.

    Nhân sự số: Doanh nghiệp của bạn sẵn sàng tới đâu?
    Nhân sự số: Doanh nghiệp của bạn sẵn sàng tới đâu?
    2 năm trước
    (KTSG) - Nhân sự số chính là chìa khóa quyết định thành công trong chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá được hiện trạng nhân
    Vicostone ước tính lợi nhuận quý I giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái
    Vicostone ước tính lợi nhuận quý I giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái
    2 năm trước
    Trong bối cảnh khó khăn của thị trường, Chủ tịch HĐQT Vicostone tiết lộ cả doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp đều giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái.
    Vietjet vận chuyển 5,4 triệu hành khách trong quý I
    Vietjet vận chuyển 5,4 triệu hành khách trong quý I
    2 năm trước
    Hãng thực hiện hơn 31.000 chuyến bay với nhiều đường bay mới, doanh thu vận chuyển 12.600 tỷ đồng.
    Tăng tốc ngay từ quý I, Vietjet đạt kết quả kinh doanh có lãi
    Tăng tốc ngay từ quý I, Vietjet đạt kết quả kinh doanh có lãi
    2 năm trước
    Vietjet tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm 2023 với việc liên tiếp mở đường bay mới, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, qua đó đạt doanh thu vượt kế hoạch và có lãi trong quý I vừa qua.
    HQC tự tin với cú huých từ nhà ở xã hội
    HQC tự tin với cú huých từ nhà ở xã hội
    2 năm trước
    (ĐTCK) Khi có nguồn vốn hỗ trợ tín dụng của Nhà nước đối với nhà ở xã hội, HQC với hàng chục dự án sẵn quỹ đất trong tay, có lợi thế lớn để tiếp cận.
    [LIVE] ĐHĐCĐ Vicostone: Dự báo 2023 tiếp tục khó khăn, không có ý định phát triển thị trường châu Á
    [LIVE] ĐHĐCĐ Vicostone: Dự báo 2023 tiếp tục khó khăn, không có ý định phát triển thị trường châu Á
    2 năm trước
    Chủ tịch HĐQT Vicostone nhận định ở thị trường châu Á, Vicostone không cạnh tranh được với Trung Quốc và không có hi vọng kể cả có mất nhiều công sức hay có làm marketing.
    Gilimex dự kiến sẽ có khách hàng mới sau vụ kiện Amazon, vay 1.500 tỷ cho hoạt động đầu tư
    Gilimex dự kiến sẽ có khách hàng mới sau vụ kiện Amazon, vay 1.500 tỷ cho hoạt động đầu tư
    2 năm trước
    Trước đó, vào quý IV/2022, Gilimex đã ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh sau khi đối tác lớn Amazon thu hẹp đột ngột đơn hàng.
    Tập đoàn PVN ước lãi 13.600 tỷ đồng quý I/2023, vượt 67% kế hoạch
    Tập đoàn PVN ước lãi 13.600 tỷ đồng quý I/2023, vượt 67% kế hoạch
    2 năm trước
    PVN cho biết, trong quý I/2023 giá dầu xuất bán trung bình giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tập đoàn vẫn vượt được các chỉ tiêu tài chính trong ba tháng đầu năm.
    Chuỗi Pizza 4Ps lãi vượt giai đoạn trước dịch
    Chuỗi Pizza 4Ps lãi vượt giai đoạn trước dịch
    2 năm trước
    Chuỗi nhà hàng Pizza 4Ps ghi nhận lãi ròng hơn 83 tỷ đồng trong năm trước, mức lợi nhuận cao hơn giai đoạn trước Covid-19.
    Sau khi dự án Khu đô thị Châu Đức đội vốn thêm 8.566,97 tỷ đồng, Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn chào bán 60 triệu cổ phiếu để bổ sung vốn
    Sau khi dự án Khu đô thị Châu Đức đội vốn thêm 8.566,97 tỷ đồng, Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn chào bán 60 triệu cổ phiếu để bổ sung vốn
    2 năm trước
    (ĐTCK) CTCP Sonadezi Châu Đức (mã SZC - HoSE) bổ sung kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong giai đoạn 2023-2024.
    Thaiholdings miễn nhiệm một Phó Tổng Giám đốc
    Thaiholdings miễn nhiệm một Phó Tổng Giám đốc
    2 năm trước
    Thaiholdings vừa miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty của ông Nguyễn Văn Khoa kể từ ngày 6/4 theo nguyện vọng cá nhân. Trước đó, tại ngày 31/3, ông Khoa cũng nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT công ty kể từ ngày 1/4.
    Tăng trưởng ngành logistics thấp kỷ lục trong tháng 3
    Tăng trưởng ngành logistics thấp kỷ lục trong tháng 3
    2 năm trước
    Tăng trưởng logistics liên tục giảm từ đầu năm 2023 và ghi nhận mức thấp kỷ lục 51,1 điểm vào tháng 3, theo Logictics Manger's Index (LMI).
    Chủ Nhật, 20/04/2025
    08:15
       
    ChinaCNYChina
       
    Thực tế:
    Dự báo:
    Trước đó: 3.10%
    3.10%
    Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 20/4: Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, thêm hai công ty báo lỗ
    4 giờ trước
    Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
    Chứng khoán Rồng Việt báo lãi quý I giảm 84%, mới thực hiện 6% kế hoạch lợi nhuận nămChứng khoán Rồng Việt báo lãi quý I giảm 84%, mới thực hiện 6% kế hoạch lợi nhuận năm
    8 giờ trước
    Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
    Bí quyết chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư của Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang ThuânBí quyết chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư của Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân
    8 giờ trước
    Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
    Một ngày sau bài đăng chấn động, ông Trump tiếp tục giục Fed hạ lãi suấtMột ngày sau bài đăng chấn động, ông Trump tiếp tục giục Fed hạ lãi suất
    10 giờ trước
    Theo cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Tổng thống Trump đang nghiên cứu các cách để sa thải Chủ tịch Fed.
    Aeon bắt đầu xây trung tâm thương mại 1.200 tỷ tại Hải DươngAeon bắt đầu xây trung tâm thương mại 1.200 tỷ tại Hải Dương
    12 giờ trước
    Trung tâm thương mại Aeon Hải Dương vừa được khởi công xây dựng, dự kiến đi vào hoạt động từ đầu năm 2026.
    Vingroup đặt viên gạch đầu tiên tại Cần Giờ, siêu TP. HCM sắp đón hàng chục nghìn việc làm mớiVingroup đặt viên gạch đầu tiên tại Cần Giờ, siêu TP. HCM sắp đón hàng chục nghìn việc làm mới
    14 giờ trước
    Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
    Trước thềm đại hội, TPBank bất ngờ trình phương án chia cổ tức 10% tiền mặt, 5% bằng cổ phiếuTrước thềm đại hội, TPBank bất ngờ trình phương án chia cổ tức 10% tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu
    14 giờ trước
    TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
    Nhìn lại dự báo chứng khoán tuần quaNhìn lại dự báo chứng khoán tuần qua
    15 giờ trước
    (ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
    Người có thể được ông Trump đề cử lãnh đạo FedNgười có thể được ông Trump đề cử lãnh đạo Fed
    15 giờ trước
    Khi Tổng thống Mỹ liên tục chỉ trích Jerome Powell, giới phân tích bắt đầu quan tâm đến ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch Fed là Kevin Warsh.
    Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 14-18/4: Một cổ phiếu bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồngGiao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 14-18/4: Một cổ phiếu bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng
    17 giờ trước
    (ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
    Vingroup khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870 haVingroup khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870 ha
    17 giờ trước
    Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
    Bảo hiểm MIC có tân Chủ tịch Hội đồng Quản trịBảo hiểm MIC có tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị
    17 giờ trước
    Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
    Cảnh báo rủi ro
    • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
    • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
    • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
    • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
    • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

    Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
    Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.