Chủ đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ bị phạt tiền 400-600 triệu đồng
22:13 07/02/2022
Chính phủ vừa đưa ra một số quy định mới liên quan đến xử phạt trong kinh doanh bất động sản. Trong đó quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bị phạt tiền từ 400-600 triệu đồng.
Nội dung trên được nêu trong Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó quy định mức phạt tiền đối với vi phạm về kinh doanh bất động sản.
Một dự án bất động sản. Ảnh minh họa: Vân Ly
Cụ thể, nghị định quy định mức phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỉ đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi sau đây: chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định; huy động vốn không đúng quy định; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án, bên nhận chuyển nhượng không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc không đủ năng lực tài chính theo quy định thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Xử phạt từ 800 triệu đồng đến 1 tỉ đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có hành vi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt. Chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-120 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: kinh doanh bất động sản thuộc trường hợp phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thành lập theo quy định; không công khai, công khai không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung về dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định; hợp đồng kinh doanh bất động sản không được lập thành văn bản hoặc lập hợp đồng kinh doanh bất động sản không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc trái quy định của pháp luật; không cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng hoặc việc sử dụng tiền ứng trước khi có yêu cầu; không cho phép bên mua, bên thuê mua được kiểm tra thực tế tiến độ thi công, chất lượng công trình theo quy định; thu các loại phí liên quan đến chuyển nhượng bất động sản không đúng quy định.
Phạt tiền từ 120-160 triệu đồng đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng có một trong các hành vi: ký kết hợp đồng mua bán hoặc thuê mua nhà, công trình xây dựng mà không gắn quyền sử dụng đất với nhà, công trình xây dựng đó; không thông báo cho bên mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng (nếu có).
Phạt tiền từ 400-600 triệu đồng đối với một trong các hành vi: kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định; triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng hoặc nội dung hợp đồng bảo lãnh không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật; thu tiền của bên mua, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng tiến độ thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên hoặc thu vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng theo quy định…
(KTSG Online) - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An mới đây đã mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị ven sông Vinh với
(KTSG Online) - Khi kiểm tra, đôn đốc dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào chiều 6-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc
(KTSG Online) - Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, dự án "Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía
(KTSG Online) – Tổng giá trị xây lắp dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu đạt 47,27% khối lượng công việc, trong đó có một gói
(KTSG Online) - Dự án thành phần 3 tại sân bay Long Thành bao gồm các hạng mục chính (sân đường khu bay, nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh, đường lăn,
(KTSG Online) – Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và thích nghi với trạng thái bình thường mới, các ngành nghề tại TPHCM đang dần phục hồi, tăng tốc
(KTSG Online) – Liên quan đến thông tin cấm xe lưu thông vào cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hướng từ miền Tây đi TPHCM nhằm giải quyết tình trạng kẹt
(KTSG Online) – Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong
(KTSG Online) – Năm 2021 là một năm đầy khó khăn và thách thức, ngành giao thông TPHCM đã nỗ lực đưa hàng loạt dự án giao thông trọng điểm về đích trong
(KTSG Online) – Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được phép lưu thông tạm trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 để giảm tải kẹt xe trên quốc lộ 1. Tuy
Việc Mỹ chấm dứt chính sách miễn thuế và kiểm tra hải quan với hàng giá trị thấp khiến nhiều sản phẩm bán trên Temu, Shein không còn rẻ.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Mặc dù thị trường chung giao dịch biến động mạnh và test lại vùng giá 1.200 điểm, nhưng khối ngoại là điểm sáng khi có tuần mua ròng đầu tiên từ đầu năm 2025 với giá trị đạt 450 tỷ đồng.
Dù tích cực triển khai tín dụng xanh, việc tiếp cận nguồn vốn này vẫn là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp do thiếu khung pháp lý rõ ràng và chi phí đầu tư ban đầu cao.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.