Chân dung đại gia Nguyễn Hữu Luận - người đứng sau công ty xây dựng nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD ở Huế
12:40 17/10/2024
Với việc Kim Long Motor Huế tiến hành xây dựng Nhà máy sản xuất chế tạo động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD tại Thừa Thiên Huế, hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận đang hiện thực hóa tham vọng trong ngành sản xuất ô tô.
Ai đứng sau Kim Long Motor Huế?
Hồi tháng 8 vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế (Kim Long Motor Huế) tổ chức lễ động thổ xây dựng Nhà máy sản xuất chế tạo động cơ ô tô và ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam.
Nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ Kim Long Huế có tổng mức đầu tư 260 triệu USD (khoảng 6.500 tỷ đồng), chia làm 2 giai đoạn. Diện tích đất giai đoạn 1 khoảng 30ha.
Giai đoạn 1 tập trung vào sản xuất, chế tạo các loại động cơ phục vụ ngành công nghiệp ô tô, dự kiến đi vào hoạt động vào đầu quý II/2025, mức độ tự động hóa lên đến 90%.
Giai đoạn đầu, nhà máy ưu tiên sản xuất, lắp ráp các dòng động cơ đốt trong (Diesel), động cơ CNG và động cơ điện với công suất hơn 12.000 động cơ mỗi năm. Giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung đầu tư sản xuất, chế tạo cầu, hộp số hệ thống truyền động xe ô tô.
Lễ động thổ xây dựng Nhà máy sản xuất chế tạo động cơ ô tô tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thừa Thiên Huế hồi tháng 8/2024
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motor Huế là một tổ hợp sản xuất, lắp ráp xe khách, xe tải, xe con; sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô; công suất dự kiến khoảng 108.800 xe ô tô/năm. Hiện nay, công ty đã cơ bản hoàn thành xây dựng giai đoạn 1, năng lực sản xuất bình quân khoảng 500 xe/tháng.
Được biết, chủ đầu tư đang lập hồ sơ điều chỉnh nâng tổng vốn đầu tư dự án lên khoảng 21.000 tỷ đồng.
Về chủ đầu tư dự án, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế thành lập tháng 4/2018. Vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng do CTCP Kim Long Nam sở hữu 90%, hai cá nhân Nguyễn Hải Đăng và Nguyễn Trí Dũng, mỗi người sở hữu 5%.
Đến năm 2020, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 680 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ. Tại thời điểm tháng 6/2024, thông tin về thuế cho thấy công ty có 50 lao động.
Cập nhật mới nhất tháng 8/2024, dành lãnh đạo Kim Long Motor Huế gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Luận; Tổng giám đốc Võ Phi Hải và các Phó Tổng giám đốc gồm Nguyễn Quốc Hoàn, Hồ Công Hải, Lý Quốc Việt, Lê Quốc Đạt.
Chân dung đại gia Nguyễn Hữu Luận
Doanh nhân Nguyễn Hữu Luận (sinh năm 1966) được biết đến là ông chủ hệ sinh thái Phương Trang. Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải, vận chuyển hành khách đường bộ, đến nay Tập đoàn Phương Trang mở rộng kinh doanh sang kinh doanh địa ốc, đầu tư xây dựng hay sản xuất ô tô...
Pháp nhân lõi trong hệ sinh thái Phương Trang là CTCP Đầu tư Phương Trang (tên cũ là CTCP Ô tô Phương Trang, viết tắt Futa Corp) được thành lập vào ngày 12/2/2003 với vốn điều lệ ở mức 770 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Hữu Luận nắm giữ 98,66% cổ phần.
Bên trong nhà máy sản xuất của Kim Long Motor Huế
Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Hữu Luận còn hiện diện và nắm cổ phần chi phối tại nhiều công ty thành viên.
Trong đó, phải kể đến CTCP Xe khách Phương Trang Futa BusLines (Futa BusLines) thành lập vào tháng 4/2013. Tại ngày 3/11/2015, vốn điều lệ của Futa BusLines ở mức 200 tỷ đồng, thành phần cổ đông gồm CTCP Taxi Phương Trang nắm giữ 40%, ông Nguyễn Hữu Luận (52,67%), Phạm Đăng Quan (5,83%) và Nguyễn Thị Ngọc Trinh (1,5%).
Tháng 8/2017, ông Luận từng dùng 52,67% cổ phần Futa BusLines để thế chấp cho khoản vay tại VPBank chi nhánh TP.HCM. Đến tháng 6/2019, ông tiếp tục dùng 8 triệu cổ phần sở hữu tại Futa BusLines, tương ứng 40% vốn điều lệ để thế chấp khoản vay khác tại VPBank chi nhánh TP.HCM.
Cũng trong lĩnh vực vận tải, ông Luận còn thành lập hai pháp nhân khác là CTCP Vận tải và Dịch vụ Du lịch Phương Trang (tên viết tắt Futatrans Corp) và CTCP Dịch vụ Chuyển phát nhanh Phương Trang Futa (Futa Express). Trong đó, Futa Express là đơn vị điều hành lĩnh vực chuyển phát nhanh với thương hiệu cùng tên, trụ sở hiện đặt tại quận 10 TP.HCM.
Từ khoảng năm 2010, Futa Corp lấn sân sang mảng bất động sản với CTCP Bất động sản Phương Trang (Futa Land) sở hữu khối bất động sản đồ sộ tại TP.HCM và Đà Nẵng.
Đến tháng 5/2020, CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang – Futa Group (Futa Group) ra đời với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Từ tháng 5/2022, công ty tăng vốn điều lệ lên mức 2.500 tỷ đồng, ông Nguyễn Hữu Luận là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp từ đó đến nay.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2003 Tập đoàn Phương Trang đã thành lập công ty kinh doanh ô tô mang tên Công ty TNHH Nam Ô tô. Cập nhật tháng 9/2024, công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, ông Nguyễn Hữu Luận sở hữu 50% vốn đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT. 50% cổ phần còn lại thuộc về cổ đông Đào Viết Ánh.
Động thái rõ rệt thể hiện tham vọng sản xuất ô tô của Phương Trang là việc thành lập CTCP Nam Kim Long Cần Thơ vào tháng 4/2019. Công ty này có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, cổ đông sáng lập là các thành viên trong cùng hệ sinh thái.
Ngoài các doanh nghiệp đã nêu trên, ông Nguyễn Hữu Luận còn là người đại diện tại một loạt doanh nghiệp khác như: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Sơn Trà Đà Nẵng, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Bất động sản Phú Mỹ và CTCP Bất động sản Phương Trang Long An.
TP HCM- Chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF (Sustainable Aviation Fuel) do Petrolimex Aviation tra nạp, giảm thải 80% carbon, cất cánh ngày 17/10 tại Tân Sơn Nhất.
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB vừa có thông báo về việc mua lại trái phiếu trước hạn gần 1,020 tỷ đồng đối với lô DBICB2124001 vào ngày 10/10.
Cổ phiếu giảm gần 40% trong năm nay, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) phải dùng quyền sử dụng đất tại dự án Aqua City để bổ sung tài sản đảm bảo theo yêu cầu từ trái chủ.
Theo đồ án quy hoạch, Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu của Novaland có tổng mức đầu tư hơn 708,7 tỷ đồng, bao gồm một phần của Cồn Ấu (về phía thượng nguồn), được bao bọc bởi sông Hậu và các nhánh sông.
(ĐTCK) Trong bối cảnh các lãnh đạo cấp cao đua nhau thoái vốn tại CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (VRC – sàn HOSE) thì một cá nhân vừa chi gần 30 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của Công ty.
Ông Nguyễn Tấn Hoàng, sinh năm 1977, bắt đầu làm việc tại Lộc Trời từ tháng 8/2012 và đã đảm nhiệm vai trò Kế Toán Trưởng Tập đoàn từ năm 2012 đến nay.
Theo báo cáo tài chính mới công bố, CTCP Chứng khoán Bảo Minh (BMSC, UPCoM: BMS) báo lãi quý 3 đạt gần 34 tỷ đồng, tăng 12%. Quy mô tài sản tới cuối quý 3 tăng mạnh so với đầu năm với nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ vay và trái phiếu.
Quý 3/2024, doanh thu TNG tăng 12% và biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện. Việc kiểm soát tốt các chi phí giúp hãng dệt may này báo lãi ròng tăng trưởng ấn tượng 63% so với cùng kỳ.
Một số công ty nhà nước vừa được công bố niêm yết trên sàn chứng khoán công khai mức lương và thù lao của dàn lãnh đạo như: VIMC, Vietnam Airlines, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Vinafood II...
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.