Cảnh giác về hậu quả tiềm ẩn khi 'vượt mặt' Mỹ, nhiều nước muốn thoái khỏi thế giới thống trị bằng USD
21:21 27/11/2023
Đồng USD đã trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới kể từ Thế chiến thứ hai, nhưng sự kết hợp giữa các lý do chính trị và kinh tế đang dần làm mất đi vị thế thống trị của nó.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 60% dự trữ quốc tế được định giá bằng đồng USD. Đây cũng là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại.
Nhưng giờ đây, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến việc nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đang khiến các quốc gia khác cảnh giác về những hậu quả tiềm ẩn khi "vượt mặt" Washington.
Một số nước, chẳng hạn như Brazil, Argentina, Bangladesh và Ấn Độ, đang có kế hoạch sử dụng các loại tiền tệ và tài sản dự phòng – chẳng hạn như đồng nhân dân tệ Trung Quốc và tiền điện tử bitcoin – cho thương mại và thanh toán.
Trong khi môi trường địa chính trị vĩ mô đang thúc đẩy các quốc gia tìm kiếm các loại tiền tệ thay thế, từ lâu đã có sự lo lắng về sự thống trị quá lớn của đồng USD trong thương mại và tài chính toàn cầu. Cuộc thảo luận về phi đô la hóa này cứ vài năm lại trở thành làn sóng, ít nhất là từ những năm 1970.
Tờ Business Insider mới đây đã liệt kê 3 lý do khiến các quốc gia trên thế giới đang cố gắng lên kế hoạch để có thể thoát khỏi một thế giới thống trị bằng đồng USD.
1. Chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng quá lớn đến phần còn lại của thế giới
Theo Business Insider, Mỹ là nước phát hành đồng tiền dự trữ của thế giới, đồng thời cũng là đồng tiền thống trị trong hệ thống thương mại và thanh toán quốc tế.
Do đó, nó có ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế thế giới và thường được định giá quá cao, Trung tâm Wilson (Mỹ) từng cảnh báo vào tháng 5/2023.
Vị thế này đã mang lại cho Mỹ điều mà cựu Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing (nhiệm kỳ 1974 – 1981) gọi là "đặc quyền cắt cổ". Một khía cạnh của đặc quyền này là Mỹ có thể không rơi vào khủng hoảng nếu không có khả năng trả nợ khi giá trị đồng USD giảm mạnh vì đơn giản là Washington có thể phát hành thêm tiền mặt.
Điều đó cũng có nghĩa là các nước trên thế giới phải theo sát các chính sách kinh tế và tiền tệ của Mỹ để tránh tác động lan tỏa đến nền kinh tế của họ.
Ví dụ, một nhóm công tác của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) hiện đang thúc đẩy sử dụng đồng rupee Ấn Độ trong thương mại - một động thái phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về tiền tệ.
2. Đồng USD mạnh đang trở nên quá đắt đỏ đối với các quốc gia mới nổi
Theo Business Insider, đồng bạc xanh tăng giá mạnh so với hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới đang khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn nhiều đối với các quốc gia mới nổi.
Tại Argentina, áp lực chính trị và sự sụt giảm xuất khẩu đã góp phần làm giảm dự trữ USD và gây áp lực lên đồng peso Argentina, từ đó gây ra lạm phát.
Điều này đã thúc đẩy Argentina bắt đầu thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Lao động Argentina Sergio Massa hôm 22/11 cho biết.
Các nhà kinh tế của công ty dịch vụ tài chính quốc tế Allianz có trụ sở tại Đức từng viết trong một báo cáo ngày 29/6 rằng: "Đồng USD mạnh hơn sẽ làm suy yếu vai trò là đồng tiền dự trữ của nó. Nếu việc tiếp cận USD trở nên đắt đỏ hơn, người đi vay sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế."
3. Thương mại toàn cầu và nhu cầu dầu đang đa dạng hóa – khiến 'đô la dầu mỏ' gặp rủi ro
Theo Business Insider, lý do chính khiến đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới là do các quốc gia vùng Vịnh ở Trung Đông đã sử dụng rộng rãi đồng bạc xanh để giao dịch dầu mỏ.
Việc này này được chính thức hóa vào năm 1945 khi quốc gia khổng lồ về dầu mỏ Ả Rập Saudi và Mỹ đạt được một thỏa thuận lịch sử, trong đó Mỹ sẽ mua dầu của Ả Rập Saudi bằng đồng bạc xanh. Đổi lại, Ả Rập Saudi sẽ tái đầu tư lượng USD dự trữ dư thừa vào kho bạc Mỹ và các công ty của Mỹ. Theo thỏa thuận này, Mỹ cũng sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng cho Ả Rập Saudi.
Nhưng sau đó, Mỹ trở nên độc lập về năng lượng và là nước xuất khẩu ròng dầu mỏ nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp dầu đá phiến.
"Sự thay đổi cơ cấu trên thị trường dầu mỏ do cuộc cách mạng dầu đá phiến mang lại có thể gây tổn hại cho vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu của USD, vì các nhà xuất khẩu dầu, vốn đóng vai trò quan trọng trong vị thế của đồng USD, sẽ cần phải tự định hướng lại sang các quốc gia khác và tiền tệ của họ", các nhà kinh tế của Allianz viết trong báo cáo.
Nhưng theo Business Insider, vấn đề không chỉ là dầu. Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả Rập Saudi cũng có những bất đồng trong những năm gần đây. Chẳng hạn như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng phàn nàn rằng Ả Rập Saudi đã không trả cho Mỹ một cái giá hợp lý cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng của nước này; và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman có vai trò trong cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post...
Sarah Miller - biên tập viên của trang tin chuyên về năng lượng Energy Intelligence – từng nhận định vào tháng 11 năm ngoái rằng, những căng thẳng như vậy, trong bối cảnh cuộc cách mạng năng lượng đá phiến, làm tăng khả năng một ngày nào đó Ả Rập Saudi có thể từ bỏ việc định giá dầu bằng đồng USD.
Bắt đầu từ tháng 12/2023, Australia sẽ bắt đầu triển khai các đội đặc nhiệm an ninh mạng lưu động tới các quốc đảo Thái Bình Dương nhằm giúp các quốc đảo này tăng cường năng lực ứng phó với các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng thời gian gần đây.
Các nhà đầu tư đang tìm kiếm lý do để tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn thay vì muộn sau số liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone) tiếp tục giảm.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang chinh phục hàng triệu người dùng trên khắp thế giới bằng xe điện giá mềm. Nhưng họ lại đang vắng mặt trên thị trường khổng lồ là Mỹ.
Các quỹ tài sản ở Trung Đông đang đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong bối cảnh Washington ngày càng cảnh giác với những khoản đầu tư liên quan...
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2023 đã giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái do những bất ổn kinh tế tiếp tục đè nặng lên nhu cầu rót vốn của nhà đầu tư.
Đưa ra đánh giá tích cực tương tự như nhiều tổ chức khác trên Phố Wall, hãng phân tích RBC Capital Markets dự đoán S&P 500 sẽ chạm mức kỷ lục mới vào năm 2024.
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Ngày 25/4, Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hoãn áp thuế nhập khẩu 125% với một số hàng hóa Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.