• CIM 11.50 0.14(1.25%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 93500.76 57.77(0.06%)
  • GOLD 3323.546 55.820(1.65%)
  • WTI 63.49 0.00(0.00%)
  • EUR/USD 1.14147 0.00046(0.04%)
  • EUR/GBP 0.85803 0.00163(0.19%)
  • USD/CHF 0.82194 0.00329(0.40%)
  • USD/JPY 141.607 0.030(0.02%)
  • USD/CAD 1.38253 0.00180(0.13%)
  • GBP/USD 1.33022 0.00253(0.19%)
  • CAD/CHF 0.59443 0.00184(0.31%)
  • AUD/USD 0.64107 0.00468(0.73%)
  • NZD/USD 0.59893 0.00258(0.43%)
  • CIM 11.50 0.14(1.25%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 93500.76 57.77(0.06%)
  • GOLD 3323.546 55.820(1.65%)
  • WTI 63.49 0.00(0.00%)
  • EUR/USD 1.14147 0.00046(0.04%)
  • EUR/GBP 0.85803 0.00163(0.19%)
  • USD/CHF 0.82194 0.00329(0.40%)
  • USD/JPY 141.607 0.030(0.02%)
  • USD/CAD 1.38253 0.00180(0.13%)
  • GBP/USD 1.33022 0.00253(0.19%)
  • CAD/CHF 0.59443 0.00184(0.31%)
  • AUD/USD 0.64107 0.00468(0.73%)
  • NZD/USD 0.59893 0.00258(0.43%)

Căng thẳng tỷ giá và lãi suất - phần chìm của tảng băng ở đâu?

09:25 20/10/2022

Trong tuần trước, tôi đọc được một bài viết nhận định: tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đắt nhất lịch sử, lãi suất huy động vượt 9%. Đây là một trạng thái “gồng” rõ ràng của tỷ giá và lãi suất sau nhiều năm.

* Tiền đã chạy đi đâu

Căng thẳng tỷ giá và lãi suất - phần chìm của tảng băng ở đâu?

“Gồng” lãi suất và tỷ giá: ổn định không có nghĩa là bất động

Đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện hai động thái: Thứ nhất, nâng tỷ giá trung tâm lên thẳng 23.586. Thứ hai, nới biên độ tỷ giá từ 3% lên 5%. Nghĩa là biên độ tăng thêm 2% (một số báo chỉ đăng biên độ tăng lên 5% hoặc thậm chí ghi biên độ tăng 5% khiến người không theo dõi chính sách tỷ giá hoảng hốt cho rằng phá giá mạnh). Theo đó giá trần đô la Mỹ của ngân hàng thương mại có thể giao dịch đạt gần 24.800 đồng/đô.

Đây có thể xem là động thái hợp lý và gần như là con đường bắt buộc vì đã không còn nhiều dư địa về phía lãi suất cũng như dự trữ ngoại hối để giữ lại “phòng tuyến sông Cầu” ở mốc tỷ giá hiện nay nữa.

Nhưng như vậy không có nghĩa là ta nên phá giá hay thả nổi tỷ giá muốn chạy đâu thì chạy. Thả nổi tỷ giá cho mất giá nhiều hơn có nhiều tác động tiêu cực, chẳng hạn kỳ vọng lạm phát bị đẩy lên cao (như ở Anh người viết đang đối mặt sau khi đồng bảng Anh mất giá mạnh).

Ngoài ra, như trong bài báo gần đây trên Financial Times, với việc chuỗi cung ứng đa dạng hóa toàn cầu, nhiều đầu vào của sản xuất trong nước là từ bên ngoài, đồng nội tệ yếu đã không còn tác động thần kỳ giúp ích cho nền kinh tế nữa, mà một ví dụ rõ ràng hiện tại là Nhật Bản.

Áp lực từ đô la Mỹ mạnh và lãi suất đô la Mỹ cao chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài, trong khi áp lực thanh khoản thì lại có yếu tố chủ quan nội tại và vẫn cần tích cực tháo gỡ. Đó mới thật sự là tảng băng chìm, trong khi tỷ giá và lãi suất chỉ là bề nổi của câu chuyện.

Trong một bài viết gần đây, tôi đã nêu quan điểm về điều hành tỷ giá trong giai đoạn hiện nay là nên hướng về ổn định, nhưng “ổn định không có nghĩa là bất động”.

Nói cách khác, chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, thậm chí lạm phát hiện tại 4%, một cách mù quáng, mà cần phải điều chỉnh mức thay đổi phù hợp.

Và công cụ song song để hỗ trợ đồng nội tệ chính là tăng lãi suất. Nhưng nếu cả dư địa lãi suất cũng đã cạn với mức lãi suất huy động bị đẩy lên đến 9%/năm như hiện tại, thì phải chấp nhận “nhả phanh” tỷ giá ra một chút, là điều NHNN vừa làm.

Từ nay đến cuối năm 2022 và sang cả đầu năm 2023, NHNN sẽ phải cố gắng hài hòa hai biến số tỷ giá và lãi suất trong tầm khống chế có thể vì lãi suất tăng quá mạnh thì “chết” doanh nghiệp và nền kinh tế, tỷ giá tăng quá mạnh thì có nguy cơ dẫn đến vòng xoáy kỳ vọng tỷ giá – lạm phát – kỳ vọng phá giá sâu hơn đang tàn phá nền kinh tế Anh, nơi mà người viết đang sinh sống.

Áp lực lên những tháng cuối năm và những tháng đầu năm sau sẽ lớn, cho đến khi lãi suất đô la Mỹ ngừng tăng và đô la Mỹ dừng tăng giá.

Phần chìm của tảng băng: áp lực thanh khoản hay câu hỏi “tiền đã chạy đi đâu”?

Ở đây có thể thấy tỷ giá chỉ là phần nổi của tảng băng. Vấn đề rất lớn hơn chính là ở lãi suất. Tỷ giá có biến động thì vẫn trong khả năng xoay xở của doanh nghiệp, trong khi lãi suất với mặt bằng huy động 7-9%/năm sẽ tạo áp lực lớn lên lãi suất cho vay.

Ở Nhật Bản và Anh, những nước mà nội tệ đang mất giá mạnh, lãi suất cho vay vẫn ở tầm chấp nhận được (6% đổ lại với Anh trong khi Nhật Bản vẫn thấp hơn rất nhiều). Trong khi đó, với mặt bằng lãi suất như hiện nay, NHNN đã không còn dư địa lãi suất để hỗ trợ cho tỷ giá, đồng thời cũng bị trói tay luôn trong nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp vay lãi suất thấp.

Ở đây cần thấy là cái chu kỳ tăng giá đô la Mỹ và lãi suất không phải sẽ kéo dài mãi.

Mà lãi suất thì lại liên quan đến vấn đề thanh khoản. Cung tiền M2 của năm 2022 được đánh giá là tăng thấp, thanh khoản ngân hàng căng thẳng, hạn mức tăng trưởng tín dụng chạm trần, thị trường trái phiếu đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 và cả trong năm 2023 khi mà lượng trái phiếu đáo hạn lớn.

Bên cạnh đó, khi mà bất ổn kinh tế tăng lên, thì nhiều nghiên cứu cho thấy cả ngân hàng và doanh nghiệp có động thái “trữ thanh khoản” (liquidity hoarding), nôm na là ôm lại các khoản tiền đúng ra phải chạy ra cung cấp thanh khoản ngắn và dài hạn cho nền kinh tế để kiếm lời. Điều này làm cho cả thanh khoản thanh toán và thanh khoản nguồn vốn đều cạn kiệt. Nó góp phần trả lời cho câu hỏi “Tiền đã chạy đi đâu” trên KTSG gần đây.

Vì vậy, nút thắt tỷ giá – lãi suất hiện tại muốn gỡ rối phải đến từ gỡ những điểm rối ở bên dưới tảng băng ngầm thanh khoản. Mà muốn gỡ rối ở tầng ngầm này cần “vốn mồi” để doanh nghiệp và ngân hàng có nguồn tiền luân chuyển lãi suất thấp. Thị trường tiền tệ không thể một mình nó giải quyết được câu chuyện này mà cần một mũi tiêm trợ lực từ phía Nhà nước, thông qua các gói cho vay lãi suất thấp tài trợ từ nguồn ngân sách.

Ngoài ra cũng cần có cách khơi thông cho dòng vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Một trong số đó là nới lỏng điều kiện thành lập quỹ đầu tư trái phiếu chuyên đầu tư vào trái phiếu rủi ro cao. Có như vậy, những người không đủ điều kiện để mua trái phiếu sau Nghị định 65/2022/NĐ-CP mới có thể quay vòng tiền vào trái phiếu.

Và cuối cùng, những chính sách và định hướng chiến lược kinh tế cần có thông điệp rõ ràng hơn để giảm bớt yếu tố bất định về chính sách, để giảm tính bất ổn kinh tế, nhờ đó giảm tình trạng “trữ thanh khoản” của ngân hàng và doanh nghiệp.

Ở đây cần thấy là cái chu kỳ tăng giá đô la Mỹ và lãi suất không phải sẽ kéo dài mãi. Tùy vào yếu tố mùa vụ, cũng như biến động dòng tiền đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước, kiều hối, nhu cầu vốn trong nền kinh tế, cũng như sự tự thân vận động của kênh trái phiếu mà diễn biến tỷ giá và lãi suất sẽ biến động theo.

Nếu lấy đỉnh dự đoán trung bình của lãi suất đô la ở Mỹ thì chúng ta còn cách nó khoảng 1,75-2%. Nghĩa là không quá xa nữa. Đô la Mỹ tăng mạnh do dòng vốn đảo ngược từ nhiều nước về lại Mỹ, nhưng tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2023 lại bị dự đoán thấp hơn một số đối thủ.

Vì vậy tốc độ “chạy vốn” ra khỏi các nền kinh tế khác có thể sẽ dừng lại và thậm chí đảo chiều trong nửa cuối năm sau, khiến đô la Mỹ không còn quá mạnh nữa. Hai điều này sẽ cân bằng lại áp lực tỷ giá và lạm phát hiện nay. Vì vậy, quan trọng là chúng ta không buông tay thả cho tỷ giá, lãi suất ra sao thì ra, mà là địch mạnh thì ta lùi một ít, cố thủ lại những chốt chặn quan trọng và cố gắng chống đỡ chờ tình hình thay đổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là áp lực từ đô la Mỹ mạnh và lãi suất đô la Mỹ cao chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài, trong khi áp lực thanh khoản thì lại có yếu tố chủ quan nội tại và vẫn cần tích cực tháo gỡ. Đó mới thật sự là tảng băng chìm, trong khi tỷ giá và lãi suất chỉ là bề nổi của câu chuyện.

Giá USD tự do cán mốc 25.000 đồng/USD, cao nhất trong lịch sử
Giá USD tự do cán mốc 25.000 đồng/USD, cao nhất trong lịch sử
3 năm trước
Chỉ hai ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỉ giá từ +/- 2% lên +/- 5%, giá bán USD hôm nay, 19-10 tại các ngân hàng đã tăng lên mức kỷ lục, còn giá USD tự do cán mốc 25.000 đồng/USD.
Nóng cuộc đua lãi suất huy động
Nóng cuộc đua lãi suất huy động
3 năm trước
Theo khảo sát của PV Tiền Phong, tính đến ngày 19/10, đã có ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lên tới gần sát 9%/ năm.
Kiểm toán Nhà nước: Việc tăng vốn từ ngân sách nhà nước của Agribank là không khả thi
Kiểm toán Nhà nước: Việc tăng vốn từ ngân sách nhà nước của Agribank là không khả thi
3 năm trước
NHNN cho rằng Agribank cần xem lại cơ sở về kế hoạch tăng vốn thêm 5.000 tỷ đồng vì hiện nay tăng vốn từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước là rất khó khăn và không khả thi. Ngân hàng cần chủ...
Saigonbank lãi trước thuế  236 tỷ đồng trong 9 tháng, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,13%
Saigonbank lãi trước thuế 236 tỷ đồng trong 9 tháng, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,13%
3 năm trước
Mặc dù đã gia tăng trích lập dự phòng, số dư nợ xấu của Saigonbank vẫn tăng lên 391 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,97% lên 2,13% sau 9 tháng đầu năm.
Cuối tháng 8/2022, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng là 4,99%
Cuối tháng 8/2022, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng là 4,99%
3 năm trước
(ĐTCK) Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/8/2022, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 404,1 nghìn tỷ nợ xấu.
Các nhà đầu tư tiền điện tử ra sức săn lùng Do Kwon để bù đắp tổn thất
Các nhà đầu tư tiền điện tử ra sức săn lùng Do Kwon để bù đắp tổn thất
3 năm trước
(ĐTCK) Niềm tin vào tiền điện tử của nhiều đầu tư cá nhân đã tan vỡ sau sự sụp đổ của nền tảng điện tử Terraform Labs với quy mô 40 tỷ USD dẫn tới việc hai đồng tiền điện tử phổ biến là...
Ngân hàng TPBank gần nhất - Danh sách CN/PGD tại Hà Nội
Ngân hàng TPBank gần nhất - Danh sách CN/PGD tại Hà Nội
3 năm trước
Tổng hợp các điểm giao dịch của ngân hàng TPBank tại thủ đô Hà Nội, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu địa chỉ ngân hàng một cách nhanh nhất.
Phát hành bảo lãnh, nhận vàng SJC tại VietinBank
Phát hành bảo lãnh, nhận vàng SJC tại VietinBank
3 năm trước
Từ nay đến hết tháng 11/2022, VietinBank dành tặng 68 chỉ vàng SJC 9999 cho các doanh nghiệp sử dụng sản phảm bảo lãnh tại Ngân hàng.
Đồng USD tăng giá gây bất lợi trên toàn cầu
Đồng USD tăng giá gây bất lợi trên toàn cầu
3 năm trước
Đồng USD mạnh lên đã gây khó khăn cho các nền kinh tế toàn cầu trong việc kiềm chế lạm phát, đặc biệt ở các nền kinh tế thu nhập thấp và mới nổi vốn có nguy cư cao khủng hoảng nợ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cung vốn bị đọng ở ngân sách nhà nước làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cung vốn bị đọng ở ngân sách nhà nước làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế
3 năm trước
Thống đốc NHNN cho biết tồn ngân ngân quỹ Nhà nước hiện nay đang ở mức cao, ngày càng bị tích tụ chưa được sử dụng, làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế.
Triệt phá hàng loạt app cho vay tiền lãi suất hơn 2.000%/năm
Triệt phá hàng loạt app cho vay tiền lãi suất hơn 2.000%/năm
3 năm trước
Các ứng dụng cho vay tiền này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.
Danh sách ATM ngân hàng TPBank gần nhất tại Hà Nội
Danh sách ATM ngân hàng TPBank gần nhất tại Hà Nội
3 năm trước
Tổng hợp địa chỉ các máy ATM TPBank tại thủ đô Hà Nội, giúp khách hàng tìm được máy ATM gần nhất một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Thứ Tư, 23/04/2025
18:00
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
18:00
   
SpainEURSpain
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 81.4
81.4
18:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 1.467M
Dự báo: 1.482M
Trước đó: 1.459M
1.467M
1.482M
1.459M
18:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 0.5%
Dự báo: 1.6%
Trước đó: -1.0%
0.5%
1.6%
-1.0%
26 phút nữa
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế:
Dự báo: 0.0%
Trước đó: 0.1%
0.0%
0.1%
26 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 1.6%
Trước đó: -1.0%
1.6%
-1.0%
26 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 1.482M
Trước đó: 1.459M
1.482M
1.459M
20:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
31 phút trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
1 giờ trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
1 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
2 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của MỹÔng Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của Mỹ
2 giờ trước
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
Khối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phụcKhối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phục
3 giờ trước
Sau 3 phiên mua ròng liên tục, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 115 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, tâm điểm rút vốn là FPT, MBB.
Cổ phiếu bất động sản công nghiệp khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.210 điểmCổ phiếu bất động sản công nghiệp khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.210 điểm
3 giờ trước
(ĐTCK)  Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Trung Quốc sẽ mua tổ yến, sầu riêng và cá sấu của CampuchiaTrung Quốc sẽ mua tổ yến, sầu riêng và cá sấu của Campuchia
3 giờ trước
Campuchia vừa ký nghị định thư với Trung Quốc, cho phép nước này xuất khẩu tổ yến, sầu riêng và cá sấu nuôi sang thị trường tỷ dân.
74.500 tỷ đồng được nhà đầu tư gửi tại các CTCK ngay trước cú sập do thuế Mỹ74.500 tỷ đồng được nhà đầu tư gửi tại các CTCK ngay trước cú sập do thuế Mỹ
4 giờ trước
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5
4 giờ trước
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%
5 giờ trước
Trong quý I, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. Năm nay công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5%.
Chọn chiến lược giao dịch thận trọngChọn chiến lược giao dịch thận trọng
6 giờ trước
Các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật nên được tận dụng để cơ cấu danh mục Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc...
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.