Các lãnh đạo BRICS quan tâm tới việc tạo ra một đồng tiền chung: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
19:33 24/08/2023
Các quốc gia thành viên BRICS đang quan tâm đến việc tạo ra một loại tiền tệ mới để cạnh tranh với đồng đô la Mỹ. Cho đến nay, BRICS đã đạt được tiến bộ nào và chuyện gì sẽ xảy ra với đồng bạc xanh của Mỹ nếu BRICS thành công?
Các quốc gia BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đang tìm cách thiết lập một loại tiền dự trữ mới. Tuy mới đang trong quá trình xem xét, đồng tiền tiềm năng này có thể cho phép các quốc gia thuộc BRICS khẳng định sự độc lập kinh tế. Hiện đồng USD đang chiếm khoảng 90% giao dịch tiền tệ và gần 100% giao dịch dầu.
Tại sao BRICS muốn tạo ra loại tiền tệ mới?
Các quốc gia thành viên BRICS có rất nhiều lý do để thiết lập một loại tiền tệ mới. Những thách thức tài chính chung và những chính sách của Mỹ đã thúc đẩy họ tìm đến phương án này. Họ muốn gia tăng lợi ích kinh tế của quốc gia mình, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và đồng euro.
Trong hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nước BRICS có kế hoạch phát hành “đồng tiền dự trữ toàn cầu mới” và sẵn sàng hợp tác cởi mở với tất cả các đối tác. Gần đây hơn, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đồng tiền BRICS.
Các quốc gia không thuộc BRICS đã có nhiều phản ứng khác nhau về vấn đề này. Đại sứ Nam Phi Anil Sooklal cho biết có tới 40 quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến đồng tiền BRICS. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng đây không phải là ý tưởng hay.
Ưu điểm của đồng tiền BRICS
Loại tiền tệ mới có thể mang lại một số lợi ích cho các quốc gia BRICS, bao gồm các giao dịch xuyên biên giới hiệu quả hơn và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính. Đồng tiền này cũng có thể cách mạng hoá hệ thống tài chính toàn cầu. Nhờ giao dịch xuyên biên giới, nó cũng có thể thúc đẩy hội nhập thương mại và kinh tế giữa các quốc gia BRICS.
Ảnh: EPA-EFE
Đồng tiền mới của BRICS có thể ảnh hưởng đến đồng USD như thế nào?
Trong nhiều thập kỷ qua, đồng USD đã duy trì vị thế vô song của một đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới. Hiện tại, đồng bạc xanh được sử dụng trong hơn 74% giao dịch thương mại quốc tế, 90% giao dịch hối đoái và gần 100% giao dịch dầu mỏ.
Với vị thế đó, đồng USD là loại tiền tệ được sử dụng làm tiêu chuẩn trong thị trường ngoại hối. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đều nắm giữ USD.
Mặc dù đồng euro và đồng nhân dân tệ trở nên phổ biến hơn, USD vẫn là đồng tiền dự trữ được sử dụng nhiều nhất. Vì thế, chưa thể xác định được đồng tiền BRICS sẽ tác động như thế nào đến đồng USD.
Tuy nhiên, nếu đồng tiền BRICS mới ổn định, nó có thể làm suy yếu đồng đô la Mỹ và đẩy nhanh xu hướng phi đô la hoá. Điều đó phụ thuộc và việc áp dụng đồng tiền mới này.
Đồng tiền BRICS tác động đến nền kinh tế như thế nào?
Khả năng chuyển đổi sang đồng tiền mới của BRICS có thể tác động đáng kể đối với nền kinh tế Bắc Mỹ và các nhà đầu tư khu vực này. Một số ngành bị ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến như dầu khí, tài chính ngân hàng, hàng hoá, thương mại quốc tế, công nghệ, du lịch và lữ hành và thị trường ngoại hối. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
Để bắt kịp xu thế mới, các nhà đầu tư có thể lựa chọn trái phiếu, quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Họ cũng có thể lựa chọn vàng hoặc bạc như một hàng rào phòng rủi ro tiền tệ, hoặc xem xét các khoản đầu tư thay thế như bất động sản hoặc quỹ đầu tư tư nhân (PE) ở các quốc gia thuộc BRICS.
Tóm lại, các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao tiến trình của đồng tiền BRICS. Nếu đồng tiền này được hình thành, điều quan trọng là phải quan sát tác động của tiền tệ đối với nền kinh tế các quốc gia thành viên và thị trường toàn cầu. Sự cảnh giác sẽ giúp các nhà đầu tư tận dụng triển vọng tăng trưởng và phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn.
“Không có mạng xã hội nào đứng trên ngai vàng vĩnh viễn, có đỉnh cao ắt sẽ có thoái trào” là quan điểm của những nhân vật “có tiếng” trong lĩnh vực truyền thông mạng xã hội tại Việt Nam về...
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thần tốc đến nỗi nhiều nhà kinh tế học dự đoán Mỹ sẽ sớm bị soán ngôi dẫn đầu thế giới. Nhưng cho đến nay, điều đó vẫn chưa xảy ra. Và liệu dự đoán đó còn có thể thành hiện thực trong tương lai?
Evergrande đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ, nhà phát triển bất động sản lớn nhất nhì Trung Quốc là Country Garden đang trên bờ vực vỡ nợ trái phiếu. Hàng chục công ty bất động sản tư nhân ở Trung Quốc cũng có nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ.
Theo báo cáo tài chính quý II, Grab lỗ 148 triêu USD, thu hẹp đáng kể so với khoản lỗ 572 triệu USD cùng kỳ năm trước. Grab cũng dự kiến hòa vốn trên cơ sở EBITDA đã điều chỉnh ngay trong quý III.
Thị trường bất động sản Trung Quốc nhìn chung vẫn không mấy lạc quan trong nửa đầu năm, quan hệ cung-cầu của thị trường bất động sản đã thay đổi, giá nhà sẽ tiếp tục đi xuống trong ngắn hạn.
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Ngày 25/4, Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hoãn áp thuế nhập khẩu 125% với một số hàng hóa Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.