Bộ TN&MT đề xuất phương án khác làm 'hồi sinh' dòng sông 2.000 năm tuổi
03:01 18/01/2025
Bộ TN&MT mới đây đã đề xuất phương án phục hồi, kết nối khác nhằm "hồi sinh" dòng sông 2.000 năm tuổi giữa lòng Thủ đô.
Thông tin trên báo Dân trí cho biết, mới đây UBND TP. Hà Nội xác nhận Bộ TN&MT đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo như đánh giá của Bộ TN&MT, với phương án đầu tư như đề xuất của TP. Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề về phục hồi dòng chảy cũng như làm "hồi sinh" dòng sông Tô Lịch cũng như tạo cảnh quan và duy trì dòng chảy.
Phương án mà Hà Nội đề xuất có ưu điểm là tuyến thẳng, đi độc lập và hoàn toàn trên vỉa hè tuyến đường Võ Chí Công Ảnh: Sở Xây dựng
Theo Bộ TN&MT, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án này, cần rà soát một số nội dung.
Một trong số đó là việc bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối nhằm đảm bảo công trình được ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.
Ngoài ra, với việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng (đặc thù nguồn nước sông Hồng hàm lượng phù sa lớn) không có giải pháp xử lý sơ bộ trước khi bổ cập, nên cần xem xét bổ sung nghiên cứu việc ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.
Theo Bộ TN&MT, cần xem xét và bổ sung những giải pháp sơ lắng nước sông Hồng sau khi bổ cập vào sông Tô Lịch.
Cùng với đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5km cũng cần được nghiên cứu cũng như có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như việc phá vỡ các công trình ngầm trong quá trình thi công, vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.
Công trình thuộc trường hợp cũng cần có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định, do đó trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.
Bộ TN&MT đề xuất phương án khác
Phương án của TP. Hà Nội đề xuất được xem là cấp thiết và cấp bách mặc dù vậy, dưới góc nhìn của Bộ TN&MT, đây mới chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn nhằm phục hồi dòng sông cũng như tạo cảnh quan ven sông.
Hình ảnh ô nhiễm tại dòng sông Tô Lịch. Ảnh: Internet
Theo Bộ TN&MT, Viện khoa học thủy lợi Việt Nam hiện đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, Hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.
Cụ thể, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa quy mô cấp V.
Theo Bộ GTVT, với phương án này, sẽ vẫn giữ nguyên mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội.
Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể đạt tối đa 18m3/s (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3m/s duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3m đến trên 3,8m.
Phương án này sẽ có thể đáp ứng được mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan duy trì dòng chảy cũng như đảm bảo phù hợp với các quy định.
Bộ TN&MT cho biết với phương án này, vị trí lấy nước tại khu vực thượng lưu bãi đá sông Hồng, cách cầu Nhật Tân khoảng 1,5km với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 496 tỷ đồng; kinh phí vận hành hàng năm khoảng 25 tỷ đồng.
Một góc dòng sông Tô Lịch khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trước đó đã thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước sông Hồng từ cống qua đê, đi hướng đường Võ Chí công, đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt.
Trong đó, trên tuyến Võ Chí công đã bố trí đầu chờ chia nước để theo tuyến ống dẫn nước đi theo ngõ 685 Lạc Long Quân (khu vực Lotte Mall Tây Hồ) và ngõ 612 Lạc Long Quân vào hồ Đầm Bảy xử lý trước khi vào hồ Tây.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ 5 diễn ra vào ngày 14/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với dự án khẩn cấp lấy nước sông Hồng để hồi sinh sông Tô Lịch và Hà Nội đã đề xuất.
Lãnh đạo Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ nhanh chóng tiến hành những công việc có liên quan để sớm trình đề án phê duyệt.
Sông Tô Lịch - một nhánh của sông Cái (nay là sông Hồng) từng có dòng chảy kết nối trực tiếp với Hồ Tây. Tuy nhiên, vào thời Nguyễn, sự thay đổi dòng chảy của sông Hồng đã khiến sông Tô bị cắt nguồn nước, dẫn đến tình trạng bồi lấp cửa sông.
Đến năm 1889, người Pháp quyết định lấp một phần sông Tô để xây dựng khu vực 36 phố phường nổi tiếng. Sau khi hai cửa sông bị chặn hoàn toàn, sông Tô mất đi sự liên kết với sông Hồng và Hồ Tây, dẫn đến tình trạng dòng chảy bị tắc nghẽn. Kể từ đó, con sông này dần trở thành nơi chứa lượng lớn nước thải đô thị, trong khi không có biện pháp khơi thông dòng chảy hiệu quả.
Qua hơn 2.000 năm lịch sử, từ một con sông rộng lớn mang giá trị tự nhiên và văn hóa, sông Tô Lịch nay biến thành một cống nước thải đen ngòm. Sự suy thoái này không chỉ làm Thủ đô mất đi một di sản quý giá mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân trong suốt nhiều thập kỷ.
Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 349/388,72ha, tương đương 89,8% tổng diện tích đất dự án và triển khai xây dựng một số hạng mục công trình.
Tỉnh khuyến nghị EVN phối hợp để xây dựng phương án dừng hoạt động nhà máy, đồng thời nghiên cứu triển khai các dự án điện khí LNG hoặc năng lượng công nghệ sạch trên địa bàn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Minh giải mã vận khí năm mới 2025 và phân tích vai trò của nước – biểu tượng của tài lộc và thịnh vượng trong sự kiện đối thoại về Nước - Nhân khí và Tài khí tại sự kiện Lễ ra mắt sa bàn dự án Masteri Lakeside, Hà Nội.
Đại gia Nguyễn Cao Trí cho rằng 2.700 tỷ đồng có được từ việc chuyển nhượng siêu dự án Đại Ninh là giao dịch ngay tình giữa hai doanh nghiệp nên xin tòa không tuyên thu hồi.
Khu đất số 33 đường Phan Như Thạch là tài sản liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, mà SCB từng kiến nghị tỉnh Lâm Đồng tạm dừng thu hồi dự án.
Được tự bào chữa, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, do bị ông Trần Văn Minh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ (đã chết) hối thúc rất nhiều khiến ông rơi vào guồng xoáy.
Bộ TN&MT cho rằng, giải pháp của Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch...
Các phân khu chính của dự án bao gồm khu trung tâm, khu nghỉ dưỡng hỗn hợp, khu dân cư cao cấp và tổ hợp sân golf, dự kiến tạo ra khoảng 44.800 việc làm mới.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.