Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam: Lỗ lũy kế 'khủng' 6.900 tỷ đồng
17:09 01/04/2024
Tính đến hết năm 2022, bảo hiểm nhân thọ FWD đã lỗ 6 năm liên tiếp từ khi vào thị trường Việt Nam, trong khi công ty mẹ ở nước ngoài vẫn lãi lớn.
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam là đơn vị thuộc sở hữu của Tập đoàn FWD, mảng kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG) – một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1993. Pacific Century Group hoạt động trong cả lĩnh vực bất động sản, dịch vụ tài chính, viễn thông và các nghiệp vụ đầu tư khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2016 FWD mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern (Việt Nam) và đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD, kế thừa giấy phép thành lập và hoạt động của Great Eastern cấp ngày 23/11/2007.
6 năm từ khi vào Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ FWD kinh doanh bết bát, lỗ lũy kế 6.900 tỷ đồng
Về tình hình kinh doanh, khá bất ngờ khi 7 năm về Việt Nam tính từ 2016, bảo hiểm nhân thọ FWD đã báo lỗ 6 năm liên tiếp từ 2016-2022. Hiện công ty chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 vừa qua.
Trong 6 năm đã có báo cáo, năm đầu tiên lỗ ít nhất, 120 tỷ đồng (gấp đôi số lỗ năm trước đó khi còn là Great Eastern). Những năm sau đó bảo hiểm nhân thọ FWD liên tục thua lỗ, với số lỗ “khủng” năm 2020 đến 1.700 tỷ đồng.
3 năm liên tiếp từ 2020-2022 bảo hiểm FWD đều lỗ trên nghìn tỷ, trong đó năm 2022 lỗ 1.684 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022 bảo hiểm nhân thọ đã “ôm” số lỗ lũy kế đến 6.925 tỷ đồng.
“Nền” kinh doanh thua lỗ của bảo hiểm nhân thọ FWD đối nghịch hoàn toàn với việc gia tăng mạnh về doanh thu hoạt động bảo hiểm. Nếu năm 2016 khi vừa kế thừa Great Eastern, doanh thu chỉ vỏn vẹn 44 tỷ đồng thì đã lên gần gấp 6 lần ngay năm sau đó, 2017, với doanh thu đạt 276 tỷ đồng.
Doanh thu bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ FWD nhanh chóng vượt 1.200 tỷ đồng vào năm 2019, gấp đôi tiếp vào năm 2020. Còn đến năm 2022, doanh thu bảo hiểm đã đạt xấp xỉ 6.000 tỷ đồng.
Tốc độ tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản “khủng”
Trong khi kinh doanh bết bát, thua lỗ triền miên thì bảo hiểm nhân thọ FWD lại có tốc độ tăng trưởng “khủng” về quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản.
Về tay FWD, ngay trong năm 2016 bảo hiểm nhân thọ FWD tăng vốn điều lệ từ 1.080 tỷ đồng lên 1.395 tỷ đồng. Những năm sau đó, gần như mỗi năm doanh nghiệp đều tiến hành tăng vốn, trong đó năm 2019-2020 bất ngờ tăng vốn “khủng” gấp hơn 4 lần, từ 3.675 tỷ đồng lên 15.174 tỷ đồng.
Chưa dừng lại, bảo hiểm nhân thọ tiếp tục tăng vốn góp của chủ sở hữu lên gần 17.000 tỷ đồng vào năm 2021 và đạt mức 18.546 tỷ đồng đến cuối năm 2022. Tính từ 2016-2022, bảo hiểm nhân thọ FWD đã tăng vốn gấp 17 lần. Quy mô vốn góp chủ sở hữu của bảo hiểm nhân thọ FWD đang ở mức cao so với những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động tại Việt Nam.
Quy mô vốn góp chủ sở hữu tăng mạnh cũng kéo theo quy mô tổng tài sản tăng mạnh. Báo cáo cho thấy từ mức tổng tài sản xấp xỉ 1.000 tỷ đồng năm 2016, tài sản của công ty tăng mạnh nhất giai đoạn 2019-2020, từ mức 2.600 tỷ đồng lên gấp hơn 5 lần, lên 13.867 tỷ đồng vào năm 2020.
Năm 2022, tổng tài sản của bảo hiêm nhân thọ FWD tiếp tục tăng mạnh từ mức 15.800 tỷ đồng đầu năm, lên gần 18.200 tỷ đồng. Tính từ 2016-2022, tổng tài sản của bảo hiểm nhân thọ FWD đã tăng gấp 17 lần.
Tại bảo hiểm nhân thọ FWD đang diễn ra tình cảnh doanh nghiệp gia tăng mạnh về quy mô vốn chủ sở hữu, “kéo” tổng tài sản tăng mạnh; doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng tăng mạnh, trong khi “điểm lùi” duy nhất và quan trọng nhất là lợi nhuận lại là số âm.
Lỗ lũy kế hơn 6.900 tỷ đồng đã “kéo” vốn chủ sở hữu của bảo hiểm nhân thọ FWD còn 11.620 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu là 18.546 tỷ đồng.
>> Bộ Tài chính phát hiện sai phạm liên quan đến giám sát đại lý bảo hiểm
Nhìn vào quá trình hoạt động của FWD, có thể thấy một số cột mốc, dấu ấn đáng chú ý. Năm 2016 được xem là năm hiện diện thương hiệu bảo hiểm FWD tại Việt Nam, doanh nghiệp đã “thay da đổi thịt”, từ quy mô vốn chủ sở hữu đến tổng tài sản.
Giai đoạn 2019-2020 cũng chứng kiến sự biến động mạnh cả về quy mô tổng tài sản đến vốn góp chủ sở hữu, trong đó vốn góp chủ sở hữu tăng hơn gấp 4 lần, từ 3.675 tỷ đồng lên 15.174 tỷ đồng; còn quy mô tổng tài sản tăng hơn gấp 5,3 lần từ 2.613 tỷ đồng lên 13.867 tỷ đồng. Năm 2019 cũng là năm đánh dấu “bước tiến” quan trọng của FWD tại Việt Nam.
FWD được biết là tập đoàn bảo hiểm được thành lập năm 2013, trực thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group. FWD hoạt động kinh doanh tại nhiều thị trường châu Á, trong đó có cả Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia…
Năm 2019 đánh dấu thành công của FWD Việt Nam thông qua ký kết hợp tác độc quyền 15 năm với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) và hợp tác triển khai bảo hiểm online qua kênh ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
>> NHNN dự kiến cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Công ty mẹ FWD lại làm ăn phát đạt
Trong khi bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam báo lỗ triền miên thì ở nước ngoài, công ty mẹ - Tập đoàn FWD lại vừa hân hoan báo lãi.
Thông tin mới nhất, FWD Group Holdings Limited (“FWD Group” or “FWD”) mới đây công bố kết quả kinh doanh cả năm 2023 cho kỳ kế toán kết thúc vào 31/12/2023. Báo cáo ghi nhận giá trị hoạt động kinh doanh đạt 991 triệu USD, tăng 22% so với năm 2022.
Lợi nhuận sau thuế tăng 26,7% so với năm 2022, từ mức 227 triệu USD lên mức 372 triệu USD.
>> Nghiêm cấm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2024 đạt 7.500 tỷ đồng, tăng hơn 34% so với năm 2023. Ngân hàng cũng dự kiến sẽ giữ lại lợi nhuận năm 2023, chưa chia cổ tức.
Quý đầu tiên đầy biến động đang kết thúc và “bữa tiệc mua mọi thứ” đang diễn ra sôi nổi trên khắp các thị trường. Nhưng tuần này sẽ có một “bài kiểm tra thực tế” mà kể cả những người đầu cơ giá lên cuồng nhiệt nhất cũng không nên bỏ qua.
Từ 01.04.2024, ACB chính thức triển khai Garmin Pay, ứng dụng thanh toán một chạm phối hợp giữa ACB, VISA và Garmin. Thông qua hình thức này, khách hàng ACB có thể thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn trên 22 mẫu đồng hồ thông minh của Garmin.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với lợi nhuận trước thuế 13.017 tỷ đồng, tiếp tục hành trình tăng trưởng cao và liên tục, tăng...
Các đối tượng lừa đảo liên tục sử dụng những công nghệ mới để chiếm quyền kiểm soát điện thoại người dùng, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Giá vàng hôm nay 1/4/2024 trên thị trường thế giới được giới chuyên gia dự báo tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Nhiều thông tin tích cực đang hỗ trợ kim loại quý.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa thông báo bán hơn 378 khoản nợ vay tiêu dùng của cá nhân để thu hồi nợ. Tất cả đều không có tài sản đảm bảo.
Tuần qua (25-29/03/2024), giá USD tăng nhẹ trên thị trường quốc tế khi Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định lại rằng NHTW không vội hạ lãi suất để chờ thêm bằng chứng cho thấy sự hạ nhiệt của lạm phát.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.