Băn khoăn chuyện giữ vị thế cho tôm xuất khẩu của Việt Nam
03:00 26/03/2024
Khi chi phí sản xuất tôm Việt Nam kém cạnh tranh so với các đối thủ đến từ Ấn Độ và Ecuador, thì sản phẩm chế biến giá trị gia tăng cao đang là lợi thế giúp Việt Nam khai thác được một số thị trường. Tuy nhiên, liệu lợi thế này có duy trì được dài lâu hay không?
Tối ưu sản phẩm chế biến, hạ giá thành nuôi để tăng cạnh tranh cho tôm Việt. Ảnh: Trung Chánh
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam tuy giảm 21,5% so với năm trước đó, những vẫn giữ được một vị thế nhất định trong số các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới khi đạt kim ngạch 3,4 tỉ đô la Mỹ. Có được kết quả này là nhờ đóng góp rất lớn từ mảng tôm chế biến của Việt Nam, khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ…
Tôm chế biến đang là lợi thế của Việt Nam
Bằng chứng để khẳng định sản phẩm chế biến có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong xuất khẩu của ngành tôm Việt Nam, đó là với những thị trường “chuộng” tôm chế biến, Việt Nam luôn dẫn đầu so với các đối thủ chính.
Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, hiện Việt Nam nằm trong tốp 4 nhà cung cấp tôm hàng đầu thế giới, cùng với Ecuador, Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, với những thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm chế biến, thì Việt Nam luôn ở tốp dẫn đầu.
Bà Trần Thuỵ Quế Phương, Chánh văn phòng VASEP trong một hội nghị ngành tôm được tổ chức mới đây cho biết, Nhật Bản là thị trường có yêu cầu cao đối với sản phẩm chế biến giá trị gia tăng. “Điều này, tương đối phù hợp với năng lực chế chiến của Việt Nam. Do đó, với thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong tổng nhập khẩu của quốc gia này vào năm ngoái khoảng 513 triệu đô la Mỹ”, bà dẫn chứng.
Tương tự, theo bà Phương, đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU), năm 2023 xuất khẩu tôm Việt Nam vào đây chịu sự cạnh tranh gay gắt với tôm đến từ Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, nhờ lợi thế phân khúc sản phẩm chế biến cao cấp nên tôm Việt Nam vẫn giữ được vị thế thứ hai trong tổng nhập khẩu của thị trường này, đạt khoảng 420 triệu đô la Mỹ”, bà cho biết.
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, Mỹ tuy là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2023. Thế nhưng, tôm Việt chỉ đứng thứ 4 trong số các thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ trong năm ngoái. “Tôm Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh từ tôm Ecuador và Ấn Độ, nhưng đối với sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng, thì Việt Nam vẫn đang chiếm ưu thế ở thị trường này”, bà Phương cho biết.
Trong khi đó, với thị trường Trung Quốc, ưu thế của tôm Việt Nam là với sản phẩm tôm sống do dư địa phát triển còn lớn. Không chỉ vậy, Trung Quốc là thị trường gần với Việt Nam nên có một số thuận lợi trong xuất khẩu đối với phân khúc này.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP cũng cung cấp thêm dữ liệu, trong tổng số khoảng 5,5 tỉ đô la Mỹ tôm chế biến được các nước trên thế giới nhập khẩu, thì riêng Việt Nam đã chiếm đến 1,5 tỉ đô la Mỹ. Đây là con số cao nhất trong các nước xuất khẩu lớn hiện nay như Ecuador, Ấn Độ. Điều này cũng cho thấy trình độ chế biến tôm của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của một số thị trường, thậm chí trong một vài năm tới.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ của toàn ngành, bà Phương cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào phân khúc tôm đông lạnh khi tỷ trọng sản phẩm này trong năm ngoái có đóng góp đến 62% kim ngạch và tôm giá trị gia tăng đóng góp 38%.
Việc còn phụ thuộc lớn vào tôm đông lạnh, trong khi phân khúc này lại chịu sức ép cạnh tranh rất lớn trước Ấn Độ, Ecuador và Indonesia. Do vây, kết quả kim ngạch xuất khẩu năm ngoái giảm 21,5% cũng là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên, sự sụt giảm này còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm lạm phát, biến động tình hình kinh tế thế giới…
Giá thành tôm nuôi quá cao so với Ấn Độ và Ecuador. Ảnh: Trung Chánh
“Điểm yếu” chi phí sản xuất cần khắc phục sớm
Lý do cơ bản nhất khiến tôm đông lạnh của Việt Nam có sức cạnh tranh kém đã được các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhận diện và chỉ ra, đó là chi phí sản xuất của Việt Nam quá cao.
Cụ thể, Cục thuỷ sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg, Việt Nam nuôi tối thiểu khoảng 4 đô la Mỹ/kg, so với mức 3 đô la Mỹ/kg của Ấn Độ và 2,5 đô la Mỹ/kg của Ecuador.
Ông Hoè của VASEP cũng đã lên tiếng thừa nhận, một trong những vấn đề lớn của ngành tôm Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, đó là chi phí sản xuất tôm nguyên liệu cao vì tỷ lệ nuôi thành công thấp, chỉ khoảng 40%.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch tập đoàn thuỷ sản Minh Phú đưa ra con số cho thấy, chi phí sản xuất tôm nguyên liệu đối với loại 50-60 con/kg của Ecuador chỉ khoảng 2,3-2,4 đô la Mỹ/kg, Ấn Độ là 3,4-3,8 đô la Mỹ/kg, trong khi Việt Nam lên đến 4,8-5 đô la Mỹ/kg.
Rõ ràng, khi xét về chi phí sản xuất, tôm Việt Nam rất khó để cạnh tranh trực tiếp với tôm đến từ Ấn Độ và Ecuador…
Chính vì vậy, theo Tổng thư ký VASEP, bên cạnh tối ưu hơn nữa về lợi thế sản phẩm chế biến để gia tăng cách biệt so với các đối thủ, thì Việt Nam cần phải tính đến câu chuyện giảm chi phí trong dài hạn nhằm duy trì sức cạnh tranh cho ngành tôm. Bởi phân khúc này vẫn chiếm khoảng 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, liệu các đối thủ cạnh tranh của Viêt Nam có “đứng yên” nhìn Việt Nam chiếm lấy thị phần phân khúc chế biến hay không?
Câu trả lời chắc chắn là không, bởi một trong những thách thức của ngành tôm được bà Phương của VASEP nêu ra, đó là các nước sẽ dần tập trung phát triển sản phẩm giá trị gia tăng- vốn đang là lợi thế của Việt Nam. Khi đó, ngành tôm Việt Nam sẽ càng “thất thế” khi hiệu quả nuôi vốn đã thấp, chi phí sản xuất cao.
Chính vì vậy, hai mấu chốt gia tăng “sức mạnh” cho ngành tôm Việt Nam, đó là bên cạnh tối ưu lợi thế sản phẩm chế biến, thì cần khắc phục nhược điểm về chi phí sản xuất.
Theo gợi ý của Chủ tịch Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, là phải gia hoá để tạo giống có khả năng chống chịu dịch bệnh, có khả năng thích ứng với môi trường. Bởi lẽ, con giống quyết định đến 60% thành công của vụ nuôi.
Sau khi có con giống tốt, thì cần có quy trình nuôi tốt và hợp lý, nhưng để làm được việc này cần khảo sát những người nuôi thành công để học hỏi, cải tiến, ứng dụng và chuyển giao cho người nông dân…
Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở mức thấp cho thấy tâm...
Căn nhà tí hon của một gia đình có hai thành viên chỉ còn vỏn vẹn hơn 9m2 chia thành hai phần riêng biệt, án ngữ trước sảnh một tòa chung cư ở phường Phương Mai, quận Đống Đa, khiến nhiều người nhìn thấy không khỏi thắc mắc.
Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia được giới thiệu là học viện cưỡi ngựa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho giới tinh hoa, có quy mô 300 chuồng chăm sóc ngựa chuyên nghiệp, "quy tụ" của những giống...
Tại thời điểm 11h00 trưa 26/3, giá vàng SJC được các thương hiệu trong nước niêm yết ở mức 79,60 - 80,02 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với mức giá cùng thời điểm ngày hôm qua. Còn giá vàng nữ trang 24K vẫn neo trên mức 69 triệu đồng/lượng.
(ĐTCK) Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 – CTCP, cổ đông lớn nhất của CTCP Hóa An (DHA – sàn HOSE) đăng ký bán 700.000 cổ phiếu DHA nhằm mục đích đầu tư tài chính.
(ĐTCK) Sau hơn 2 ngày bị tấn công mạng (hack), tính đến trưa ngày 26/3, hệ thống của PTI vẫn chưa thế phục hồi. Trên website của hãng bảo hiểm này vẫn chỉ hiện lên dòng trạng thái thông báo hệ thống bị tấn công từ 10 giờ sáng ngày 24/3.
(KTSG Online) - Quy chuẩn thiết kế đường cao tốc sắp ban hành quy định cao tốc phải đáp ứng tối thiểu 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp và đầu tư đồng bộ hệ
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.