(KTSG Online)- Ấn Độ đang đặt cược vào truyền thống “đổi mới tiết kiệm” (frugal innovation) và nguồn nhân tài công nghệ dồi dào để bắt kịp cuộc đua trí tuệ nhân tạo toàn cầu (AI).
Năm ngoái, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi Ấn Độ thông qua sáng kiến phát triển hệ sinh thái AI có tên gọi IndiaAI Mission với ngân sách 1,2 tỉ đô la Mỹ trong 5 năm. Ảnh: powercorridors.in
Phát triển AI giá rẻ, giải quyết các vấn đề cụ thể
Các nhà hoạch định chính sách của Thủ tướng Narendra Modi và nhà sáng lập công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ tin rằng, quốc gia đông dân nhất thế giới có thể cạnh tranh trong lĩnh vực AI bằng cách phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) rẻ hơn và xây dựng các ứng dụng AI để giải quyết các vấn đề cụ thể.
“Nếu DeepSeek của Trung Quốc được xây dựng với chi phí khá thấp thì chúng ta cũng có thể làm như vậy”, Abhishek Singh, người lãnh đạo sứ mệnh AI của chính phủ Ấn Độ nói.
Cách tiếp cận này được đưa ra sau khi chính phủ kêu gọi cộng động khởi nghiệp trong nước xây dựng mô hình AI cạnh tranh với DeepSeek, công ty phát triển mô hình AI lý luận với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí thông thường.
Ông Singh đang sàng lọc 67 hồ sơ dự thầu từ các công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ và phòng nghiên cứu đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ chính phủ cho các mô hình AI trong nước.
Năm ngoái, Ấn Độ đã thông qua sáng kiến phát triển hệ sinh thái AI có tên gọi IndiaAI Mission với ngân sách 1,2 tỉ đô la Mỹ trong 5 năm. Mục tiêu chính của sáng kiến là cung cấp ưu đãi và trợ cấp để thúc đẩy đổi mới AI, phát triển năng lực bản địa và ứng dụng AI để giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế đồng thời đưa Ấn Độ trở thành trung tâm AI toàn cầu.
Sáng kiến này đã cung cấp 10.000 bộ xử lý đồ họa (GPU) cho các nhà nghiên cứu và công ty khởi nghiệp của Ấn Độ để đào tạo AI tiên tiến. Sáng kiện cũng sẽ cung cấp nguồn tài trợ ban đầu cho một số ý tưởng AI đầy triển vọng.
Thế nhưng, để Ấn Độ có cơ hội bắt kịp trong một lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc đang thống trị, các công ty AI Ấn Độ cần phải đặt cược lớn hơn để tài trợ cho đổi mới, theo các lãnh trong ngành và nhà hoạch định chính sách.
Tại một sự kiện khởi nghiệp ở New Delhi hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal bày tỏ sự thất vọng khi đặt câu hỏi liệu có phải Ấn Độ chỉ giỏi tạo ra các công ty giao hàng và thương mại điện tử nhanh thay vì đổi mới công nghệ sâu?
Cho đến nay, các tập đoàn công nghệ của Ấn Độ công bố tương đối ít khoản đầu tư lớn vào AI so với các đối thủ trên toàn cầu. Google, Microsoft, Meta và Amazon của Mỹ có kế hoạch chi tới 300 tỉ đô la cho AI trong năm nay, trong khi người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba tuyên bố sẽ đầu tư 53 tỉ đô la trong ba năm tới.
Trong số 43 tỉ đô la đầu tư vào AI trên toàn cầu vào năm 2024, Ấn Độ chỉ chiếm 179,3 triệu đô la, so với 3,3 tỉ đô la của Trung Quốc và 34,2 tỉ đô la của Mỹ, theo dữ liệu của Tracxn.
"Tôi nghĩ rằng vốn đã có sẵn. Vấn đề là chúng ta cần là ý định đổi mới, ý định dẫn đầu”, Pratyush Kumar, đồng sáng lập Sarvam AI, một trong những startup AI hàng đầu của Ấn Độ nói.
Thu hẹp khoảng cách nghiên cứu AI
Sarvam AI, có trụ sở ở thành phố Bengaluru đang nghiên cứu một LLM lớn hơn, sau khi ra mắt mô hình đầu tiên vào năm ngoái, có tên gọi Sarvam 1. Startup này kỳ vọng mô hình mới sẽ đạt được năng lực tương đương với các mô hình của những công ty AI hàng đầu như ChatGPT của OpenAI và DeepSeek.
Kumar nhấn mạnh, Sarvam AI sẽ phát triển và sử dụng công nghệ AI cho các giải pháp thực tế hàng ngày, thay vì giải quyết được các vấn đề khó hơn như toán nâng cao và các câu hỏi triết học phức tạp.
Startup này đã huy động được 40 triệu đô la từ Peak XV Partners. Tuy nhiên, một nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu ở Bengaluru cho biết, không thấy các đổi mới AI thực sự ở Ấn Độ.
Trong khi báo cáo Chỉ số AI của Đại học Stanford năm 2024 xếp hạng Ấn Độ đứng đầu về mức độ thâm nhập kỹ năng AI thì quốc gia này lại tụt hậu rất xa về tổng số bằng sáng chế AI được cấp trên toàn cầu trong giai đoạn 2014-2022 với 60% đến từ Trung Quốc, 20% đến từ Mỹ và chỉ 0,22% đến từ Ấn Độ.
Không giống như các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc, những quốc gia đã đổ hàng tỉ đô la vào các nghiên cứu tiên phong, các tập đoàn công nghệ tư nhân của Ấn Độ tập trung vào lợi nhuận trước mắt khi hỗ trợ cho các nghiên cứu nguyên bản.
"Các công ty dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ không có tham vọng chuyển từ công ty dịch vụ sang công ty sản phẩm. Những công ty này không tin rằng lợi thế cạnh tranh của họ nằm ở sự đổi mới”, Anirudh Suri, nhà đầu tư mạo hiểm và là nhà nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế bình luận.
Với mong muốn thu hẹp khoảng cách về nghiên cứu tiên phong, Paras Chopra, một doanh nhân công nghệ Ấn Độ đã bán công ty phần mềm Wingify cho tập đoàn đầu tư vốn cổ phần tư nhân Everstone hồi tháng 1 với giá khoảng 200 triệu đô la. Ông bắt đầu sử dụng số tiền này để tài trợ cho nghiên cứu AI tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, Rafee Tarafdar, giám đốc công nghệ của Infosys, một trong những ctập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Ấn Độ, cho biết công ty đang tập trung vào ba mục tiêu về AI. Đó là, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động hơn 340.000 người, sử dụng AI để “tái hiện” các dịch vụ của công ty và giúp khách hàng tận dụng AI.
Đồng sáng lập và Chủ tịch Infosys, Nandan Nilekani cho biết thêm, Ấn Độ có thể thành công bằng cách tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng hữu ích dựa trên các mô hình hàng đầu.
Nitin Rakesh, CEO công ty công nghệ thông tin Mphasis lưu ý, khi các công ty toàn cầu cảm thấy cần phải thích ứng với AI, công ty ông sẽ được hưởng lợi từ nhiều năm hiểu biết sâu sắc về khách hàng.
“Ngành dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ ra đời từ hoạt động nhờ lợi thế nhân lực giá rẻ. Chúng tôi đang hướng tới lợi thế công nghệ giá rẻ”, ông nói thêm.
Các nhà phân tích tin rằng, New Delhi muốn trở nên không thể thiếu trong bức tranh AI toàn cầu bằng cách tận dụng lực lượng lao động công nghệ thông tin lành nghề
“Thế giới có thể làm bất cứ điều gì cho AI nhưng AI sẽ không hoàn thiện nếu thiếu Ấn Độ”, Thủ tướng Narendra Modi chia sẻ với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Fridman hồi tháng trước.
BoC tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp để có thời gian đánh giá hậu quả từ những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tái thiết nền kinh tế Bắc Mỹ và hệ thống thương mại toàn cầu.
Chia sẻ về dự định tương lai, người đàn ông may mắn cho biết sẽ dùng một phần tiền trúng giải để mua nhà, mua xe, số còn lại sẽ được dùng để đầu tư và tiết kiệm.
Cơ quan Hải quan Mỹ công bố dữ liệu cho thấy họ thu hơn 500 triệu USD từ ngày 5/4 theo mức thuế quan "có đi có lại" mới của ông Trump, tổng hơn 21 tỷ USD.
Hai ngân hàng đầu tư lớn là Goldman Sachs và UBS mới đây đã đưa ra các dự báo giá vàng đầy lạc quan cho năm 2025–2026, cho thấy kim loại quý này có thể đạt đến mức giá chưa từng thấy.
Trong bài phát biểu ngày 16/04, Chủ tịch Fed Powell tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ngân hàng trung ương Mỹ có thể phải đối mặt trong thời gian tới.
Các lệnh trừng phạt mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhắm vào các nhà máy lọc dầu độc lập nhỏ tại Trung Quốc, cũng nhắm đến các công ty, tàu thuyền liên quan đến “hạm đội bóng tối” của Iran.
Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm cho khách hàng Mỹ từ tuần sau, hệ quả từ việc Tổng thống Donald Trump áp thuế cao đối với hàng hóa từ Trung...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.