ABS: Cẩn trọng những pha điều chỉnh bất ngờ, cơ hội xuất hiện tại nhóm ngành dự báo có KQKD vượt trội trong quý 1
06:19 09/04/2024
Với kịch bản ưu tiên là thị trường tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh ngắn hạn với biên độ rộng, ABS cho rằng việc quản trị danh mục và quản trị NAV nên được ưu tiên trong tháng 4.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán ABS cho rằng thị trường chung đã kéo dài đà tăng từ tháng 11/2023 đến cuối tháng 3/2024 với tổng cộng tăng 240 điểm trong thời gian 21 tuần và tiệm cận vùng đỉnh tháng 9/2023. Như vậy, thị trường đã tăng đủ thời gian và các cổ phiếu tăng mạnh thời gian dài vừa qua cũng đã cho thấy sự chững lại.
Do đó, ABS cho rằng thị trường bước vào tháng 4 với những khó khăn bất định. VN-Index có thể có những pha điều chỉnh bất ngờ, nhưng cần thiết để tạo điều kiện cho TTCK có sự chiết khấu đủ hấp dẫn cho nhịp tăng tiếp theo.
Xu hướng ngắn hạn của chỉ số gặp rủi ro khi động lượng tăng suy yếu dần, thể hiện qua dấu hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch. Trường hợp giá tiếp tục đi lên vùng 1.315-1.350 điểm là nhịp lên không bền vững với nhiều rủi ro hơn cơ hội. Về xu hướng trung hạn cũng tiến vào vùng rủi ro khi VN-Index đã trải qua 21 tuần tăng với 275 điểm.
ABS đưa ra hai kịch bản cho VN-Index trong tháng 4. Với kịch bản xác suất cao, CTCK này cho rằng thị trường chung đi vào vùng rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4, nhà đầu tư ưu tiên thoát khỏi vị thế giao dịch ngắn hạn, hạ tỷ trọng các vị thế giao dịch trung hạn. Trong quá trình thị trường điều chỉnh là cơ hội đối với những ngành và cổ phiếu có KQKD Q1 tích cực và đang có tín hiệu tích lũy theo mô hình trên biểu đồ tuần.
Với kịch bản xác suất thấp, thị trường tích cực giao dịch trong biên độ hẹp 1.230- 1.280 với trạng thái tích lũy. Ưu tiên giao dịch ngắn hạn với nhịp đi lên tiếp theo tới vùng 1.315-1.350 điểm trong tháng 4.
Với kịch bản ưu tiên là thị trường tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh ngắn hạn với biên độ rộng, việc quản trị danh mục và quản trị NAV nên được ưu tiên trong tháng 4. Nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn, đưa các mức cắt lỗ về điểm mua hòa vốn. Nhà đầu tư chưa nên giao dịch cổ phiếu khi chưa có tín hiệu xác nhận từ thị trường và mã cổ phiếu cụ thể, đồng thời hạ mức lợi nhuận kỳ vọng từ giao dịch cổ phiếu.
ABS dự báo KQKD Q1 toàn thị trường tăng ~6,5% so với cùng kỳ và các thông tin ĐHCĐ sẽ hỗ trợ thị trường trong tháng 4. Tuy nhiên, định giá P/E quá khứ của VN-Index đã tăng lên mức 15.0x cuối tháng 3, cao hơn mức tại đỉnh VN-Index đạt được tháng 9/2023, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư đi trước tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó hạn mức cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán đang dần cạn kiệt và tâm lý chốt lời gia tăng sau 5 tháng thị trường liên tiếp tăng điểm.
Dòng tiền nội sẽ tiếp tục là lực cầu chủ đạo của thị trường trong bối cảnh lãi suất thấp và khối ngoại sẽ còn tiếp tục rút vốn khi chênh lệch lãi suất USD-VND ở mức cao. Đội ngũ phân tích ước tính các ngành chứng khoán, bất động sản khu công nghiệp, bất động sản, thép, bán lẻ, ngân hàng… sẽ có tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với thị trường chung.
Theo Mirae Asset, Ngân hàng Nhà nước đang dần chuẩn bị các phương án tiếp theo nhằm giảm áp lực tỷ giá hối đoái, có khả năng sẽ bắt đầu với việc bán hợp đồng kỳ hạn đối với đồng USD.
Nếu hoàn thành kế hoạch kinh doanh dự trình Đại hội cổ đông tới đây, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục phá kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận vừa lập được năm ngoái.
Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đa phần cho rằng rủi ro thị trường đang có chiều hướng gia tăng và nhà đầu tư nên thận trọng và cần đánh giá lại trạng thái thị trường.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, nhiều khả năng chỉ số tiếp tục chịu quán tính giảm điểm trong những phiên tới, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn quanh vùng hỗ trợ gần tại 1.250 (+-5) và xa hơn tại 1.220 (+-10).
VN-Index giảm 4,76 điểm về 1.250,35 điểm trong phiên ngày 8/4, đánh dấu chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp. Các công ty chứng khoán cho rằng xu hướng giảm vẫn tiếp diễn và nhà đầu tư có thể mua lại ở các ngưỡng hỗ trợ tiềm năng.
Đa số công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng sẽ theo chiều hướng tiêu cực và các nhà đầu tư được khuyên nên quan sát cũng như giải ngân một cách thận trọng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/04/2024, toàn thị trường có 29 mã tăng, 111 mã giảm và 27 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 2.65 triệu CW.
Petrolimex (PLX) cho biết kinh tế thế giới năm 2024 dần phục hồi sau Covid-19 nhưng còn nhiều bấp bênh. Doanh nghiệp đặt mục tiêu mang về 2.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
Các hợp đồng tương lai tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch ngày 08/04/2024. VN30-Index giảm điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến gần giống High Wave Candle kèm khối lượng giao dịch sụt giảm...
Đại hội đồng cổ đông sẽ xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ khủng 50% và kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng phục hồi sang phiên thứ ba khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phục hồi liên tiếp trong ba phiên khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Mức thuế 170% của Mỹ đã khiến ngành cá rô phi ở Mậu Danh, Trung Quốc, rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Cá không xuất được, nhà máy đóng cửa, nông dân trắng tay. Toàn bộ chuỗi cung ứng địa phương đang chật vật cầm cự, theo Reuters.
Nhu cầu nội địa yếu và cuộc chiến giá khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngần ngại chuyển hướng, dù họ đang chịu sức ép thuế với Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.