1 năm sau tuyên bố "cai nghiện" nhiên liệu Nga: EU cắt 90% đơn hàng nhưng vẫn phải nhập 10% vì "bất đắc dĩ"?
20:01 20/06/2023
Cắt giảm 90% nhập khẩu dầu
Do các lệnh cấm quy mô lớn được áp dụng sau chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, lượng dầu nhập khẩu từ Nga của khối này đã giảm 90% chỉ trong vòng một năm.
Vào tháng 2/2022, EU đã mua 15,189 triệu tấn dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga, chẳng hạn như dầu diesel, dầu hỏa và xăng.
Một năm sau, vào tháng 2/2023, lượng nhập khẩu tương tự chỉ còn tổng cộng 1,876 triệu tấn. Vào tháng 3, con số này tiếp tục giảm xuống còn 1,445 triệu tấn.
Khoảng trống lớn nhu cầu nhiên liệu bị thiếu hụt do Nga bỏ lại đã được các quốc gia châu Âu thay thế từ nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Na Uy, Algeria, Brazil, Angola và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Các con số do Eurostat công bố hôm 19/2 cho thấy tác động của lệnh cấm sâu rộng đối với dầu mỏ của Nga mà các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý áp đặt vào cuối tháng 5/2022 sau các cuộc đàm phán căng thẳng.
Lệnh cấm có "áp lực gấp đôi" vì nó áp dụng cho cả dầu thô vận chuyển bằng đường biển và các sản phẩm tinh chế vận chuyển bằng đường biển, và có hiệu lực lần lượt vào ngày 5/12/2022 và ngày 5/2/2023.
Một loạt thời gian biểu đã được thiết kế để giúp các quốc gia thành viên thích ứng với sự chuyển đổi căn bản và từ bỏ của nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của họ.
Tuy nhiên, lệnh cấm đã miễn trừ dầu nhập khẩu thông qua đường ống Druzhba theo yêu cầu của các quốc gia không giáp biển ở Trung Âu, đáng chú ý nhất là Hungary - yêu cầu của nước này đã trì hoãn việc phê duyệt lệnh cấm cuối cùng.
Trên thực tế, phân tích dữ liệu tháng 3 theo từng quốc gia cho thấy phần lớn dầu thô của Nga vẫn đang được chuyển đến ba quốc gia được kết nối bởi Druzhba: Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc.
Các nhà lãnh đạo EU cam kết sẽ xem xét lại ngoại lệ về đường ống Druzhba gây tranh cãi, nhưng tới nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Eurostat cho biết trong thông cáo báo chí: "Tổng lượng dầu nhập khẩu từ Nga không thể bằng 0 do một số ngoại lệ nhất định được nêu trong lệnh cấm, cho phép nhập khẩu hạn chế trong các điều kiện cụ thể".
Tình trạng rối ren trong lĩnh vực năng lượng đã khiến các quốc gia thành viên phải giải phóng một phần dự trữ dầu khẩn cấp của họ trong nỗ lực làm dịu giá thị trường.
Theo Eurostat, tính đến tháng 3/2023, chỉ có năm quốc gia thành viên – Bulgaria, Czechia, Ireland, Latvia và Litva – vẫn có mức dự trữ dầu khẩn cấp quốc gia ở dưới ngưỡng tối thiểu.
Cấm vận khí đốt
Oil Price dẫn các nguồn tin cho biết, Walter Boltz - cố vấn năng lượng của chính phủ Áo - nói rằng Liên minh Châu Âu có thể cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga vào cuối năm nay.
Theo ông Boltz, EU ngày càng khẳng định rằng họ có thể xoay xở mà không cần đến lượng khí đốt còn lại từ đường ống dẫn của Nga, nhưng một số quốc gia vẫn nhận khí đốt tự nhiên qua đường ống dẫn, đặc biệt là Hungary. Quốc gia này có thể yêu cầu miễn trừ hoặc không đồng ý với lệnh cấm của EU.
Gazprom đã ngừng công bố số liệu về việc cung cấp khí đốt cho châu Âu. Gã khổng lồ nhiên liệu Nga đã có chứng kiến lượng xuất khẩu sang châu Âu giảm kể từ sau mùa xuân năm ngoái, khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia ở châu Âu.
Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan vào tháng 4 và tháng 5/2022, cắt giảm việc vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream tới Đức vào tháng 6, sau đó cắt nguồn cung cấp cho Nord Stream vào đầu tháng 9, vài tuần trước khi xảy ra vụ phá hoại bí ẩn đối với các đường ống của Nord Stream ở biển Baltic vào cuối tháng 9/2022.
Nga vẫn chuyển một lượng khí đốt qua các đường ống tới châu Âu thông qua một tuyến đường quá cảnh Ukraine và qua đường ống TurkStream nối từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ukraine có thể có lý do để vận động EU cấm nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga.
Ông Boltz nói với công ty ICIS chuyên phân tích thị trường hàng hoá cơ bản: "Nếu xét tới việc Nga đang kiếm được 15-25 tỷ USD hàng năm từ việc bán khí đốt và Ukraine chỉ nhận 800 triệu USD tiền vận chuyển, thì việc Ukraine ngừng vận chuyển và ngăn cản Nga nhận số tiền này là điều hợp lý".
Sau cuộc bầu cử tổng thống, Argentina có thể sẽ chọn USD làm đồng tiền pháp định. Không ít quốc gia trên thế giới đã dùng USD làm đồng tiền chính, hoặc sử dụng song song với đồng nội tệ.
Các đơn vị cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm tàu ngầm bị mất tích hôm 18/6 khi đi thăm xác tàu Titanic ở khu vực ngoài khơi bờ biển Canada và Mỹ.
SCMP dẫn lời các nhà kinh tế hàng đầu cho biết, Trung Quốc cần chiến lược mới với các hành động kiên quyết và tín hiệu rõ ràng để ngăn chặn nguy cơ kinh tế đi xuống và đảo ngược sự bi quan trong khu vực tư nhân.
Trong top 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, 2 cái tên đã thuộc về Trung Quốc. Thậm chí năm 2020, nước này đã tạo ra một con đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp.
Johannesburg là thành phố giàu nhất châu Phi nhờ cơn sốt khai thác vàng bắt đầu vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, những bất ổn gần đây ngày càng trở nên căng thẳng một phần vì... mất điện.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.