• CIM 11.55 0.02(0.2%)
  • BTC 93231.99 459.09(0.49%)
  • GOLD 3347.950 60.010(1.83%)
  • WTI 62.73 0.50(0.80%)
  • EUR/USD 1.13887 0.00011(0.01%)
  • EUR/GBP 0.85346 0.00000(0.00%)
  • USD/CHF 0.82556 0.00124(0.15%)
  • USD/JPY 142.592 0.027(0.02%)
  • USD/CAD 1.38486 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33403 0.00013(0.01%)
  • CAD/CHF 0.59597 0.00095(0.16%)
  • AUD/USD 0.64079 0.00497(0.78%)
  • NZD/USD 0.59928 0.00008(0.01%)
  • CIM 11.55 0.02(0.2%)
  • BTC 93231.99 459.09(0.49%)
  • GOLD 3347.950 60.010(1.83%)
  • WTI 62.73 0.50(0.80%)
  • EUR/USD 1.13887 0.00011(0.01%)
  • EUR/GBP 0.85346 0.00000(0.00%)
  • USD/CHF 0.82556 0.00124(0.15%)
  • USD/JPY 142.592 0.027(0.02%)
  • USD/CAD 1.38486 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33403 0.00013(0.01%)
  • CAD/CHF 0.59597 0.00095(0.16%)
  • AUD/USD 0.64079 0.00497(0.78%)
  • NZD/USD 0.59928 0.00008(0.01%)

Xây dựng hệ sinh thái văn hóa doanh nghiệp – 'Nói là làm'

00:00 11/02/2024

(XUÂN KTSG) – Trao đổi với Kinh tế Sài Gòn, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương (*) cho rằng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi, quyết định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong mắt đối tác nước ngoài, quyết định thương hiệu quốc gia, niềm tin hợp tác đầu tư… Dù vậy, theo ông, không có cái gọi là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, mà phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chuẩn chung toàn cầu.

    Luật chơi… văn hóa doanh nghiệp

    KTSG: Xin bắt đầu câu chuyện từ khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, thưa ông…

    Xây dựng hệ sinh thái văn hóa doanh nghiệp – Nói là làm

    – Ông Trần Sĩ Chương: Nói chung có hai loại văn hóa. Một là văn hóa công (public culture), hai là văn hóa riêng (private culture). Văn hóa công là nếp sống chung mà mọi người trong một tổ chức hay một hoạt động nào đó phải tuân thủ. Còn văn hóa riêng phụ thuộc vào đặc thù tính cách của một dân tộc, một địa phương thì chỉ liên quan đến những nhóm người đặc thù đó.

    Thời đại hội nhập, làm việc, làm ăn với nhau thì phải tuân thủ văn hóa công. Ở bất cứ đâu trên thế giới đều thể hiện chuyện này hết sức rõ ràng. Trong môi trường làm việc, đi làm thì phải đúng giờ, đi họp thì phải chuẩn bị nội dung trình bày chu đáo, dễ hiểu, dù mình là người Mỹ, Hàn, Ấn hay Việt. Không thể nói vì mình là người Việt Nam nên mình “khác người”. Còn khi nói đến văn hóa doanh nghiệp là nói đến chuẩn quốc tế, chuẩn toàn cầu mà mình phải tuân theo để mình đạt đến đẳng cấp nào đó.

    Vì đa số doanh nghiệp mình chưa ý thức đầy đủ được chuyện này và vì nhiều hoàn cảnh khác nhau nên chưa đạt được chuẩn văn hóa chung khi làm việc với bên ngoài nên bị cho đứng ngoài rìa của nhiều cuộc chơi, do mình chưa thạo luật chơi và chưa chuẩn chỉnh cách tuân thủ luật chơi. Khi đi thi đấu quốc tế thì chỉ có một luật chơi thôi, phải tuân thủ nếu không sẽ bị thổi phạt.

    KTSG: Theo ông, luật chơi… văn hóa doanh nghiệp hiện nay là gì?

    – Cái luật chơi chung đó cực kỳ đơn giản. Có thể tóm lược trong hai chuyện mà thôi. Một là tuân thủ pháp luật, để khi người ta chơi với mình người ta không bị rủi ro pháp luật, vì chuyện rủi ro của mình ảnh hưởng lây tới họ. Đó là chuyện cơ bản nhất. Chuyện thứ hai, mình phải có khả năng làm được những gì đã hứa. Khả năng này gồm hai vế: một là sự thành tâm, cam kết của mình – mình thật sự muốn làm những gì đã hứa; hai là năng lực tự thân và môi trường mình đang kinh doanh có cho phép mình làm được những gì đã hứa hay không.

    Đa số doanh nghiệp trong nước chưa đạt được chuẩn văn hóa doanh nghiệp toàn cầu, mà cái chuẩn đó là cái chuẩn bất di bất dịch, phải có thành tâm và làm được chuyện gì mình hứa dựa trên khả năng của mình và hệ thống môi trường kinh doanh trong nước cho phép thực hiện điều đã hứa.

    Đối tác nước ngoài làm việc với doanh nghiệp trong nước họ thường không có được sự yên tâm là họ có thể tiên liệu được với xác suất cao kết quả hợp tác kinh doanh như kỳ vọng. Điều này giải thích vì sao khi người ta vào chơi với mình, người ta thường chọn chơi trò chơi đơn giản nhất có thể, là gia công, chỉ thuê lao động thôi. Vì, thứ nhất, họ tin người lao động khi đi làm với một cái giá (lương) tối thiểu đó để kiếm sống thì người lao động thành tâm trong công việc. Kỹ năng mà họ kỳ vọng ở người lao động cũng thấp. Thứ hai, người lao động đã vào trong hệ thống, chắc cũng không làm gì phạm luật cả. Nên tính tiên liệu của họ với người lao động cao!

    Trong khi đó, nếu làm việc với một người chủ doanh nghiệp Việt Nam, họ khó tiên liệu được cuộc chơi, không an tâm, họ không đặt hết niềm tin.

    KTSG: Thế vì sao doanh nghiệp, doanh nhân trong nước chưa có được độ tin cậy cao với đối tác nước ngoài?

    – Tôi không tin là doanh nghiệp, hay doanh nhân người Mỹ, người Pháp, người Ý, người Nhật Bản hay người Singapore đạo đức hơn người Việt Nam. Ở đây mình cũng không nói chuyện đạo đức, mà chỉ có chuyện cam kết làm đúng những gì đã hứa để tạo lòng tin. Lòng tin là giá trị cốt lõi và là giá trị quyết định trong kinh doanh! Khi làm ăn đa số ai cũng thành tâm muốn làm cho được việc để giữ quan hệ lâu dài, nhưng vì môi trường kinh doanh của Việt Nam còn ít nhiều rủi ro, làm cho doanh nghiệp, doanh nhân trong nước còn nhiều tình huống khó cam kết rõ ràng với đối tác, ảnh hưởng đến quá trình hợp tác phát triển của doanh nghiệp.

    Xây dựng hệ sinh thái văn hóa doanh nghiệp

    KTSG: Lòng tin trong kinh doanh không thể tách rời khỏi lòng tin trong xã hội nói chung và việc xây dựng nó cũng vậy, thưa ông?

    – Trong kinh tế phát triển cũng như trong chính trị học có cái gọi là “vốn xã hội”. Một đất nước không có vị trí địa lý thuận lợi, không nhờ tài nguyên dồi dào…, nhưng nếu có vốn xã hội thì vẫn có thể phát triển tốt. Ngược lại, nếu có tất cả những điều kiện thuận lợi đó mà không có vốn xã hội thì không cách gì phát triển được. Vốn xã hội là yếu tố nội lực quyết định sự thành công trong phát triển đất nước.

    Vì người ta không biết tin mình được ở mức nào, thành thử người ta quyết định tin ở mức thấp nhất và ít rủi ro nhất cho người ta, bằng cách gia công, với giá trị gia tăng thấp nhất cho mình.

    Vốn xã hội là gì? Là lòng tin (mức độ lòng tin) giữa con người và con người, giữa con người và hệ thống. Có thể thấy qua ví dụ về năm “con rồng” kinh tế châu Á, từ Nhật Bản, Hàn Quốc tới Singapore, Hồng Kông, Đài Loan. Những nền kinh tế này do hoàn cảnh lịch sử hầu như đều xuất phát từ zero, nhưng nhờ có được vốn xã hội, được cấu thành bởi một là giá trị văn hóa truyền thống, hai là hệ thống pháp trị công minh, nên đã thành công.

    Singapore những ngày đầu lập quốc vào năm 1965 đã từng rất lộn xộn, chia rẽ vì có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau, nhưng nhờ người lãnh đạo như ông Lý Quang Diệu mà được như ngày nay. Ông bắt đầu xây dựng văn hóa quốc gia và quản lý đất nước chỉ bằng một câu: “Các doanh nhân là xương sống quốc gia. Đất nước chỉ cần các anh một chuyện, đó là “Nói là làm””. Quan chức cũng vậy, dần dần đã tạo ra nếp sống, tạo ra lòng tin, và sau cùng là tạo ra vốn xã hội lớn. Singapore trong nhiều năm có năng suất lao động và thu nhập đầu người trong nhóm cao nhất thế giới. Câu nói của ông Lý Quang Diệu đã quyết định tư duy (mindset) của người Singapore nên đa số doanh nhân Singapore đi đâu cũng được tin, nói được làm được, và đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước.

    Việt Nam cũng được kỳ vọng nhiều nhưng chưa phát triển nhanh vì vốn xã hội của mình còn thấp, phải nhìn nhận chuyện này.

    Lấy ví dụ về lòng tin trong kinh doanh. Người trong nước làm ăn với nhau còn khó tin nhau. Không tin thì không giao. Bởi vậy, đa số các công ty thuộc loại lớn trong nước còn chưa mạnh dạn xây dựng một hệ thống quản trị kỷ cương, để có thể giao phần quản lý hàng ngày cho những người chuyên nghiệp.

    Làm sao để xây dựng vốn xã hội đó? Nó gồm sự thành tâm của người chủ doanh nghiệp. Thành tâm không phải chỉ đối với đối tác, mà phải thành tâm với nhân viên, với cộng đồng xung quanh nữa. Như vậy mới có được lòng tin của xã hội trong nước, cho phép họ dựa vào đó để xây dựng năng lực để đi ra biển lớn. Rồi khi đi ra biển lớn thì cũng vậy, phải mua (có) được lòng tin của người khác để người ta trả cho mình một giá trị tương xứng.

    KTSG: Theo ý ông thì việc xây dựng lòng tin, xây dựng văn hóa doanh nghiệp được quyết định bởi người chủ doanh nghiệp?

    – Cũng như trong gia đình, văn hóa quyết định bởi người cha, người mẹ. Người chủ doanh nghiệp là người tương đối có quyền quyết tất cả. Người chủ là người tạo lòng tin để nhân viên nỗ lực, họ phải tin vào người chủ, tin vào sứ mệnh của người chủ, tin vào những lời hứa của người chủ với mình và xung quanh thì mới hết lòng với doanh nghiệp. Và nhà đầu tư, cộng đồng xã hội mới tin là người chủ đàng hoàng, biết giữ lời, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị xứng với cái giá bán.

    Trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải ở người chủ doanh nghiệp. Mà người chủ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp có tin vào môi trường kinh doanh, có thấy môi trường kinh doanh ít rủi ro thì mới dám mạnh dạn đầu tư, mới dám mạnh dạn cam kết và thực hiện được cam kết, mới tạo được niềm tin cao hơn, mới tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, mới trả tiền công cho người lao động tốt hơn, thì năng suất lao động mới tăng, dân mới giàu, nước mới mạnh…

    KTSG: Như vậy thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp… không thể chỉ tự thân người chủ doanh nghiệp thành tâm mà được, nó còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh – tức phụ thuộc Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước?

    – Mình chưa đạt được chuẩn văn hóa doanh nghiệp của thế giới, mà cái chuẩn đó là cái chuẩn bất di bất dịch, phải có thành tâm và phải có khả năng làm được chuyện gì mình hứa dựa trên khả năng của mình và hệ thống môi trường kinh doanh trong nước cho phép thực hiện điều đã hứa.

    Bất cứ ai, ở đâu, làm gì cũng chịu sự ảnh hưởng của hệ sinh thái. Hạt giống tốt mà rớt vào chỗ thổ nhưỡng không tốt thì không cách gì nó mọc được, có tưới nước, bón phân thì nó cũng èo uột. Trong hệ sinh thái chung, việc của Nhà nước là đảm bảo cho doanh nghiệp tính tiên liệu. Ví dụ, doanh nghiệp muốn xin giấy phép này thì bao nhiêu ngày phải xong, phải rất rõ ràng.

    Trở lại vai trò của Nhà nước, vai trò quyết định chứ! Như đã nói, các nhà đầu tư trong nước khi họ chưa tin vào hệ sinh thái trong nước thì họ không dám mạnh dạn đầu tư, không dám cam kết làm ăn với đối tác theo năng lực có thể có của họ…

    Lúc tôi mới về nước, năm 1997, đã cùng một giáo sư người Mỹ (GS. James Riedel từ Đại học Johns Hopkins) nghiên cứu và viết báo cáo đầu tiên cho Ngân hàng Thế giới về thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam, khảo sát các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nêu ra những khó khăn, trở ngại trong việc phát triển doanh nghiệp tư nhân. 20 năm sau, năm 2017, anh Đậu Anh Tuấn, ở bộ phận Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), viết bài báo “20 năm, đọc lại một báo cáo về kinh tế tư nhân”, cho biết 70% khó khăn, trở ngại nêu ra hồi đó vẫn còn tồn tại. Nhưng vấn đề không phải là 70% hay 50%, mà vấn đề là phải đặt cái mức nào đó đạt đủ độ “minh bạch và tính cam kết” phát triển tối thiểu để người khác có lòng tin vào mình.

    Vì sao sau bao nhiêu năm vẫn chưa làm được việc này? Vì hệ thống hành chính vẫn còn chồng chéo, phức tạp, sợ không dám làm. Một địa phương – trung tâm kinh tế lớn của khu vực như TPHCM mà trong vòng sáu tháng đã phải gửi tới hơn 500 văn bản hỏi các bộ, ngành trung ương về việc áp dụng các quy định, thì thử nghĩ doanh nghiệp trong nước làm ăn như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài muốn vào làm ăn, doanh nghiệp trong nước hứa được cái gì với người ta?

    Vì người ta không biết tin mình được ở mức nào, thành thử người ta quyết định tin ở mức thấp nhất và ít rủi ro nhất cho người ta.

    KTSG: Câu hỏi cuối, trong rất nhiều vấn đề phát triển đất nước hiện nay, vì sao ông lại quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

    – Nếu các trụ cột phát triển đất nước là chính trị – kinh tế – xã hội và văn hóa, thì văn hóa là phần hồn, là yếu tố then chốt quyết định. Peter Drucker, cha đẻ của những thuyết quản trị kinh doanh kinh điển nhất của Mỹ từng nói, “Doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị, chiến lược xuyên suốt là điều kiện cần để phát triển doanh nghiệp, nhưng điều kiện đủ là văn hóa. Văn hóa như cái gốc, quản trị và chiến lược như các nhánh cây”.

    Hệ thống quản trị đảm bảo tính kỷ cương của bộ máy và chiến lược đảm bảo mình có định hướng phát triển và khả năng đi được đến điểm mình muốn đến. Nếu không có cái gốc văn hóa tốt thì dù có quản trị tốt, có chiến lược tốt các nhánh cây cũng èo uột rồi có khi bật gốc hồi nào không hay.

    Mặc dù Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn cực kỳ khó khăn hiện nay, nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một vận hội mới với rất nhiều điều kiện thuận lợi hiếm có trong lịch sử của bất cứ nước nào. Vấn đề còn lại là chúng ta có thể cùng nhau quyết tâm xây dựng nội lực để nắm bắt được những cơ hội lịch sử có thể không có lần thứ 2 này hay không. Làm sao để doanh nghiệp trong nước có thể tự tin xây dựng được một văn hóa chuẩn quốc tế, để “được tin” thì đó sẽ là một cái “vốn xã hội”, một nội lực vô biên cho đất nước cất cánh, để được một thương hiệu quốc gia Việt Nam phát triển ổn định. Khi đó thì mình mới mong nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh.

    (*) Ông Trần Sĩ Chương hiện là chuyên gia cố vấn chiến lược phát triển và quản trị doanh nghiệp, Sr. Partner Công ty tư vấn chiến lược 3Horizons (Anh Quốc). Ông từng là chuyên viên cố vấn kinh tế và ngân hàng cho Ủy ban Ngân hàng, Quốc hội Mỹ. Từ năm 1995 đến nay, ông thường xuyên làm việc tại Việt Nam và một số nước trong khu vực, tư vấn các định chế tài chính quốc tế và các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, quản trị và chiến lược phát triển doanh nghiệp.

    Đạo diễn trăm tỉ kể chuyện chinh chiến trên đường đua phim Tết
    Đạo diễn trăm tỉ kể chuyện chinh chiến trên đường đua phim Tết
    1 năm trước
    (KTSG Online) - Thị trường phim Tết là một đường đua gây cấn với sự tham gia của rất nhiều đạo diễn, nhà sản xuất giàu kinh nghiệm. Tết Giáp Thìn 2024
    Quyền tài sản và cơ hội kinh tế
    Quyền tài sản và cơ hội kinh tế
    1 năm trước
    (XUÂN KTSG) - Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị ban hành tháng 10-2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đề
    Nội lực doanh nghiệp Việt từ khát khao và tầm nhìn lớn hơn
    Nội lực doanh nghiệp Việt từ khát khao và tầm nhìn lớn hơn
    1 năm trước
    (XUÂN KTSG) - “Năm 2024 là năm bản lề chuẩn bị bước sang giai đoạn 2026-2030, một giai đoạn rất quan trọng để định hình cấu trúc mới của nền kinh tế Việt
    Một năm 'đạp gió rẽ sóng' ngoạn mục của doanh nghiệp
    Một năm 'đạp gió rẽ sóng' ngoạn mục của doanh nghiệp
    1 năm trước
    (KTSG Online) - Nhận định nhiều thách thức, một số doanh nghiệp đã sớm chủ động xoay xở tìm hướng đi riêng và "lội ngược dòng" trong bối cảnh biến động
    Hỗ trợ doanh nghiệp thời khó
    Hỗ trợ doanh nghiệp thời khó
    1 năm trước
    (KTSG) - Giai đoạn kinh tế khó khăn thì một trong những ưu tiên của bộ máy nhà nước là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Có nhiều chương trình hỗ trợ không
    Hành trình biến rác thải nhựa trở thành tài nguyên xanh
    Hành trình biến rác thải nhựa trở thành tài nguyên xanh
    1 năm trước
    (KTSG Online) - 90 tấn tương đương 7 triệu chai là số lượng rác thải nhựa mà Duy Tân Recycling thu gom mỗi ngày để tái chế. Số lần tái sử dụng có thể lên
    Nhà thiết kế mang chất Việt sải bước trên sàn diễn quốc tế
    Nhà thiết kế mang chất Việt sải bước trên sàn diễn quốc tế
    1 năm trước
    (KTSG Online) – Với tần suất hiện diện ở thị trường quốc tế ngày càng tăng, các nhà thiết kế Việt Nam đang dần khẳng định tên tuổi với khách hàng trong và
    Khi tác phẩm AI có thể được bảo hộ bản quyền ở Hàn Quốc
    Khi tác phẩm AI có thể được bảo hộ bản quyền ở Hàn Quốc
    1 năm trước
    (KTSG) - Những ngày đầu năm 2024, nhiều người quan tâm tới chủ đề trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) bất ngờ trước thông tin bộ phim AI
    AI trong thế giới nghệ thuật
    AI trong thế giới nghệ thuật
    1 năm trước
    (KTSG) - Trí tuệ nhân tạo (AI - artificial intelligence) đang ngày càng trở thành một phần không thể phủ nhận trong thế giới nghệ thuật. Gần đây, một
    Tiếp thị liên kết thực sự cần sự liên kết
    Tiếp thị liên kết thực sự cần sự liên kết
    1 năm trước
    (KTSG) - Ở Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á, mô hình tiếp thị liên kết (affiliate marketing - AM) này hoàn toàn mới mẻ, với Singapore được xem
    VASEP kiến nghị bỏ hạn ngạch với tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc
    VASEP kiến nghị bỏ hạn ngạch với tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc
    1 năm trước
    (KTSG Online) - Trong bối cảnh lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc đã vượt xa hạn ngạch miễn thuế, tức vượt 15.000 tấn/năm, Hiệp hội Chế biến và
    Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo ở TPHCM
    Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo ở TPHCM
    1 năm trước
    (KTSG Online) - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo và các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp
    Thứ Sáu, 25/04/2025
    00:00
       
    United_StatesUSDUnited_States
       
    Thực tế: -2.5%
    Dự báo: -2.2%
    Trước đó: -2.2%
    -2.5%
    -2.2%
    -2.2%
    00:00
       
    United_StatesUSDUnited_States
       
    Thực tế: 4.123%
    Dự báo:
    Trước đó: 4.233%
    4.123%
    4.233%
    03:30
       
    United_StatesUSDUnited_States
       
    Thực tế: 6,727B
    Dự báo:
    Trước đó: 6,727B
    6,727B
    6,727B
    03:30
       
    United_StatesUSDUnited_States
       
    Thực tế: 3.209T
    Dự báo:
    Trước đó: 3.280T
    3.209T
    3.280T
    06:01
       
    United_KingdomGBPUnited_Kingdom
       
    Thực tế:
    Dự báo: -21
    Trước đó: -19
    -21
    -19
    06:30
       
    JapanJPYJapan
       
    Thực tế:
    Dự báo:
    Trước đó: 1.1%
    1.1%
    06:30
       
    JapanJPYJapan
       
    Thực tế:
    Dự báo: 3.2%
    Trước đó: 2.4%
    3.2%
    2.4%
    06:30
       
    JapanJPYJapan
       
    Thực tế:
    Dự báo:
    Trước đó: 2.9%
    2.9%
    Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 25/4: Doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ trăm tỷ, công ty BĐS báo lãi trước thuế tăng 148 lần so với cùng kỳCập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 25/4: Doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ trăm tỷ, công ty BĐS báo lãi trước thuế tăng 148 lần so với cùng kỳ
    4 giờ trước
    Hodeco (HDC) ghi nhận doanh thu trước thuế tăng tới 148 lần khi so với mức nền thấp của quý 1/2024 lãi trước thuế chỉ gần 115 triệu đồng.
    Trung Quốc hủy đơn đặt hàng 12.000 tấn thịt heo MỹTrung Quốc hủy đơn đặt hàng 12.000 tấn thịt heo Mỹ
    6 giờ trước
    Cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu ảnh hưởng đến xuất khẩu thịt heo của Mỹ.
    Thống đốc Fed nêu điều kiện cần để hạ lãi suất, lưu ý tháng 7 là mốc quan trọngThống đốc Fed nêu điều kiện cần để hạ lãi suất, lưu ý tháng 7 là mốc quan trọng
    6 giờ trước
    Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
    Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiềnNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiền
    10 giờ trước
    (ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
    Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơnGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơn
    10 giờ trước
    (ĐTCK)  Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
    Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?
    10 giờ trước
    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
    Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồngGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồng
    11 giờ trước
    (ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
    ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025
    12 giờ trước
    Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
    Chủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trườngChủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trường
    12 giờ trước
    Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
    Nhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểmNhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểm
    13 giờ trước
    (ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
    Trung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với MỹTrung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với Mỹ
    13 giờ trước
    Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận việc đàm phán thương mại với Mỹ, khẳng định các thông tin như vậy là tin giả.
    Chủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầuChủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầu
    13 giờ trước
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
    Cảnh báo rủi ro
    • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
    • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
    • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
    • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
    • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

    Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
    Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.