Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ số tiền NHNN và các tổ chức tín dụng 'cấp' cho SCB tái cơ cấu, lên đến 40.000 tỷ
21:54 05/04/2024
Lời nói cuối của một cựu Tổng Giám đốc SCB lộ nhiều tin liên quan nguồn tiền để tái cơ cấu ngân hàng chục năm trước.
Phiên xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan đang diễn ra, các bị cáo nói lời cuối cùng tại tòa. Nhiều tình tiết chưa từng xuất hiện trong cáo trạng lộ diện.
NHNN và các tổ chức tín dụng “bơm” gần 40.000 tỷ đồng để tái cơ cấu SCB
Lời cuối cùng của bị cáo Lê Khánh Hiền đã lộ nhiều thông tin liên quan đến thời điểm tái cơ cấu ngân hàng SCB.
Lê Khánh Hiền là một trong 4 Tổng Giám đốc của SCB bị khởi tố trong vụ án. Theo cáo trạng, Lê Khánh Hiền làm việc tại SCB gần 3 năm, ở giai đoạn trước và sau khi sáp nhập 3 ngân hàng, từ tháng 1/2010 đến ngày 15/10/2013. Sau khi Lê Khánh Hiền nghỉ việc vào năm 2013, Võ Tấn Hoàng Văn lên thay thế.
Lời cuối cùng tại tòa, nói về những ngày làm việc tại SCB, Lê Khánh Hiền đề nghị HĐXX xem xét đến hoàn cảnh và bối cảnh thời điểm bị cáo làm việc là trong giai đoạn SCB tái cơ cấu.
Hiền khai, nhiệm vụ của bị cáo lúc đó là cùng cùng SCB thực hiện công việc hoàn trả các khoản nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các khoản vay liên ngân hàng.
Lê Khánh Hiền cho biết, trong 11 tháng làm việc sau sáp nhập, bị cáo đã cùng toàn thể cán bộ ngân hàng SCB triển khai thực hiện công việc; hoàn trả xong khoản tái cấp vốn của NHNN cả gốc và lãi hơn 19.000 tỷ đồng và các khoản vay liên ngân hàng lên đến gần 20.000 tỷ đồng. Trong số đó, riêng khoản nợ của BIDV là 2.500 tỷ đồng. Như vậy theo lời khai của Lê Khánh Hiền, NHNN và các tổ chức tín dụng đã "bơm" cho SCB đến gần 40.000 tỷ đồng để tái cơ cấu.
Cũng theo bị cáo, SCB ngoài việc hoàn trả khoản cấp vốn tái cơ cấu, còn đóng được trạng thái âm nguồn vàng, đóng góp vào chính sách của Nhà nước trong vấn đề kinh doanh vàng.
Đại diện VKS: Trương Mỹ Lan không có tiềm lực tài chính
Liên quan việc tái cơ cấu ngân hàng SCB, là luận điểm xuyên suốt vụ án, lời khai của Trương Mỹ Lan liên tục nhắc tới “công” khi cho rằng bản thân và gia đình đã đưa nhiều tài sản có giá trị cho SCB mượn để tái cơ cấu.
>> Bà Trương Mỹ Lan bật khóc nói lời sau cùng: 'Gia đình tôi tan nát'
Báo Dân Việt đưa tin, tại tòa, đại diện VKS cho rằng lời khai này của Trương Mỹ Lan không đúng sự thật.
Các tài liệu trong hồ sơ về các chứng từ rút, nộp tiền, báo cáo, tờ trình của SCB về 5 phương án tái cơ cấu, các văn bản phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)... có đủ căn cứ xác định bà Lan không cho SCB mượn tài sản, mà dùng thủ đoạn đưa tài sản vào để tạo lập khoản vay mới, trả nợ cho các khoản cũ của chính bị cáo và các công ty liên quan tại các ngân hàng từ trước khi hợp nhất.
Theo phương án cơ cấu, Trương Mỹ Lan dùng 5 tài sản, gồm tòa nhà Windsor Plaza, các dự án 289 - Trần Hưng Đạo, khu 5-2, Times Square, Chợ Vải đưa vào SCB xử lý các khoản nợ phát sinh trước hợp nhất là 48.759 tỷ đồng gốc và lãi.
Thực tế, bà Lan không bị thiệt hại, bởi bị cáo sau đó đã lấy các tài sản này ra bằng cách rút, hoán đổi, mua lại bằng chính tiền giải ngân khoản vay theo phương án, dự án, số tài sản này, với giá trị 55.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số tiền SCB giải ngân thông qua phương án tái cơ cấu để trả cho các khoản nợ cũ là 57.000 tỷ đồng.
Theo VKS, thực tế bị cáo Trương Mỹ Lan không hề có nhiều tài sản như bị cáo trình bày. Bị cáo không phải là người có nguồn lực tài chính dồi dào để bảo trợ cho SCB, thậm chí, trước khi hợp nhất, bị cáo Trương Mỹ Lan còn rất nhiều khoản nợ tại SCB, Ngân hàng Tín Nghĩa. Khi hợp nhất, SCB xác định đây là những khoản nợ khó thu, tài sản đăng bán có giá trị thấp.
VKS cho rằng, nếu có đủ nguồn lực tài chính thì bị cáo đã tất toán các khoản nợ, khoản phải thu tại thời điểm hợp lý nhất. Tuy vậy bị cáo không hề có tiềm lực tài chính nhưng lại muốn sử dụng SCB như 1 công cụ tài chính, huy động tiền của dân phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có mục đích kinh doanh bất động sản.
VietinBank sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phân phối gần 14.000 tỷ đồng lợi nhuận còn lại của năm 2023 để chia cổ tức. Ngoài ra, ngân hàng còn đang có các phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, lợi...
Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp thanh khoản trở lại cho hệ thống thông qua việc mua giấy tờ có giá trong 2 phiên (02/04) và (03/04), lãi suất liên ngân hàng mất mốc đỉnh 1 năm, rơi từ...
(ĐTCK) Các ngân hàng cho hay, dù tín dụng khó khăn trong 1 - 2 tháng đầu năm, song bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3/2024 và kỳ vọng dần khởi sắc. Trong khi đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sẽ gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng.
Ghi nhận (5/4), mức lãi suất cao nhất được ngân hàng Đông Á áp dụng cho khung 365 ngày/năm là 5,1%/năm, tại kỳ hạn 13 tháng, hình thức lãi cuối kỳ; giảm 0,2 điểm % so với tháng trước.
Tiếp nối tháng trước, ngân hàng Liên doanh Việt - Nga thực hiện hạ lãi suất tiền gửi dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Cụ thể, lãi suất dành cho khách hàng cá nhân có tiền gửi trong kỳ...
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.