'Vũ khí' giúp Trung Quốc đuổi sát nút Mỹ lại trở thành gánh nặng, siêu cường châu Á đang đứng trước thử thách sống còn?
17:16 07/12/2024
Đối mặt với nhu cầu yếu trong nước và nguy cơ thuế quan ở nước ngoài, Bắc Kinh đang chịu áp lực phải suy nghĩ lại về mô hình xuất khẩu của mình.
Thông thường, các nhà xuất khẩu không đón nhận tin tức về thuế quan một cách tích cực. Tuy nhiên, tại trung tâm sản xuất ở Phật Sơn, Trung Quốc, thông báo của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào cuối tháng trước về việc áp đặt thêm 10% thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lại mang đến cảm giác “nhẹ nhõm”.
Trước đó, ông Trump từng cam kết sẽ áp đặt mức thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, một mức thuế có thể “giáng đòn” mạnh mẽ vào các nhà sản xuất thiết bị gia dụng và phụ kiện tại Phật Sơn.
Ken Huo, Giám sát viên tại Hiệp hội Ngoại thương Phật Sơn, nhận định: “Nếu mức thuế thực sự là 60%, điều này sẽ cực kỳ tàn khốc đối với hàng hóa 'Made in China' xuất khẩu sang Mỹ. Nhưng mức 10%, dù có được áp dụng ngay khi ông Trump nhậm chức ngày 20/1 thì vẫn có thể kiểm soát được”.
Đối mặt với nhu cầu yếu trong nước và nguy cơ thuế quan ở nước ngoài, Bắc Kinh đang chịu áp lực phải suy nghĩ lại về mô hình xuất khẩu của mình
Thách thức mới cho ngành sản xuất của Trung Quốc
Sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump được dự báo sẽ là một trong những thử thách “khắc nhiệt” nhất đối với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc - “cỗ máy công nghiệp” đáng gờm nhất thế giới với 2 thập kỷ phát triển.
Trong bối cảnh nhu cầu nội địa sụt giảm vì khủng hoảng bất động sản, Bắc Kinh ngày càng phụ thuộc vào các ngành xuất khẩu để duy trì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sản xuất tiên tiến cũng là trọng tâm trong chiến lược dài hạn của nước này. Các nhà chức trách muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào công nghệ và sản xuất phương Tây. Theo đó, nước này đang chuyển sự tập trung từ các lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng sang các ngành công nghiệp tiên tiến.
Áp lực từ cạnh tranh và bảo hộ thương mại quốc tế
Arvind Subramanian, một chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận xét rằng năng lực sản xuất của Trung Quốc đang đạt đến mức thống trị hiếm thấy trong lịch sử. Ông cũng cảnh báo rằng vấn đề nằm ở chỗ sức mạnh này của Trung Quốc đang không ngừng gia tăng.
Theo Richard Baldwin, Giáo sư Kinh tế quốc tế tại Trường Kinh doanh IMD, Trung Quốc hiện chiếm 35% (2020) sản lượng công nghiệp toàn cầu, gấp ba lần Mỹ và nhiều hơn tổng cộng chín quốc gia đứng sau. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu dùng trong nước thấp hơn nhiều so với mức 70% của Nhật Bản, Đức và 80% của Mỹ.
Thị phần xuất khẩu sản phẩm của Trung Quốc đã đạt 20% vào năm 2020, một con số ấn tượng, tăng mạnh từ mức chỉ 3% vào năm 1995.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc xuất khẩu gần 600 sản phẩm trong số khoảng 5.000 sản phẩm toàn cầu vào năm 2019, gấp 6 lần so với Mỹ và Nhật Bản và gấp đôi so với Liên minh châu Âu (EU).
Sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục mạnh mẽ, với dự báo tăng trưởng 12% về khối lượng trong năm nay theo Goldman Sachs. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đã chủ động thúc đẩy ngành sản xuất, nhấn mạnh vào các lĩnh vực công nghệ cao như xe điện, robot và hàng không vũ trụ.
Những chiếc ô tô đang chờ xuất khẩu tại một điểm vận chuyển ở Thượng Hải
Những chính sách này, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp vốn vay với lãi suất thấp và trợ cấp nhà nước cho các ngành công nghiệp chủ chốt đã giúp Trung Quốc củng cố vị thế là "công xưởng của thế giới".
Theo ước tính của Morgan Stanley, đầu tư vào tài sản cố định trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% trong năm nay, cao hơn so với mức 6,5% của năm ngoái.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại rằng việc Bắc Kinh quá phụ thuộc vào sản xuất có thể là một rủi ro lớn. Alicia Garcia-Herrero, Kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại ngân hàng Natixiscảnh báo rằng: “Chủ nghĩa bảo hộ mà Trung Quốc đang và sẽ phải đối mặt trong tương lai không chỉ đến từ thế giới phương Tây, mà sẽ ngày càng gia tăng”.
Theo bà, đến một thời điểm nào đó, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc lại chiến lược dựa hoàn toàn vào công nghiệp hóa như là con đường tăng trưởng duy nhất.
Các tín hiệu từ các nhà sản xuất
Tại Phật Sơn - trung tâm công nghiệp nổi tiếng với khẩu hiệu “Ở đâu có nhà, ở đó có sản phẩm Phật Sơn”, các dấu hiệu khó khăn đã hiện rõ.
Một nhân viên làm việc trong xưởng của một nhà máy sản xuất lò vi sóng ở Phật Sơn
Trước đây, thị trường bất động sản Trung Quốc phát triển mạnh và thị trường xuất khẩu lớn là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất tại Phật Sơn. Tuy nhiên, từ năm 2019 trở đi, tình hình đã thay đổi.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Phật Sơn năm ngoái giảm 10,5% và xu hướng này tiếp tục trong năm nay. Nhiều nhà máy nhỏ đã phá sản do không thể duy trì hoạt động trong bối cảnh suy thoái.
Sự suy thoái này đã khiến nhiều nhà sản xuất, kể cả những đơn vị chưa từng xuất khẩu, phải “tìm cách ra nước ngoài” để tìm kiếm thị trường mới. Điều này có nghĩa là nhiều doanh nghiệp phải thử nghiệm với thương mại quốc tế, mặc dù họ không có kinh nghiệm hay năng lực thương mại quốc tế trước đây.
Một chiến lược phổ biến khác là xây dựng nhà máy tại các quốc gia khác, đặc biệt là Đông Nam Á, để tránh các rào cản địa chính trị. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất vẫn gặp khó khăn trong việc tái lập hiệu quả lao động của Trung Quốc ở nước ngoài.
Sự chuyển đổi cần thiết của nền kinh tế Trung Quốc
Theo Financial Times, chính quyền ông Donald Trump có thể buộc Bắc Kinh phải nhanh chóng chuyển sang mô hình kinh tế do nhu cầu trong nước thúc đẩy.
Nhiều học giả và chuyên gia nhận định rằng mô hình sản xuất và xuất khẩu truyền thống của Trung Quốc đã đạt đỉnh. Giáo sư Yao Yang, nhà kinh tế học nổi tiếng nhấn mạnh: “Đã đến lúc Trung Quốc cần thay đổi chiến lược kinh tế của mình, tập trung nhiều hơn vào nhu cầu trong nước”.
Nếu không, cỗ máy sản xuất khổng lồ của Trung Quốc có nguy cơ tạo ra căng thẳng thương mại và những phản ứng tiêu cực từ các đối tác quốc tế.
Cựu giám đốc cơ quan tình báo nội địa Israel (Shin Bet) tiết lộ, Thủ tướng Benjamin Netanyahu từng yêu cầu cơ quan của ông do thám tổng tư lệnh quân đội và giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Mossad.
Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết, tình hình ở vùng biên giới Kursk của Nga sắp được giải quyết hoàn toàn sau gần 4 tháng quân Ukraine bất ngờ mở chiến dịch đột kích nơi này.
(ĐTCK) Động thái của OPEC+ nhằm trì hoãn việc khôi phục nguồn cung cho đến tháng 4 sẽ góp phần cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu vào năm tới, nhưng tình trạng dư cung được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra.
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều ghi nhận kết quả tích cực, chạm tới kỷ lục mới trong bối cảnh báo cáo việc làm cho thấy thị trường lao động Mỹ có sự phục hồi mạnh mẽ.
Việc Trung Quốc cấm xuất khẩu loạt khoáng sản quan trọng sang Mỹ khiến nhiều doanh nghiệp phương Tây đối mặt với gián đoạn nguồn cung và giá tăng chóng mặt.
Giá dầu tiếp tục giảm vào ngày thứ Sáu (06/12), khi các chuyên gia phân tích tiếp tục dự báo tình trạng dư cung vào năm 2025, bất chấp quyết định của OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng nguồn cung và kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng sâu đến cuối năm 2026.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày thứ Sáu (06/12), sau khi dữ liệu việc làm tháng 11 của Mỹ tốt hơn một chút so với dự báo, tuy nhiên, ko quá nóng đến mức ngăn cản...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.