• CIM 11.62 0.05(0.39%)
  • BTC 94834.22 195.54(0.21%)
  • GOLD 3318.760 30.076(0.9%)
  • WTI 63.14 0.41(0.65%)
  • EUR/USD 1.13619 0.00261(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85329 0.00017(0.02%)
  • USD/CHF 0.82698 0.00017(0.02%)
  • USD/JPY 143.637 1.070(0.75%)
  • USD/CAD 1.38475 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33044 0.00346(0.26%)
  • CAD/CHF 0.59708 0.00018(0.03%)
  • AUD/USD 0.63934 0.00147(0.23%)
  • NZD/USD 0.59547 0.00387(0.65%)
  • CIM 11.62 0.05(0.39%)
  • BTC 94834.22 195.54(0.21%)
  • GOLD 3318.760 30.076(0.9%)
  • WTI 63.14 0.41(0.65%)
  • EUR/USD 1.13619 0.00261(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85329 0.00017(0.02%)
  • USD/CHF 0.82698 0.00017(0.02%)
  • USD/JPY 143.637 1.070(0.75%)
  • USD/CAD 1.38475 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.33044 0.00346(0.26%)
  • CAD/CHF 0.59708 0.00018(0.03%)
  • AUD/USD 0.63934 0.00147(0.23%)
  • NZD/USD 0.59547 0.00387(0.65%)

Vì sao vị thế 'công xưởng thế giới' vẫn sẽ do Trung Quốc nắm giữ?

01:44 16/09/2022

Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ bất chấp các biện pháp phong tỏa liên quan đến dịch Covid-19. Trung Quốc có khả năng giành được thị phần xuất khẩu cao trong cả các ngành công nghệ thấp và công nghệ cao, bao gồm cả những ngành như sản phẩm da, xe kéo và dụng cụ quang học.

Các tranh luận về năng lực sản xuất của Trung Quốc đều có ý kiến chung rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đang mất đi khả năng cạnh tranh tương đối.

Chi phí lao động cao hơn, mâu thuẫn thương mại gay gắt, căng thẳng địa chính trị gia tăng và việc Chính phủ nước này theo đuổi chính sách phòng dịch nghiêm ngặt "không Covid" (zero-Covid) trong nước đang khuyến khích các nhà xuất khẩu rời khỏi Trung Quốc.

Có chuyên gia thậm chí lập luận rằng thời kỳ đỉnh cao sản xuất của Trung Quốc đã đi qua và vị thế công xưởng hàng đầu thế giới sẽ bị các nước khác trong khu vực thay thế. Nói rộng ra, điều này sẽ tác động đáng kể đến quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc và các cân bằng địa chính trị đang phát triển của khu vực.

Vì sao vị thế công xưởng thế giới vẫn sẽ do Trung Quốc nắm giữ?

Hàng hóa tại cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN. 

Theo nhận định của ông William Bratton, nguyên Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC, thực tế là có rất ít dữ liệu để hỗ trợ lập luận trên.

Mặc dù có rất nhiều thông tin đã được đưa ra về việc các công ty dự định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng số liệu cho thấy những động thái đó không ở quy mô đủ lớn để đảo ngược đà mở rộng của các cơ sở sản xuất trong nước cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc.

Bằng chứng rõ ràng nhất chính là các số liệu thương mại. Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ bất chấp các biện pháp phong tỏa liên quan đến dịch Covid-19. Hơn nữa, những số liệu mới nhất từ Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã trở nên cạnh tranh hơn trong những năm gần đây.

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa chế tạo tại Trung Quốc đang tăng nhanh hơn đáng kể so với xuất khẩu của Đức, Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Trung Quốc trên toàn cầu tính theo giá trị đã tăng lên mức cao mới là 21% vào năm ngoái, so với chỉ 17% vào năm 2017. Nước này hiện là nhà cung cấp quốc tế quan trọng hơn Đức, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.

Bên cạnh đó, trái ngược với quan điểm cho rằng các chuỗi cung ứng đang giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc, những năm gần đây các nhà sản xuất Trung Quốc đã củng cố vị thế thống trị trong nhiều lĩnh vực.

Đáng chú ý, nước này có thể đồng thời giành được thị phần xuất khẩu cao trong cả các ngành công nghệ thấp và công nghệ cao, bao gồm cả những ngành như sản phẩm da, xe kéo và dụng cụ quang học.

Thực tế này phản ánh khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Trung Quốc, vốn đang ngày càng chiếm ưu thế trong bức tranh sản xuất của khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nước này chiếm gần 1/2 xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của khu vực trong năm 2021, so với chưa đầy 1/3 của 15 năm trước.

Năng lực cạnh tranh đáng nể của Trung Quốc được xây dựng nhờ sự tương tác phức tạp và hỗ trợ lẫn nhau của nhiều yếu tố trong một nền sản xuất quy mô lớn và cá biệt của riêng nước này. Những điều đó cho phép Trung Quốc thúc đẩy cạnh tranh trong nước, đổi mới và chuyên môn hóa cao hơn so với các nước láng giềng. 

Vì sao vị thế công xưởng thế giới vẫn sẽ do Trung Quốc nắm giữ?

Công nhân làm việc trong một nhà máy tại tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN. 

Kết quả là hiệu quả sản xuất được nâng lên trong khi chi phí thì giảm đi - những bài học và kinh nghiệm mà các đối thủ trong khu vực muốn áp dụng nhưng rất khó. Những lợi ích về quy mô này lại được mở rộng nhờ các chính sách phát triển công nghiệp có quy mô và tham vọng chưa từng có.

Vì vậy, lợi thế sản xuất của Trung Quốc nên được nhìn nhận một cách tổng thể, chứ không nên đưa ra kết luận dựa trên xu hướng của bất kỳ yếu tố cụ thể nào. Chẳng hạn, mức lương tăng nhanh của nước này thu hút nhiều sự chú ý.

Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng điều này báo hiệu sự mất khả năng cạnh tranh trong các ngành sử dụng nhiều lao động.

Điều đó thực chất phản ánh những cải thiện trong năng suất và sự chuyển dịch cơ cấu sang các lĩnh vực công nghệ cao hơn. Hơn nữa, số liệu trung bình của cả nước không thể phản ánh sự đa dạng trong cơ cấu lực lượng lao động Trung Quốc, với một bộ phận đáng kể vẫn đang có mức lương tương đối thấp.

Các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn đang giành được thị phần xuất khẩu trong các ngành công nghệ thấp và thâm dụng lao động, bao gồm cả dệt may. Nói cách khác, những lợi thế trước đây của "công xưởng thế giới” này là rất lớn và áp đảo đến mức chi phí lao động cao hơn không có tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh của Trung Quốc.

Do đó, đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy những nền tảng tạo ra khả năng cạnh tranh của Trung Quốc đang bị “lung lay” hay thậm chí sụp đổ. Thay vào đó, các ngành công nghiệp sản xuất của châu Á vẫn tiếp tục tập trung ở Trung Quốc, và nước này vẫn duy trì vị thế là trung tâm của hệ thống kinh tế khu vực.

Đây là thách thức đối với phần còn lại của khu vực. Sẽ có rất ít quốc gia có thể tái tạo mô hình thành công hoặc tiệm cận với những lợi thế tự nhiên của Trung Quốc. Và điều này sẽ có những hậu quả kinh tế và địa chính trị sâu sắc.

Trước sự thống trị của các sản phẩm Trung Quốc có tính cạnh tranh cao, các nền kinh tế mới nổi sẽ phải vật lộn để phát triển các lĩnh vực sản xuất chiến lược để đạt được và duy trì tăng trưởng dựa trên năng suất trong dài hạn.

Ngay cả những quốc gia tiên tiến cũng không tránh khỏi áp lực do Trung Quốc tạo ra. Việc các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc mất vị trí dẫn đầu trên thị trường đóng tàu và thiết bị viễn thông toàn cầu cho thấy Trung Quốc có thể tham gia và giành chiến thắng trên các sân chơi mà những quốc gia tiên tiến đang nắm vai trò thống trị.

Vì vậy, sẽ là không thực tế khi cho rằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các lĩnh vực sản xuất đang suy yếu. Các động lực tự nhiên thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của nước này hiện nay vừa quy mô lớn vừa khó thay đổi, đến mức phần còn lại của châu Á dường như đang tham gia vào một cuộc chiến thương mại không công bằng khi Trung Quốc chiếm ưu thế lớn hơn nhiều.

Đây cũng là lý do khiến những nỗ lực để thu hẹp sự phụ thuộc vào Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Điều này thể hiện qua việc các biện pháp đa dạng hóa hàng nhập khẩu gần đây, để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đã bị hạn chế do thiếu các nhà cung cấp thay thế đáng tin cậy.

Điều đáng chú ý là Australia và Ấn Độ, những quốc gia được coi là đối thủ trong khu vực của Trung Quốc, đã gia tăng (chứ không giảm) sự phụ thuộc của họ vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong ba năm qua.

Vị thế “công xưởng thế giới” có thể không được Trung Quốc gây dựng nên như một công cụ địa chính trị có chủ đích. Tuy nhiên, cũng giống như cách mà Mỹ có thể sử dụng vai trò lãnh đạo công nghiệp sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để thúc đẩy lợi ích của mình, sự phụ thuộc của các nước khác vào hàng hóa “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) mang lại cho Trung Quốc quyền lực và ảnh hưởng không nhỏ ở châu Á.

Do đó, bất chấp những dự báo về "ngày tàn" của "người khổng lồ" sản xuất châu Á, Trung Quốc vẫn đang thể hiện vai trò dẫn đầu trong nền kinh tế khu vực châu Á nhờ các ngành công nghiệp năng động và siêu cạnh tranh.

Nội dung liên quan:Trung QuốcLàn sóng Covid-19
Indonesia gấp rút tăng sản lượng than, nhắm đến nhu cầu của châu Âu trong mùa đông
Indonesia gấp rút tăng sản lượng than, nhắm đến nhu cầu của châu Âu trong mùa đông
3 năm trước
(KTSG Online) - Các hãng khai thác than Indonesia đang chạy đua tăng sản lượng nhằm đáp ứng cho nhu cầu năng lượng đang gia tăng của châu Âu trước khi mùa
Nước Mỹ đang dịch chuyển mạnh mẽ sang xu hướng làm việc từ xa
Nước Mỹ đang dịch chuyển mạnh mẽ sang xu hướng làm việc từ xa
3 năm trước
(KTSG Online) - Dữ liệu mới cho thấy số người Mỹ làm việc từ xa trong năm 2021 tăng gấp 3 lần so với năm 2019 và xu hướng này tiếp tục duy trì trong năm
Ông chủ Shopee dừng nhận lương thưởng
Ông chủ Shopee dừng nhận lương thưởng
3 năm trước
Khi điều kiện kinh doanh xấu đi, công ty mẹ Shopee tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Ban lãnh đạo cấp cao của tập đoàn chấp nhận không nhận lương và giảm chi tiêu.
Báo cáo Adobe: lợi nhuận cao hơn, doanh thu thấp hơn trong Q3
Báo cáo Adobe: lợi nhuận cao hơn, doanh thu thấp hơn trong Q3
3 năm trước
Investing.com - Adobe báo cáo lợi nhuận quý ba cao hơn kỳ vọng của các chuyên gia vào Thứ 5 với doanh thu giảm so với dự báo.
Bức tranh kinh tế Mỹ - Âu u ám
Bức tranh kinh tế Mỹ - Âu u ám
3 năm trước
Giá dầu điều chỉnh trong bối cảnh báo cáo lạm phát tăng nóng trong tháng 8 có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng mạnh lãi suất vào tuần tới.
Vì sao đồng bạc xanh tăng giá chẳng phải chuyện hay ho?
Vì sao đồng bạc xanh tăng giá chẳng phải chuyện hay ho?
3 năm trước
Đồng USD liên tục tăng giá so với nhiều đồng tiền khác thời gian gần đây xuất phát từ nhiều lý do trong đó có sự khác biệt chính sách và vị thế của kinh tế Mỹ.
Dubai trong ảnh khác xa với tưởng tượng của thế giới
Dubai trong ảnh khác xa với tưởng tượng của thế giới
3 năm trước
Một nhiếp ảnh gia đã lang thang khắp Dubai để chụp những bức ảnh yên bình và hoài cổ ở một trong những đô thị hiện đại và giàu có hàng đầu thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo đang âm thầm
Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo đang âm thầm "nảy mầm" từ nơi ít ai ngờ tới?
3 năm trước
Ralph Axel, chiến lược gia lãi suất của Bank of America, mới đây cảnh báo khách hàng rằng “tình trạng thanh khoản sụt giảm và tính đàn hồi của thị trường trái phiếu kho bạc hiện đang là một trong...
Chứng khoán châu Á trái chiều, Nhật Bản tăng điểm dù thâm hụt thương mại cao kỷ lục
Chứng khoán châu Á trái chiều, Nhật Bản tăng điểm dù thâm hụt thương mại cao kỷ lục
3 năm trước
Chứng khoán Nhật Bản, Australia, Hong Kong tăng trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc giảm.
Công ty của tỷ phú giàu thứ hai thế giới đóng cửa hàng loạt kho hàng tại Mỹ
Công ty của tỷ phú giàu thứ hai thế giới đóng cửa hàng loạt kho hàng tại Mỹ
3 năm trước
Amazon đang thu hẹp quy mô kho hàng tại Mỹ sau giai đoạn tích cực mở rộng mạng lưới nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến gia tăng trong thời kỳ đại dịch.
Nghị viện châu Âu ủng hộ các mục tiêu cao hơn về tiết kiệm năng lượng
Nghị viện châu Âu ủng hộ các mục tiêu cao hơn về tiết kiệm năng lượng
3 năm trước
Để đạt được mục tiêu nêu trên, các quốc gia cần rút ngắn thời gian triển khai các dự án phong điện và điện Mặt Trời mới, cải tạo hàng triệu tòa nhà cao tầng, qua đó giảm thiếu năng lượng lãng phí.
Mở cửa trở lại: cơ hội cho Nhật Bản làm mới mình
Mở cửa trở lại: cơ hội cho Nhật Bản làm mới mình
3 năm trước
Trong bối cảnh mức giá JPY gần như rẻ nhất trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đang chuẩn bị mở cửa trở lại biên giới, nhưng họ nên suy nghĩ về loại hình quốc gia du lịch mà họ muốn trở thành. Có...
Thứ Bảy, 26/04/2025
02:30
   
AustraliaAUDAustralia
   
Thực tế: -54.6K
Dự báo:
Trước đó: -58.8K
-54.6K
-58.8K
02:30
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế: 49.9K
Dự báo:
Trước đó: 49.0K
49.9K
49.0K
02:30
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế: 177.8K
Dự báo:
Trước đó: 171.9K
177.8K
171.9K
02:30
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: -26.9K
Dự báo:
Trước đó: -33.1K
-26.9K
-33.1K
02:30
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: 65.0K
Dự báo:
Trước đó: 69.3K
65.0K
69.3K
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Nam Long: Doanh số 4 tháng đạt 2.560 tỷ đồng, bằng một nửa năm 2024Nam Long: Doanh số 4 tháng đạt 2.560 tỷ đồng, bằng một nửa năm 2024
44 phút trước
Doanh số bàn hàng trong 4 tháng đầu năm đến từ các dự án Ehomes Cần Thơ, Southgate, Cần Thơ 34 ha, Akari City, Izumi và Mizuki Park.
Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệpNgân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp
52 phút trước
Dù có biến động khách quan, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định chính sách ổn định tỷ giá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.
Ông Dương Công Minh: Sacombank sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự trong 2025 - 2026Ông Dương Công Minh: Sacombank sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự trong 2025 - 2026
1 giờ trước
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm nhân sự ở các phòng giao dịch truyền thống. Đồng thời, ngân hàng đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực công nghệ, quản trị dữ liệu, AI...
Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 26/4: Thế giới di động, Đạm Cà Mau, HDBank báo lãi tăng, DN dầu khí có LNTT tăng hơn 350%Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 26/4: Thế giới di động, Đạm Cà Mau, HDBank báo lãi tăng, DN dầu khí có LNTT tăng hơn 350%
8 giờ trước
Với mức tăng trưởng này, HDBank đã vượt qua cả ACB và VPBank, trở thành ngân hàng tư nhân lãi cao thứ hai hệ thống, chỉ sau Techcombank.
Ông Trump nói đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan, điện đàm với ông Tập Cận BìnhÔng Trump nói đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan, điện đàm với ông Tập Cận Bình
9 giờ trước
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã đạt 200 thỏa thuận về thuế quan với các đối tác thương mại và trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có thông tin riêngTop 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu có thông tin riêng
11 giờ trước
(ĐTCK) Thị trường có tuần biến động mạnh, nhưng cuối cùng vẫn cho tín hiệu hồi phục với mức tăng hơn 10 điểm. Dòng tiền cho thấy mức độ phân hóa mạnh khi tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ...
Ông Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tớiÔng Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tới
12 giờ trước
Ông Trump tin tưởng Mỹ sẽ sớm hoàn tất các thỏa thuận thuế quan.
Tổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung QuốcTổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc
12 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần quaDiễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
13 giờ trước
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Khối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechipKhối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechip
14 giờ trước
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
Thị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóngThị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóng
15 giờ trước
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tếTrung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tế
15 giờ trước
Giới chức Trung Quốc sẽ tăng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động chịu ảnh hưởng từ thuế nhập khẩu của Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.