• CIM 11.31 0.07(0.64%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 87012.61 1833.37(2.15%)
  • GOLD 3419.940 93.110(2.80%)
  • WTI 62.22 1.45(2.28%)
  • EUR/USD 1.15377 0.01000(1.30%)
  • EUR/GBP 0.86078 0.00439(0.51%)
  • USD/CHF 0.80473 0.01000(1.32%)
  • USD/JPY 140.804 1.300(0.92%)
  • USD/CAD 1.37944 0.00455(0.33%)
  • GBP/USD 1.34029 0.01000(0.84%)
  • CAD/CHF 0.58328 0.01000(1.02%)
  • AUD/USD 0.64306 0.01000(0.91%)
  • NZD/USD 0.60166 0.01000(1.50%)
  • CIM 11.31 0.07(0.64%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 87012.61 1833.37(2.15%)
  • GOLD 3419.940 93.110(2.80%)
  • WTI 62.22 1.45(2.28%)
  • EUR/USD 1.15377 0.01000(1.30%)
  • EUR/GBP 0.86078 0.00439(0.51%)
  • USD/CHF 0.80473 0.01000(1.32%)
  • USD/JPY 140.804 1.300(0.92%)
  • USD/CAD 1.37944 0.00455(0.33%)
  • GBP/USD 1.34029 0.01000(0.84%)
  • CAD/CHF 0.58328 0.01000(1.02%)
  • AUD/USD 0.64306 0.01000(0.91%)
  • NZD/USD 0.60166 0.01000(1.50%)

Vì sao tỷ giá nóng ngay từ đầu năm?

03:00 17/01/2025

Kinh tế Sài Gòn Online

“Trước thời điểm ông Trump chính thức nhậm chức, kỳ vọng về việc Fed hạ lãi suất giảm thiểu. Từ đầu năm 2025, chỉ số DXY nhiều thời điểm vượt mốc 109 điểm”, ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO của AFA Capital, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Vì sao tỷ giá nóng ngay từ đầu năm?

Kho bạc Nhà nước đã mua đủ khối lượng đô la Mỹ cần thiết để thanh toán trái phiếu đến hạn, có lẽ sức ép ngắn hạn với tỷ giá đã trôi qua. Ảnh: LÊ VŨ

Nhiều biến số với tỷ giá 2025

KTSG: Thưa ông, khác với mọi năm, áp lực tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đã xuất hiện ngay từ đầu năm. Các định chế tài chính như Standard Chartered hay UOB đều cảnh báo sức ép tỷ giá sẽ gia tăng vào quí 2 và quí 3 trước khi hạ nhiệt vào quí 4 năm nay. Ông bình luận như thế nào về các nhận định này? Quan điểm của ông như thế nào?

Vì sao tỷ giá nóng ngay từ đầu năm?

- Ông Nguyễn Minh Tuấn: Theo tôi, sức ép tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đến ngay từ quí 1-2025, chứ không phải từ quí 2 hay quí 3 như dự báo của Standard Chartered, UOB. Có những yếu tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn. Thứ nhất, chỉ số PMI dịch vụ của Mỹ tháng 12-2024 tăng từ mức 52,1 trong tháng 11-2024 lên mức 54,1 - cao hơn mức 53,3 được dự đoán trước đó.

Trong sáu tháng cuối năm 2024, PMI dịch vụ của Mỹ đều ở trên mức 50, chứng tỏ nền kinh tế Mỹ đang phát triển tốt, lạm phát có thể quay trở lại. Thứ hai là về thị trường việc làm Mỹ. Theo báo cáo ngày 10-1-2025 của Cục Thống kê lao động Mỹ, số việc làm phi nông nghiệp trong tháng 12-2024 tăng lên tới 256.000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 4,1% - thấp hơn so với dự đoán là 4,2%.

Như vậy, trước thời điểm Tổng thống đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump - chính thức nhậm chức, kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất giảm thiểu. Từ đầu năm 2025, chỉ số DXY đo lường sức mạnh của đô la Mỹ nhiều thời điểm vượt mốc 109 điểm, đạt kỷ lục 109,94 điểm vào ngày 13-1-2024 (theo giờ Mỹ). Vấn đề tỷ giá đã nóng ngay từ những ngày đầu năm 2025. Nhiều nhà phân tích dự đoán, chính sách tài khóa của ông Trump sẽ là mở rộng, tăng thâm hụt nên lạm phát kỳ vọng sẽ tăng. Trong năm 2025, có thể Fed chỉ hạ lãi suất một lần.

Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), liên tiếp trong hai phiên giao dịch ngày 3-1 và 6-1-2025, NHNN cung cấp các hợp đồng kỳ hạn (có kèm quyền chọn hủy) tại cùng mức tỷ giá 25.450. Động thái này cho thấy sự tự tin của NHNN trong giữ ổn định tỷ giá liên ngân hàng quanh mức 25.450. Bên cạnh đó, việc chủ động thực hiện các chính sách kiểm soát tỷ giá ngay từ đầu năm rất đáng ghi nhận. Trong vài tháng đầu năm 2024, chúng ta đã để tiền đồng mất giá 3-4%, nên phần còn lại của năm 2024 phải đuổi theo ghìm cương tỷ giá tương đối căng thẳng.

Nhìn chung, áp lực từ tỷ giá vẫn còn trong nửa đầu năm 2025 trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn khoảng 80 tỉ đô la Mỹ, làm giảm khả năng can thiệp của NHNN. Nếu sau cuộc họp tháng 6-2025, Fed quyết định cắt giảm lãi suất, tỷ giá sẽ hạ nhiệt. Dù vậy, đây chỉ là một khả năng vì 2025 là một năm rất khó đoán định.

KTSG: Theo nhiều chuyên gia, hai yếu tố chính tác động tới tỷ giá là thâm hụt thương mại và chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới. Vậy thặng dư thương mại của nền kinh tế Việt Nam nhiều năm gần đây có vai trò như thế nào trong việc làm giảm sức nóng tỷ giá? Và từ góc nhìn này, có thể dự đoán như thế nào về cách thức các nhà quản lý có thể hóa giải sức ép tỷ giá trong năm 2025?

- Chúng ta cần hiểu cán cân tổng thể gồm cán cân thanh toán và thay đổi dự trữ ngoại hối. Trong cán cân thanh toán, có cán cân vốn - tài chính và cán cân vãng lai, mà thặng dư thương mại là một cấu phần trong cán cân vãng lai. Nghĩa là, trong cán cân tổng thể, thặng dư xuất - nhập khẩu của Việt Nam chỉ thể hiện một phần tương đối khiêm tốn.

Quan trọng hơn, thặng dư thương mại của Việt Nam có thể không đồng hành với thặng dư về dòng tiền. Trong giai đoạn 2020-2023, dù cán cân thương mại duy trì mức thặng dư tăng từ 15,1 tỉ đô la Mỹ lên 25,1 tỉ đô la, cán cân vãng lai lại chứng kiến mức thâm hụt 4,63 tỉ đô la vào năm 2021 và chỉ thặng dư 1,4 tỉ đô la vào năm sau đó. Nguyên nhân là do thâm hụt của cán cân dịch vụ gia tăng, trong khi kiều hối tăng chậm, thậm chí sụt giảm trong hai năm 2021-2022.

Một yếu tố khác cần lưu ý là thặng dư thương mại chủ yếu đến từ xuất siêu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vậy nên, dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lớn hơn nhập khẩu, cán cân vãng lai vẫn phải tính đến phần doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước, thường vào tháng 3 hàng năm. Thêm vào đó, nhiều trường hợp, dòng tiền của doanh nghiệp FDI chạy lòng vòng giữa các tài khoản của họ, ở trong và ngoài nước, chứ không chuyển sang tiền đồng.

Đối với các doanh nghiệp xác định Việt Nam là thị trường chính, thậm chí, họ ít có nhu cầu bán ngoại tệ mà còn có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển về nước dưới hình thức lợi nhuận. Ngay cả đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, bởi lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ hiện là 0%, doanh nghiệp không có nhu cầu chuyển từ đô la Mỹ sang tiền đồng mà giữ trong tài khoản để phục vụ cho các chu kỳ mua sắm nguyên vật liệu tiếp theo. Theo quan điểm của tôi, trong vấn đề tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng, thặng dư cán cân thương mại không có quá nhiều ý nghĩa.

Như vậy, để cân bằng cán cân tổng thể, chúng ta sẽ phải nhờ vào cán cân vốn - tài chính, với phần đóng góp lớn của dòng vốn FDI giải ngân. Trong năm 2025, dòng tiền này càng đóng vai trò cốt yếu bởi lẽ khi DXY tiếp tục duy trì ở vùng cao, khối ngoại sẽ rút tiền về. Trong năm 2024, khi DXY chưa đạt tới mốc 109, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3,5 tỉ đô la, và với diễn biến chỉ số này từ đầu năm, chưa có căn cứ để kỳ vọng khối ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam một cách nhanh chóng.

Từ góc độ điều hành chính sách, thúc đẩy dòng vốn FDI giải ngân sẽ tạo ra thanh khoản đô la Mỹ cho thị trường. Ngoài ra, vấn đề nâng hạng TTCK Việt Nam, nếu thực hiện thành công trong năm 2025, sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài có thêm động lực tham gia vào TTCK Việt Nam.

Yếu tố Trung Quốc và chính sách Trump 2.0

KTSG: Về giải pháp thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và tiền đồng, vấn đề nằm ở chỗ, nếu tăng lãi suất tiền đồng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp, cản trở quá trình phục hồi còn tương đối chậm của họ. Liệu có phương án nào giúp chúng ta hài hòa được cả hai mục tiêu hay không, thưa ông?

- Chúng ta đang giải quyết vấn đề này thông qua các hoạt động ở thị trường liên ngân hàng. Khi tỷ giá tăng, lãi suất cũng sẽ phải điều chỉnh tăng theo. NHNN sẽ triển khai các biện pháp hút ròng thanh khoản của thị trường liên ngân hàng thông qua việc phát hành tín phiếu, đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng lên cao hơn để làm giảm áp lực chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và tiền đồng.

Trong năm 2025, các nhà điều hành sẽ phải thực hiện các nghiệp vụ này sớm, nhanh và quyết liệt hơn. Trên thực tế, trong tuần từ ngày 6-1 đến 10-1-2025, dữ liệu của Wichart ghi nhận, NHNN hút ròng hơn 50.000 tỉ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất mới thể hiện ở thị trường liên ngân hàng. Như đã đề cập, đối với doanh nghiệp và người dân, do lãi suất của các tài khoản đô la Mỹ bằng 0%, họ không có xu hướng bán đô la Mỹ để thu tiền đồng mà giữ đô la Mỹ ở các tài khoản, hoặc là của ngân hàng tại Việt Nam hoặc là của ngân hàng tại các nước nhập khẩu hàng hóa. Đây là vấn đề chúng ta cần phải xem xét.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, tôi thấy rằng, nếu chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào chính sách tiền tệ thì dư địa để hạ lãi suất sẽ rất mỏng, chưa kể cần một khoảng thời gian nhất định để chính sách thẩm thấu và phát huy tác dụng của nó đối với nền kinh tế. Vì thế, tôi kỳ vọng vào sự quyết liệt của chính sách tài khóa, bao gồm đẩy mạnh đầu tư công và giảm các loại thuế, phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh.

KTSG: Từ phía thị trường nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố chính sách tiền tệ nới lỏng hợp lý. Đụng độ thương mại Mỹ - Trung Quốc nếu xảy ra căng thẳng hơn thì có thể Trung Quốc sẽ chủ động giảm giá đồng nhân dân tệ để ứng phó với thuế quan tăng. Những yếu tố này có tác động như thế nào tới vấn đề tỷ giá của Việt Nam, thưa ông?

- Yếu tố Trung Quốc sẽ tạo ra những tác động dài hạn tới tỷ giá. Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, trong năm 2024, con số này là 83,7 tỉ đô la Mỹ. Việc Trung Quốc hạ lãi suất nhân dân tệ xuống thấp sẽ khiến vấn đề tỷ giá trở nên “nhức nhối”. Đây là thách thức cần tính tới. Dù vậy, dưới góc nhìn của tôi, NHNN đang điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các mục tiêu vĩ mô, trong đó ưu tiên lớn là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng.

Năm 2025, kinh tế vĩ mô toàn cầu đối mặt với bất định lớn từ chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đối với Việt Nam, trong trường hợp thuận lợi, Mỹ sẽ đánh thuế 25% với tất cả hàng hóa Trung Quốc sau điều tra, 25% với Canada và Mexico, 10% với các nền kinh tế làm tăng thâm hụt của Mỹ do sự dịch chuyển thương mại khỏi Trung Quốc (bao gồm Việt Nam), xuất khẩu của chúng ta vẫn tương đối khả quan, vấn đề tỷ giá cũng sẽ thuận lợi hơn. Đối với kịch bản tiêu cực, mức thuế áp dụng lên hàng hóa Trung Quốc là 60% và hàng hóa từ các nước được hưởng lợi là 20%, xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng xấu. Chúng ta cần lường trước và có phương án ứng phó với tình huống này.

Nội dung liên quan:Donald TrumpĐồng Đô la
Làn sóng chấm dứt hoạt động của các công ty đa cấp: Hơn 1.000 nhân sự thất nghiệp
Làn sóng chấm dứt hoạt động của các công ty đa cấp: Hơn 1.000 nhân sự thất nghiệp
3 tháng trước
Hiện tại, cả nước chỉ còn 19 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp, giảm đáng kể so với 67 doanh nghiệp vào năm 2016.
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
3 tháng trước
Ngày 17/01/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng...
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024
3 tháng trước
Cầu vốn tăng trong quý cuối năm đẩy tín dụng tăng cao, đã tác động tích cực lên lợi nhuận của các nhà băng trong năm 2024, nhiều ngân hàng không chỉ hoàn thành, mà còn vượt chỉ tiêu.
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank
3 tháng trước
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongABank sẽ là các Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do VPBank và HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ.
Ông Vũ Văn Tiền sẽ rời HĐQT ABBank dẫn dắt Ủy ban chiến lược ESG
Ông Vũ Văn Tiền sẽ rời HĐQT ABBank dẫn dắt Ủy ban chiến lược ESG
3 tháng trước
Ngày 15/01/2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) thông báo thành lập Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG với vai trò dẫn dắt của ông Vũ Văn Tiền - Phó Chủ Tịch HĐQT.
VPBank và HDBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank
VPBank và HDBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank
3 tháng trước
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các NHTM TNHH một thành viên do VPBank và HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tỷ giá hôm nay 17/1: USD ngân hàng giảm sâu
Tỷ giá hôm nay 17/1: USD ngân hàng giảm sâu
3 tháng trước
Tỷ giá trung tâm hôm nay 17/1 niêm yết ở mức 24.341 VND/USD, tăng 8 đồng so với cùng thời điểm sáng 16/1.
Ông Vũ Văn Tiền từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT ABBank
Ông Vũ Văn Tiền từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT ABBank
3 tháng trước
Ông Vũ Văn Tiền sẽ thôi tham gia HĐQT và tập trung dẫn dắt, chỉ đạo Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG.
Giá vàng hôm nay ngày 17/1: Vàng
Giá vàng hôm nay ngày 17/1: Vàng "nóng" hơn, bỏ xa mốc 87 triệu đồng/lượng
3 tháng trước
(ĐTCK) Những dữ liệu báo cáo mới công bố cùng việc đảo chiều giảm của chỉ số USD tiếp tục khiến vàng "nóng" hơn, với giá vàng trong nước đồng loạt bỏ xa mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá ngoại 17/1: Giá USD biến động trái chiều tại các ngân hàng
Tỷ giá ngoại 17/1: Giá USD biến động trái chiều tại các ngân hàng
3 tháng trước
Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ngày 17/1 tăng 8 đồng so với sáng 16/1 lên mức 24.341 VND/USD, trong khi đó, đồng nhân dân tệ vẫn tiếp tục giảm giá.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/1/2025: Một nhà băng tăng mạnh kỳ hạn ngắn
Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/1/2025: Một nhà băng tăng mạnh kỳ hạn ngắn
3 tháng trước
Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/1/2025, Eximbank tiếp tục tăng lãi suất huy động tại một số kỳ hạn, mức tăng cao nhất lên đến 0,8%/năm, trở thành ngân hàng thứ hai tăng lãi suất hai lần trong tháng.
Thủ tướng ban hành chỉ đạo 'nóng' tới NHNN và Bộ Tài chính
Thủ tướng ban hành chỉ đạo 'nóng' tới NHNN và Bộ Tài chính
3 tháng trước
Một số hội, nhóm đầu cơ, nhà đầu tư, cá nhân lợi dụng sự thiếu hiểu biết về bất động sản của người dân để "đẩy giá tăng cao", "tạo giá ảo”.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
18:30
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế: 3.8%
Dự báo:
Trước đó: 3.4%
3.8%
3.4%
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
2 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
2 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
2 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
2 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
2 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
3 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
3 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
USD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của FedUSD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của Fed
3 giờ trước
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của VingroupKiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của Vingroup
3 giờ trước
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Lợi nhuận chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao… giảm mạnhLợi nhuận chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao… giảm mạnh
3 giờ trước
Trong năm 2024, Goldsun Food, chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao... báo lãi sau thuế 5 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ.
VNDirect cắt giảm 1/3 nhân sự so với thời kỳ đỉnh cao, Chủ tịch Phạm Minh Hương đưa ra cảnh báoVNDirect cắt giảm 1/3 nhân sự so với thời kỳ đỉnh cao, Chủ tịch Phạm Minh Hương đưa ra cảnh báo
3 giờ trước
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
[Cập nhật] KQKD ngân hàng quý I: VietinBank tạm thời dẫn đầu, SeABank và ABBank tăng ba con số[Cập nhật] KQKD ngân hàng quý I: VietinBank tạm thời dẫn đầu, SeABank và ABBank tăng ba con số
4 giờ trước
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.