Vì sao thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng?
16:22 18/05/2022
Những tháng đầu năm 2022, nhờ vào các nỗ lực kiểm soát tình hình dịch bệnh, mở cửa dần nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát… đã giúp nền kinh tế đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, một trong những chỉ số phản ánh sự sôi động của thị trường tài chính là VN-Index lại liên tục sụt giảm.
Chia sẻ góc nhìn về vấn đề nêu trên, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital (CFA), cho rằng sự giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với những gì đã diễn ra trên thị trường toàn cầu.
Những kết quả tích cực từ nền kinh tế
Từ các dữ liệu thống kê, Tổng cục Thống kê đã nhận định kinh tế-xã hội trong quý đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đây cũng là cơ sở để chuyên gia của VinaCapital tin rằng, điều này sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam vượt qua được cơn bão đang tác động đến các thị trường chứng khoán quốc tế hiện nay.
Một điểm đáng chú ý nữa, theo ông Michael Kokalari, số người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đã giảm xuống và hầu hết các biện pháp giảm thiểu lây nhiễm Covid trong nước đều đã được loại bỏ, cho phép người tiêu dùng tiếp tục các hoạt động kinh tế hàng ngày của họ. Do đó, tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam tăng nhanh từ mức tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2 tháng đầu 2022, lên 10,4% trong tháng 3 và 12,1% trong tháng 4.
Tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 GDP của Việt Nam, vì vậy theo ông sự phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng hiện nay giúp củng cố dự báo của VinaCapital về tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay.
Tiếp theo, theo ông, sự sụt giảm số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng về số lượng người có việc làm trong ngành sản xuất trong một năm vào tháng 4 vừa qua. Sản xuất chiếm hơn 20% GDP của Việt Nam và tăng trưởng tốt với con số 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu 2022, mặc dù ngày càng nhiều công ty cho biết họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo đầu vào sản xuất do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.
Trong bối cảnh kinh tế phục hồi, chỉ số VN-Index (VNI) đang giảm mạnh mặc dù thị trường chứng khoán được nhận định đang có nhiều ưu thế. Những điểm mạnh đó bao gồm tỷ lệ P/E kỳ vọng đạt 11.4x so với kỳ vọng tăng trưởng thu nhập đồng thuận đạt 21% đối với các cổ phiếu VNI trong năm nay, và mức chiết khấu định giá khoảng 30% so với các quốc gia cùng khu vực.
Theo ông Michael Kokalari, kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Lê Hoàng
Tuy nhiên, trên thị trường tồn tại sự phân hóa hiệu quả đầu tư khá rõ rệt giữa các ngành khác nhau do sự khác biệt giữa các yếu tố cơ bản, và điều này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tìm được chỗ trú ẩn trong các cổ phiếu phòng thủ.
Ba lĩnh vực nổi bật là: dịch vụ tiện ích, hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ thông tin, giá cổ phiếu của các lĩnh vực này vẫn tăng từ trước đến nay, được hỗ trợ bởi kết quả quý 1 tốt, điều có thể được nhìn thấy trong bảng trên – và bởi các yếu tố cơ bản khác.
Cụ thể lợi nhuận và giá cổ phiếu của ngành dịch vụ tiện ích được hỗ trợ bởi tăng trưởng sản xuất điện đã tăng gấp đôi trong năm nay, còn cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu đang được hưởng lợi từ kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của một số công ty chủ chốt trong ngành.
Trong khi đó, lợi nhuận và giá cổ phiếu ngành công nghệ thông tin đang được thúc đẩy bởi doanh thu gia công phần mềm tăng khoảng 30% của FPT – một doanh nghiệp lớn trong ngành, cùng với đó là mức tăng gần 60% số lượng các hợp đồng gia công mới trong quý 1 của công ty này.
Ngoài ba lĩnh vực trên, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cũng lưu ý rằng lợi nhuận của các công ty ngành Vật liệu tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1, được thúc đẩy bởi mức tăng lợi nhuận khoảng 8 lần của các công ty phân bón. Lợi nhuận của các công ty Hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 45%.
Lợi nhuận của các công ty ngành tài chính tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1-2022, và VinaCapital kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sẽ đạt 36% trong năm tài chính 2022, nguyên nhân chủ yếu bởi tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 14% và mức tăng của biên lãi ròng tại các ngân hàng thương mại trong nước.
Lý do VN-Index liên tục sụt giảm
Theo ông Michael Kokalari, lý do VN-Index liên tục sụt giảm dù kinh tế mạnh mẽ và nhiều yếu tố hỗ trợ như trên là do ảnh hưởng từ đà sụt giảm liên tục của thị trường chứng khoán toàn cầu.
Và sự sụt giảm liên tục trên thị trường chứng khoán toàn cầu chủ yếu là do kế hoạch tăng lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi VinaCapital kỳ vọng Fed sẽ từ bỏ kế hoạch tăng lãi suất nếu thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc, thì đợt giảm điểm hiện tại trên các thị trường chứng khoán toàn cầu có thể còn tiếp tục diễn ra.
Theo ông, các thị trường chứng khoán mới nổi/cận biên sẽ gánh chịu áp lực từ mức tăng giá trị 15% so với cùng kỳ năm ngoái của đồng đô la Mỹ/DXY, bởi sự tăng giá của đồng đô la Mỹ (USD) thường không thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn vào các thị trường mới nổi/cận biên.
Bên cạnh vấn đề thị trường chứng khoán toàn cầu đang sụt giảm, theo chuyên gia này, việc các nhà đầu tư buộc phải bán các cổ phiếu liên quan đến cho vay ký quỹ đang tạo ra áp lực nặng nề lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tuần qua.
Mặt khác, số lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã tăng gần 70% trong 12 tháng qua, và hầu hết những người mới tham gia thị trường đều có xu hướng thích mở tài khoản giao dịch ký quỹ với hy vọng kiếm được lợi nhuận nhanh chóng trên thị trường chứng khoán.
Chuyên gia VinaCapital còn cho rằng sự giảm điểm tại thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu đã kích hoạt các lệnh dừng ký quỹ (margin call), và nhiều nhà đầu tư mới này đang từ bỏ các vị thế mua của họ. Do đó, VinaCapitla ước tính rằng số dư ký quỹ đang lưu hành tại các công ty môi giới đã giảm khoảng 25% so với mức cao nhất từ vài tuần trước.
Tuy nhiên, bên cạnh việc buộc phải bán cổ phiếu, điều được thúc đẩy bởi các lệnh dừng ký quỹ mà các nhà đầu tư cá nhân phải đối mặt, theo ông còn có thêm một nhân tố liên quan đến việc bán tháo chứng khoán khác.
Ông dẫn thông tin báo chí đưa rằng một số công ty đã vay tiền với mục đích dành cho việc phát triển bất động sản và/hoặc các dự án khác, nhưng các công ty này sau đó đã đi ngược với lời cam kết của họ và sử dụng tiền để tham gia vào thị trường chứng khoán. Chính phủ hiện đang ngăn chặn tình trạng sử dụng nguồn vốn sai cách này, và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các nhà đầu tư tổ chức buộc phải bán cổ phiếu.
Ông Michael Kokalari kết luận: việc giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với những gì đã diễn ra trên thị trường toàn cầu. Mặc dù áp lực bán tháo ngày càng gia tăng do sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mới lần đầu tiên đối mặt với các lệnh dừng ký quỹ, cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ đối với các công ty vay tiền để đầu tư cổ phiếu nhưng không điều gì trong số những lý do này có khả năng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hoặc đến tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết.
Trong quý 1, mức lợi nhuận này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, và chuyên gia VinaCapital kỳ vọng, lợi nhuận của tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TPHCM sẽ tăng gần 30% trong năm nay.
Và cuối cùng ông lưu ý rằng giá trị của tiền đồng gần như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chỉ số USD tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. VinaCapital tin rằng khả năng phục hồi của tiền đồng bất chấp sự tăng giá mạnh của đồng USD là một chỉ báo chính xác về sức mạnh cơ bản của nền kinh tế Việt Nam, từ đó giúp hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của thị trường.
KKR là quỹ đầu tư thứ hai Thủ tướng gặp ở New York sau Warburg Pincus. Quỹ cho biết mong muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng, chuyển đổi số, lương thực, hàng tiêu dùng, công nghệ… tại Việt Nam.
(ĐTCK) Khi các ngưỡng điểm của chỉ số được xem là đáy, liên tục bị xuyên thủng, việc dự báo tương lai thị trường chứng khoán trở nên khó khăn, nhưng vẫn có không ít nhà đầu tư lựa chọn mua vào khi cổ phiếu bị bán tháo.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng nhận định: “Hiện bất động sản công nghiệp là mảng bổ trợ nhưng trong tương lai sẽ là mảng chính của Vinhomes, mang lại dòng tiền thường xuyên cho công ty”.
Theo MBS thị trường đang có dấu hiệu phục hồi tốt nhất kể từ phiên 25/4, VN-Index nhiều khả năng sẽ thử thách ngưỡng 1.260 điểm trong các phiên sắp tới.
"Chúng ta phải khẳng định rằng, việc để xảy ra những sai phạm và phải xử lý sai phạm là điều chúng ta hoàn toàn không mong muốn và thật rất đáng tiếc. Về phía Bộ Tài chính, Bộ và các đơn vị...
(ĐTCK) Bộ Tài chính sẽ triển khai quyết liệt, kịp thời các giải pháp ngắn hạn; kiên định các giải pháp trung, dài hạn để thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa trong tương lai.
"Cái quan trọng nhất của NĐT là phải tìm ra được một doanh nghiệp tốt, phải tìm ra danh mục tốt, đâu đó chỉ khoảng 5 mã và liên tục tìm hiểu thêm. Khi đã thông thạo cơ bản, giỏi về phân tích...
(KTSG Online) - Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bị cách tất cả chức vụ trong Đảng, theo thông báo ngày 18-5 của Ủy ban Kiểm tra
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.