4 năm sau khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị quay trở lại sau khi hàng triệu cử tri bỏ phiếu ủng hộ, trao cho ông cơ hội thứ hai để lãnh đạo đất nước.
Việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ năm nay được coi là kỳ tích sau thất bại cay đắng trước đối thủ Dân chủ Joe Biden vào năm 2020. Chính khách Cộng hòa này đã từ chối chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống cách đây 4 năm và cho đến nay vẫn bị lên án vì vai trò của ông trong các nỗ lực lật ngược kết quả bỏ phiếu thời điểm đó.
Ông Donald Trump. Ảnh: NBC
Ông Trump cũng phải đối mặt với các cáo buộc kích động vụ bạo loạn ở trụ sở Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol vào ngày 6/1/2021, lưu giữ tài liệu mật của chính phủ ở tư dinh tại Florida sau khi mãn nhiệm và dự kiến sẽ ghi dấu ấn trong lịch sử như người đầu tiên từng bị tuyên phạm trọng tội trở thành tổng thống.
Theo giới quan sát, dù là nhân vật gây tranh cãi, nhưng ông Trump cuối cùng vẫn thắng cử năm nay vì một số lí do.
Thông điệp về nền kinh tế tạo sự đồng cảm
Các cử tri rõ ràng đã tập trung vào câu hỏi ông Trump thường đặt ra ở mỗi cuộc mít tinh vận động tranh cử: “Hiện tại bạn có khá hơn so với 2 năm trước không?”. Theo BBC, rất nhiều người đánh giá kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump tốt hơn và họ đã chán ngán với việc phải vật lộn mưu sinh trong bối cảnh chi phí sinh hoạt và giá thực phẩm leo thang. Mặc dù phần lớn nguyên nhân gây ra lạm phát là do tác động từ bên ngoài như đại dịch Covid-19, nhưng họ vẫn đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.
Các cử tri cũng quan ngại sâu sắc về tình trạng nhập cư bất hợp pháp đã đạt mức kỷ lục dưới thời ông Biden. Họ thường không bày tỏ quan điểm phân biệt chủng tộc hoặc tin người nhập cư đang ăn thịt thú cưng của người dân như ông Trump từng tuyên bố, nhưng họ muốn việc kiểm soát biên giới mạnh mẽ hơn hiện tại.
Trong khi đó, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm nay đã cam kết sẽ "chấm dứt lạm phát và giúp nước Mỹ trở nên dễ chi trả trở lại". Ông hứa sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hơn và cho rằng việc trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ sẽ giảm bớt áp lực về việc làm và nhà ở tại xứ sở cờ hoa. Ông cũng vạch ra kế hoạch thu hút các công ty ở lại Mỹ để sản xuất hàng hóa và tạo ra việc làm cho người lao động trong nước bằng cách áp dụng mức thuế doanh nghiệp thấp hơn.
Khẩu hiệu “nước Mỹ trước tiên” thu hút chú ý
“Nước Mỹ trước tiên” được đánh giá là khẩu hiệu chính sách thực sự gây thiện cảm với đông đảo cử tri của ông Trump. Trong dư luận khắp xứ sở cờ hoa, cả cánh tả và cánh hữu, đã có những lời phàn nàn về hàng tỷ USD chính quyền Biden dành để viện trợ cho Ukraine. Họ cho rằng, số tiền đó tốt hơn nên được chi tiêu ở Mỹ và giúp ích cho cuộc sống của chính người dân nước này.
Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ rút Mỹ khỏi các cuộc xung đột ở nước ngoài cũng như không cử quân đội Mỹ làm nhiệm vụ chiến đấu ở quốc gia khác. Ông đã nhiều lần quả quyết nếu tái đắc cử sẽ chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ dù không tiết lộ sẽ đạt được điều đó bằng cách nào.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã hiện thực hóa chính sách đối ngoại “nước Mỹ trước tiên" bằng cách rút đất nước khỏi một số thỏa thuận quốc tế lớn, phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và yêu cầu các đồng minh trong NATO phải chi nhiều hơn cho quốc phòng thay vì trông chờ vào sự đóng góp của Mỹ, đồng thời cố gắng đàm phán với một số đối thủ của Washington.
Dù các tác động của chính sách nói trên vẫn còn gây tranh cãi nhưng một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ đồng cảm với quan điểm cho rằng nước này không cần làm “cảnh sát toàn cầu” và chính sách biệt lập về ngoại giao, bảo hộ nền kinh tế trong nước đã phát huy hiệu quả.
Các phát biểu công khai của ông Trump năm nay ám chỉ ông sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách trên nhằm “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) nếu đắc cử. Ngoài ra, ông còn đề xuất áp mức thuế nhập khẩu mới từ 10-20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và thậm chí còn cao hơn nữa với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.
Chính sách của đối thủ Harris chưa đủ thuyết phục
Giới quan sát nhận định, một lí do góp phần giúp ông Trump thắng cử là đối thủ - Phó tổng thống Kamala Harris chưa đủ mạnh. Suốt 4 năm làm “phó tướng” cho Tổng thống Biden, bà Harris được đánh giá có màn thể hiện mờ nhạt và không đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
Một số nhà phân tích nhất trí rằng, các chính sách bà Harris theo đuổi có nhiều điểm tương đồng với ông Biden. Nữ chính khách này đã không thể tách khỏi di sản của chính quyền Biden và không thể thuyết phục được cử tri tin bà có khả năng mang đến sự thay đổi họ đang tìm kiếm trong bối cảnh lo lắng về kinh tế lan rộng.
Chiến dịch tranh cử của bà Harris đã hy vọng tập hợp được sự ủng hộ từ các nhóm cử tri cốt lõi của đảng Dân chủ, từng giúp ông Biden thắng cử năm 2020 là các cử tri da đen, gốc Mỹ Latinh và người trẻ tuổi. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, bà đã để mất sự ủng hộ của họ, tới 13 điểm với nhóm cử tri gốc Latinh, 2 điểm với cử tri da đen và 6 điểm với cử tri dưới 30 tuổi.
Chuyên gia khảo sát kỳ cựu của đảng Cộng hòa Frank Luntz cũng chỉ ra rằng, bà Harris thất cử còn vì “đã quá tập trung vào việc công kích ông Trump, thay vì chú trọng hơn tới việc đưa ra những chính sách quản lý đất nước và giải quyết các vấn đề có ý nghĩa với người dân”.
2 giờ sáng thứ 6, ngày 8/11 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố quyết định hạ lãi suất, đánh dấu lần cắt giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh tiếp tục nỗ lực điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Với việc cựu Tổng thống Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, các quốc gia NATO đang lo lắng họ có thể trông cậy như thế nào vào Mỹ, nước đứng đầu liên minh quân sự.
Chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi thông điệp mạnh mẽ về tính độc lập của ngân hàng trung ương trong bối cảnh Donald Trump - người từng nhiều lần chỉ trích chính sách tiền tệ - vừa tái đắc cử....
Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm nay, với tốc độ chậm hơn trước nhưng vẫn tiếp tục nỗ lực điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Đúng như dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách tháng 11, đánh dấu lần giảm lãi suất thứ hai liên tiếp trong bối cảnh lạm phát tiếp tục hạ nhiệt và thị trường lao động suy yếu.
Ngày 6/11, hãng tin Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết tất cả 50 bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc.
Làn sóng lo ngại đang lan rộng khắp châu Âu và châu Á khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp đang phải đối mặt với viễn cảnh một nền kinh tế...
Quý I/2025 đánh dấu sự phân hóa rõ rệt trong kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Trong khi VietinBank Securites, VPBankS, Vietcap tăng trưởng mạnh cả về lợi nhuận trước thuế và lãi đã thực...
Theo thông tin công bố của Vietcombank, ngân hàng đã nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 của ông Trịnh Ngọc An.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp khi chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục ra tín hiệu về khả năng có thêm nhượng bộ thuế quan cho Trung Quốc để bắt đầu đàm phán.
Đầu tư nhận cổ tức là phương pháp thường được các nhà đầu tư dài hạn và có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn Nhịp giảm nhanh của thị trường chứng khoán đầu tháng 4 vừa qua mang đến cơ hội...
(ĐTCK) Từng được coi là "vàng trắng" đắt hàng, giá mủ cao su đảo chiều và triển vọng ngành bất động sản công nghiệp kém tích cực khiến nhóm cổ phiếu cao su điều chỉnh mạnh so với mặt bằng chung trong cú sốc thuế quan vừa qua.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.