Vệ tinh Mỹ mất tích hàng chục năm bất ngờ “tái xuất” trên bầu trời
10:59 07/05/2024
Vệ tinh kỳ quặc này đã biến mất tới 2 lần trước khi được Lực lượng Không gian Mỹ phát hiện vẫn đang lang thang trên quỹ đạo Trái Đất.
Theo Space.com, "kẻ đào tẩu" được nhắc đến là vệ tinh Khinh khí cầu hiệu chỉnh hồng ngoại (S73-7), rời khỏi mặt đất vào ngày 10-4-1974 trong khuôn khổ Chương trình Thử nghiệm không gian của Lực lượng Không quân Mỹ.
Ban đầu, nó được phóng bên trong KH-9 Hexagon, một vệ tinh dạng tàu vũ trụ lớn hơn nhiều, trước khi đi vào quỹ đạo tròn 800 km.
Một vệ tinh KH-9 Hexagon, cùng loại với cái mang theo "vệ tinh ma" S73-7 được trưng bày tại Phòng trưng bày Không gian của Bảo tàng Quốc gia Lực lượng Không quân Mỹ - Ảnh: USAF/Jim Copes
S73-7 có đường kính 66 cm lúc ban đầu, phồng lên khi hoạt động, đảm nhận vai trò làm mục tiêu hiệu chuẩn cho các thiết bị viễn thám.
Thế nhưng quá trình triển khai đã gặp sự cố và vệ tinh này biến mất khỏi màn hình radar.
Trong một cuộc phỏng vấn với Gizmodo, TS Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho biết vệ tinh này đã bất ngờ tái xuất trong màn hình radar vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Điều này chỉ được hé lộ qua các phân tích gần đây.
Thế nhưng, như một bóng ma, nó lại biến mất.
Gần đây, vệ tinh kỳ quái này mới xuất hiện lần nữa, đủ để các nhà khoa học xác nhận nó đã gia nhập "đội quân" rác không gian hùng hậu trên quỹ đạo Trái Đất, tạo ra bởi vô số thiết bị vũ trụ bị bỏ lại trong không gian.
Thực tế, việc nó lúc ẩn lúc hiện không quá khó hiểu và không có gì ma quái ở đây.
"Có thể thứ họ đang theo dõi là một bộ phân phối hoặc một mảnh khí cầu không bung ra đúng cách, nên nó không phải là kim loại và không hiển thị rõ ràng trên radar" - TS McDowell giải thích.
Ngoài ra, thực tế là người Trái Đất đang đối diện với một bầu trời... đầy rác.
Phía trên khí quyển là quỹ đạo của hành tinh, nơi các vật thể không gian tìm được nơi trú ngụ ổn định, không bị kéo xuống mặt đất và cũng không bay mất ra ngoài không gian.
Đó là nơi nhiều "thế hệ" thiết bị vũ trụ đã trú ngụ, hoạt động rồi ngưng hoạt động, trôi dạt nguyên vẹn hay vỡ ra từng mảnh.
Theo một ước tính gần đây của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), có khoảng 1 triệu mảnh "rác" lớn nhỏ trong khu vực này.
Mớ rác trên không này liên tục gây nguy hiểm cho Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng như nhiều thiết bị không gian khác, khiến các cơ quan vũ trụ khắp thế giới đang cố gắng tìm ra giải pháp thu gom.
Xiaomi đang tạo nên tiếng vang trong ngành công nghiệp ô tô với quy trình sản xuất mới đột phá, cho phép hãng sản xuất một chiếc SU7 chỉ trong 76 giây. Thành tựu này đánh dấu một bước tiến lớn trong...
Khi các thương hiệu Trung Quốc vượt qua Tesla về doanh số bán xe điện, các chính phủ phương Tây đang cảnh báo về các mối đe dọa khác ngoài hoạt động kinh doanh.
Trái với các chuyên gia khác trên Phố Wall, nhà kinh tế trưởng Andrew Hollenhorst của Citi dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất 4 lần trong năm 2024. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ không thể ngăn nền kinh tế hạ cánh cứng.
Một số nhà bình luận đã dành nhiều thập kỷ để dự đoán về sự sụp đổ sắp xảy ra với vị thế đặc biệt của đồng đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế của thế giới.
Lượng dân số trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc được dự đoán sẽ giảm gần 10 triệu người vào năm 2044, trong bối cảnh tỷ lệ sinh ở nước này thấp ở mức đáng báo động.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.