Vàng, trung tâm tài chính và cán cân thương mại Việt – Mỹ
06:00 13/04/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Việt Nam đang cần giải quyết đồng thời ba vấn đề gồm: giảm thiểu sự nhốn nháo của thị trường vàng, giảm chênh lệch thương mại hai chiều Việt - Mỹ và phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Điều đáng chú ý là nếu giải quyết tốt vấn đề vàng sẽ góp phần đáng kể vào hai vấn đề còn lại. Cụ thể, trước mắt là chính thức hóa việc nhập khẩu vàng và xem xét chọn nhập khẩu từ Mỹ, bước dài hạn hơn là hình thành sở giao dịch kim loại quý (chủ yếu là vàng) với hành lang pháp lý và quy định cần thiết.
Thị trường vàng ở Việt Nam luôn hoạt động theo đúng bản chất của nó với luật cung cầu. Vàng là một loại tài sản quý được ưa thích ở các nước trong khu vực châu Á và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Mức tiêu thụ bình quân trên đầu người của Việt Nam là 0,55 gam, xếp thứ 7 trong 13 nền kinh tế tiêu thụ vàng hàng đầu ở châu Á. Vàng là hàng hóa có giá trị lớn và rất dễ vận chuyển. Do vậy, cho dù Việt Nam đã có nhiều chính sách để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ vàng, nhưng tác dụng rất thấp. Nước lên thuyền lên và có thể nói rằng nếu ai có nhu cầu về vàng đều có thể đáp ứng, theo một cách nào đó.
Theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ 55,3 tấn vàng với giá thị trường hiện tại vào khoảng 5,5 tỉ đô la Mỹ. Mức tiêu thụ vàng của Việt Nam trong ba năm qua (2022-2024) bằng mức tiêu thụ ba năm trước đại dịch Covid-19 (169,9 tấn trong giai đoạn 2022-2024 và 169,7 tấn trong giai đoạn 2017-2019).
Những phân tích với các mô hình định lượng của chúng tôi chỉ ra rằng, người dân đổ xô đến vàng và sốt vàng xảy ra khi bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước xảy ra hoặc giá vàng thế giới tăng cao đột ngột. Tương quan giữa giá vàng trong nước và thế giới gần như hoàn hảo (1:1). Không chỉ Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới, việc áp dụng các mệnh lệnh hành chính để điều tiết giá vàng là không có tác dụng. Thực tế sốt vàng trong thời gian gần đây là do những yếu tố kinh tế vĩ mô không tích cực (nửa cuối năm 2022 và năm 2023) và giá vàng thế giới tăng cao.
Quan hệ thương mại Việt - Mỹ
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký kết vào năm 2001, Việt Nam đã khai thác rất tốt thị trường lớn nhất thế giới. Kết quả, chúng ta đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là các doanh nghiệp lớn của Mỹ, vào sản xuất hàng hóa và xuất sang Mỹ. Do đặc điểm của nền kinh tế, nên mức nhập khẩu hàng hóa của Mỹ chỉ bằng 10% tổng hàng hóa xuất sang Mỹ trong năm 2024. Điều này đã đặt ra thách thức cho Việt Nam với chính sách thương mại mới của Mỹ.
Cụ thể, vào ngày 2-4-2025, Mỹ đã công bố mức thuế đối ứng 46% với Việt Nam. Con số này được tính bằng tỷ lệ chênh lệch thương mại giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên (có một số tham số điều chỉnh nhưng hiện tại chúng được quy ra bằng 1). Ví dụ, năm 2024, Việt Nam xuất sang Mỹ 136,6 tỉ đô la và Mỹ xuất sang Việt Nam 13,1 tỉ đô la. Thuế suất là (136,6-13,1):136:2 = 46%.
Con số thuế đối ứng 46% thuần túy dựa vào công thức toán học. Nó không phản ánh những yếu khác (ví dụ mức độ hài lòng/thiện cảm của cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump và nội các của ông ấy). Tuy nhiên những yếu tố như vậy lại có tác động khi vào bàn đàm phán.
Con số 46% này không phải là thuế suất đánh vào các hàng hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ. Đây là con số phía Mỹ chỉ ra sự nghiêm trọng trong chênh lệch thương mại hai chiều và để đàm phán. Do vậy, thuế cụ thể đối với từng mặt hàng và mức đại trà như thế nào phụ thuộc vào quá trình đàm phán giữa hai bên, cộng với rất nhiều vấn đề liên quan khác như tính chất của các mặt hàng, các ưu tiên và điều kiện của Mỹ.
Một mục tiêu quan trọng của thuế đối ứng là “Make America Great Again - Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, mà hiểu nôm na là để dành lợi thế cho các công ty Mỹ khi làm ăn với các nước khác, thúc đẩy sản xuất trong nước Mỹ và bán được hàng của Mỹ ra bên ngoài. Điều cần lưu ý là con số 46% thuần túy dựa vào công thức toán học nêu trên. Nó không phản ánh những yếu khác (ví dụ mức độ hài lòng/thiện cảm của cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump và nội các của ông ấy). Tuy nhiên những yếu tố như vậy lại có tác động khi vào bàn đàm phán.
Trên thực tế, chênh lệch thương mại giữa hai nước là bản chất của cấu trúc kinh tế toàn cầu nên không thể kéo về mức cân bằng một sớm một chiều. Nói một cách thẳng thắn thì đây là nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, một trong những giải pháp của Việt Nam là nên tăng cường nhập khẩu các hàng hóa từ Mỹ khi có thể. Điều này sẽ liên quan đến câu chuyện vàng nêu trên.
Phát triển trung tâm tài chính
Chủ trương phát triển trung tâm tài chính ở Việt Nam đã được quyết định. Việc giờ đây là triển khai để hiện thực hóa tầm nhìn và các mục tiêu đã được đặt ra. Một trong những việc quan trọng nhất là phát triển các loại thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ tài chính. Trong đó, thị trường giao dịch kim loại quý, mà cụ thể là thị trường giao dịch vàng, là một vấn đề thực tế và khả thi ở Việt Nam.
Để có thể phát triển sở giao dịch vàng và tạo dựng một thị trường lành mạnh, kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc là rất đáng tham khảo. Trung Quốc đã có những bước đi hợp lý. Các nhà đầu tư quốc tế có thể đầu tư vào thị trường vàng Trung Quốc và các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục có thể tiếp cận thị trường vàng nước ngoài thông qua Hồng Kông. Sự ra mắt của Sàn giao dịch vàng quốc tế Thượng Hải là một bước đi chiến lược.
Singapore là trung tâm vàng và điểm trung chuyển cho các giao dịch vàng vật chất trong khu vực. Hoạt động kinh doanh vàng vật chất chịu sự quản lý của Bộ Thương mại và Cục Thuế nội địa Singapore. Các giao dịch vàng phi vật chất được quản lý bởi Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore - SGX và Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore. Điều đáng chú ý là các giao dịch vàng phi vật chất và dịch vụ xuất, nhập khẩu được miễn thuế. Đây là lý do quan trọng để sàn giao dịch vàng hoạt động và gắn kết với thế giới. Ví dụ, năm 2022 Singapore đã nhập 299 tấn vàng và xuất đi 235 tấn, và hoạt động của sàn giao dịch vàng rất sôi động. Điều đáng chú ý là phần xuất khẩu của Singapore sang Trung Quốc là rất lớn. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này để biến TPHCM thành một trung tâm giao dịch vàng trung chuyển (Gold Hub) của châu Á. Việt Nam có thể nhập vàng nguyên liệu từ Mỹ và xuất vàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho các thị trường trong khu vực (lý tưởng là Trung Quốc để giảm thâm hụt thương mại).
Giải pháp ba trong một
Như đã nêu ở phần mở đầu, Việt Nam có thể triển khai giải pháp ba trong một.
Trong ngắn hạn, chính thức hóa việc nhập khẩu vàng và xem xét việc nhập khẩu này từ Mỹ. Nếu Việt Nam chính thức hóa việc nhập khẩu vàng sẽ ngăn chặn được tình trạng nhập lậu. Kết hợp với việc giảm thiểu chênh lệch thương mại hai chiều Mỹ - Việt, giải pháp cụ thể ở đây là nhập vàng từ Mỹ. Ở trạng thái thông thường, nhập khẩu vàng từ Mỹ sẽ có chi phí cao hơn các nơi khác. Tuy nhiên, việc nhập này sẽ giúp giải thuế cho hàng xuất khẩu. Như vậy, tính tổng thể có lợi hơn nhiều.
Nhóm chính sách thứ hai là phát triển thị trường giao dịch hay sở giao dịch kim loại quý ở TPHCM. Những bất cập đã xảy ra trong đoạn từ cuối thập niên 2000 đến đầu thập niên 2010 là những kinh nghiệm quý để Việt Nam có thể phát triển thị trường này. Trục trặc đã xảy ra là do Việt Nam không có những quy định về đảm bảo an toàn đối với các tổ chức tài chính khi tham gia vào các hoạt động giao dịch vàng tài khoản. Một sự chuẩn bị đầy đủ, đúc rút kinh nghiệm của chính Việt Nam và của các nước sẽ có thể xây dựng sở giao dịch vàng cũng như các chính sách cho một thị trường lành mạnh.
Khi cổ phiếu liên tục lao sàn, lãnh đạo Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, Công ty CP Gemadept, Công ty CP Nam Việt, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng… đã chi hàng chục...
Việt Nam tiếp tục là thị trường lớn thứ ba của Aeon Mall, chỉ sau sân nhà Nhật với doanh thu 345,9 tỷ yên và thị trường tỷ dân Trung Quốc với 68,1 tỷ yên.
Sáng 12/4, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Songshan Lake (Trung Quốc) và Công ty TNHH Tư vấn đầu tư Vĩnh Hà đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Công ty TNHH Liên doanh GS Retail Việt Nam, là cái bắt tay của chaebol Hàn Quốc GS và Sơn Kim Retail của gia tộc Sơn Kim của Việt Nam, lỗ liên tiếp qua nhiều năm tại Việt Nam dù doanh thu tăng trưởng liên tục.
(KTSG) - Cuộc chiến thuế quan không phải là điều mà một quốc gia như Việt Nam có thể kiểm soát, nhưng tác động của nó có thể được giảm nhẹ nếu có chính
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất sữa giả quy mô cực lớn, đồng khởi tố 8 bị can, trong đó có 2 kẻ cầm đầu là Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà. Các đối tượng đã...
(KTSG Online) - Trong bối cảnh có nhiều yếu tố vĩ mô và pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng với sự thay
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.