Từng "ngồi không hốt bạc", đến nay nhiều chủ khách sạn mini trên phố Tây "kiệt sức", rao bán không ai hỏi mua
09:30 29/11/2023
Có căn homestay ngay khu phố Tây Bùi Viện (quận 1, Tp.HCM), chị Hằng Lê mới đây cho biết, căn phòng đang trong tình trạng “ế” khách, tỉ lệ lấp đầy chỉ khoảng 40%.
Theo chị Hằng Lê, đây là căn homestay chị khởi nghiệp đầu tiên, có vị trí ngay trung tâm quận 1, giá thuê 350 ngàn đồng/đêm, phòng sạch sẽ nhưng hiện bị “ế”. Điều này cho thấy, suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng lan rộng đến hầu hết các phân khúc cho thuê (mặt bằng kinh doanh, khách sạn, homestay, căn hộ dịch vụ…).
“Nhà ế một phần vì suy thoái kinh tế, phần nữa vì tôi chuyên tâm cho lĩnh vực cho thuê căn hộ và khách sạn, do đó hạng mục homestay không có thời gian tập trung vào. Càng ngày càng ít khách đi”, chị Hằng cho biết.
Theo chị Hằng, thị trường cho thuê hiện khốc liệt. Nếu nhà đầu tư không chuyên tâm vào một thị trường rất có thể bị thất bại.
Ngoài homestay thì các khách sạn tại trung tâm Tp.HCM cũng rao bán hàng loạt hoặc tỉ lệ cho thuê đạt mức thấp. Anh Tân mua căn nhà ở khu phố Tây Bùi Viện (Q.1) vào năm 2018 và mở homestay, kinh doanh khá tốt. “Thời điểm đó, căn nhà một trệt một lầu với 4 phòng luôn kín khách dù nằm trong hẻm. Có ngày, chúng tôi phải từ chối nhiều booking phòng. Khách du lịch ở phố Tây các năm 2018, 2019 luôn đông chật đường", anh Tân nói.
Giữa năm 2019, nhận thấy thị trường du khách quốc tế khả quan, anh Tân quyết định đầu tư xây căn nhà thành khách sạn mini hơn 10 phòng. Căn nhà vừa xây xong, nội thất cũng đã hoàn thiện nhưng dịch Covid-19 ập tới. Anh Tân đóng cửa đến 2022, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa du lịch quốc tế, thì đăng tin cho thuê. Tuy nhiên, sau gần 1 năm, căn nhà vẫn bỏ trống.
Do có quá nhiều chọn lựa ở phố Tây nên nhiều khách sạn trong khu này đang kinh doanh ế ẩm. Không ít căn bỏ trống. Thậm chí, nhà đầu tư rao bán khách sạn nhưng không ai hỏi mua.
Trên các sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, chưa khi nào, nội dung liên quan bán khách sạn ở quận 11 nhiều như lúc này. Hàng loạt khách sạn trên những tuyến đường đông đúc du khách nước ngoài như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Bùi Thị Xuân, Thái Văn Lung, Đề Thám, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thái Học, Thủ Khoa Huân.... rao bán.
Dạo quanh trung tâm Tp.HCM, nhiều khách sạn treo bảng rao bán. Trên đường Đỗ Quang Đẩu (quận 1), một trong bốn đường chính làm nên khu phố Tây (cùng với Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão), một căn mặt tiền rộng 150m2, 7 lầu, rao bán với giá 130 tỉ đồng.
Hay, trên đường Lê Thị Riêng, khách sạn của một hệ thống hạng trung, rao bán 315 tỉ đồng với 10 tầng. Căn góc Lý Tự Trọng - Lê Anh Xuân, Q.1, với 50 phòng có giá bán 420 tỉ...Cùng với đó, một số khách sạn khác lại thay đổi chức năng thành văn phòng cho thuê.
Quan sát thị trường nhận thấy, hiện mảng lưu trú ở Tp.HCM đang rơi vào tình trạng thê thảm. Các khách sạn có thể đầy khách vào những ngày cuối tuần nhưng không thể cứu được các ngày trong tuần vắng vẻ, công suất phòng cả tháng khá thấp.
Chủ đầu tư một khách sạn 4 sao hơn 100 phòng trên đường Hồ Huấn Nghiệp (quận 11) cho biết, công suất phòng của khách sạn cả tháng vào khoảng 50 - 60%, cuối tuần đạt 80% nhưng những ngày trong tuần tầm 40%. Công suất như vậy là quá thấp so với những năm trước đại dịch.
Thực tế, những khó khăn của mảng cho thuê homestay, khách sạn, căn hộ dịch vụ đã lộ rõ từ năm 2022. Không ít nhà đầu tư bỏ hàng trăm triệu đồng làm nội thất để kinh doanh homestay khu trung tâm Tp.HCM phải bỏ chạy vì ế ẩm.
Trường homestay, airbnb tại Tp.HCM đã thực sự bùng nổ thành một làn sóng đầu tư trong các năm 2017-2018 và kéo dài đến năm 2021. Người thắng nhiều, kẻ thua cũng không ít.
Các lỗi phổ biến nhà đầu tư thường mắc phải là luôn nghĩ tỷ lệ lấp đầy sẽ đạt 100% nhưng điều này gần như bất khả thi; không trừ hao có những tháng, mùa ế ẩm và thiếu biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh khi ế khách. Cùng với đó, việc không biết quản lý, chọn sai khu vực không phù hợp làm homestay hay kinh doanh airbnb, đầu tư nội thất quá đắt khiến khấu hao bị lỗ hoặc không đúng xu gu thị trường...cũng có thể khiến suất đầu tư thất bại.
Theo một nhà đầu tư, kinh tế suy thoái đã tác động trực diện đến ngành cho thuê căn hộ homstay, khách sạn mini và chưa rõ thời điểm phục hồi trở lại.
“Giai đoạn 2020 – 2021, M&A không dễ dàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng năm 2023 là năm thành công với chúng tôi khi đã hoàn tất 3 thương vụ", Chủ tịch Gamuda Land Việt Nam tiết lộ.
Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị báo cáo kỳ 2 về điều chỉnh Quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 do UBND TP.HCM tổ chức mới đây.
Lãi suất dù đã giảm nhưng nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản vẫn không hấp thụ được vốn. Loại trừ các trường hợp không đủ điều kiện vay vốn thì vẫn có nhiều doanh nghiệp...
Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Trong một tháng trở lại đây, nhiều phiên chợ đất ở các quận, huyện tại Hà Nội liên tục được săn đón. Không thiếu trường hợp nhà đầu tư sang ngay lãi ngay hàng trăm triệu, cũng không ít người ra về
Giá trị giao dịch M&A bất động sản trung bình đã phục hồi mạnh mẽ trong 10 tháng đầu năm với thương vụ lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài như Keppel, Gamuda Land… mua lại dự án nhà ở và phức...
Sự kiện lễ thông xe kỹ thuật dự án đường Nguyễn Trãi (Lý Tử Tấn, Thường Tín) diễn ra mới đây góp phần nâng tầm giá trị và thu hút sự chú ý của khách hàng, các nhà đầu tư đến với dự án Him Lam Thường Tín.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên di sản kỳ vỹ, hạ tầng du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển với hệ thống cao tốc – sân bay – bến cảng sầm uất và những tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí – giao...
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.