Trên phạt dưới kệ: Tập đoàn Mỹ vẫn bơm tiền cho Trung Quốc vì sợ cảnh “trạng chết chúa cũng băng hà”
16:15 12/08/2024
Lo ngại bản thân sẽ thua trong cuộc đua cạnh tranh toàn cầu, tập đoàn Mỹ vẫn phải tài trợ cho Trung Quốc để tự cứu lấy chính mình.
Bất chấp những biện pháp hạn chế gay gắt từ Washington để ngăn chặn sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc, một tập đoàn lớn đến từ Mỹ vẫn đầu tư cho chính những công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của quốc gia tỷ dân, tạo nên tình huống trớ trêu chưa từng có.
Trên phạt dưới kệ
Theo FT, bộ phận đầu tư mạo hiểm của Intel đã nổi lên như một trong những nhà đầu tư nước ngoài tích cực nhất vào các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn của Trung Quốc, giữa lúc nhà sản xuất chip đình đám này nhận được hàng tỷ USD từ Washington để tài trợ cho cuộc chạy đua công nghệ với chính Bắc Kinh.
Intel Capital sở hữu cổ phần tại 43 công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc. Kể từ khi quỹ đầu tư mạo hiểm này được thành lập vào đầu những năm 1990, công ty đã đầu tư vào hơn 120 tập đoàn Trung Quốc, theo nhà cung cấp dữ liệu Crunchbase.
Quỹ cũng tiếp tục hỗ trợ các công ty Trung Quốc mới thành lập trong năm qua, ngay cả khi nhiều công ty Mỹ cùng ngành phải rời khỏi thị trường do áp lực từ chính quyền Washington.
Vào tháng 2, Intel Capital đã đầu tư vào vòng gọi vốn 20 triệu USD của AI-Link có trụ sở tại Thâm Quyến, một nền tảng cơ sở hạ tầng 5G và đám mây, và năm ngoái đã dẫn đầu vòng gọi vốn 91 triệu USD cho North Ocean Photonics có trụ sở tại Thượng Hải, một nhà sản xuất phần cứng quang học vi mô.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đã dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn dòng đầu tư tư nhân khi hai cường quốc cạnh tranh để giành ưu thế về công nghệ và quân sự.
Vào tháng 6, chính quyền Biden đã công bố các quy định nhằm hạn chế tài trợ của Mỹ cho công nghệ Trung Quốc có thể phục vụ mục đích quân sự, chẳng hạn như AI, máy tính lượng tử và chất bán dẫn. Các quy định này dự kiến sẽ được hoàn thiện trong năm nay.
Các khoản đầu tư hiện tại của quỹ vào Trung Quốc bao gồm khoảng 16 công ty khởi nghiệp về AI và 15 công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn, cũng như các công ty phát triển dịch vụ đám mây, xe điện, viễn thông, hệ thống thực tế ảo và pin.
Intel Capital có thể buộc phải thoái vốn khỏi một số công ty khi các quy định của Mỹ có hiệu lực.Theo nhà cung cấp dữ liệu ITjuzi, tập đoàn Mỹ hiện đã chậm lại quá trình thực hiện các giao dịch tại Trung Quốc trong 18 tháng qua, chỉ hoàn tất ba giao dịch kể từ đầu năm 2023.
Intel Capital "hoạt động tích cực hơn nhiều" so với bộ phận đầu tư mạo hiểm của Qualcomm tại Trung Quốc, một người hiểu biết về vấn đề này cho biết. "Intel cứ như thể hoạt động trong mọi lĩnh vực".
Intel Capital hiện từ chối bình luận về thông tin nói trên.
Sợ bị tụt lại phía sau
Vào tháng 3, Intel đã nhận được khoảng 20 tỷ USD tiền tài trợ và cho vay từ Mỹ để hỗ trợ cho việc mở rộng các nhà máy bán dẫn.Hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Intel Capital được điều hành bởi Tianlin Wang, một nhân viên lâu năm của Intel và là người đứng đầu đơn vị kể từ năm 2017.
Theo dữ liệu từ PitchBook, Intel Capital đã tham gia vào các thỏa thuận khởi nghiệp của Trung Quốc với tổng giá trị là 1,4 tỷ USD kể từ năm 2015.
Ngay từ năm 2014, Intel Capital đã công bố đã đầu tư 670 triệu USD vào hơn 110 công ty công nghệ Trung Quốc và chỉ riêng năm 2015, công ty đã trao 67 triệu USD cho tám công ty công nghệ Trung Quốc. Kể từ đó, Intel Capital chưa công khai tiết lộ quy mô đầu tư của mình tại Trung Quốc.
Một báo cáo của Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi Mỹ cho biết: "Các khoản đầu tư của Intel Capital vào các công ty AI của Trung Quốc đã dẫn đến sự hình thành các mối quan hệ hợp tác chiến lược có thể mang lại lợi ích cho các công ty Trung Quốc theo cách bổ sung cho các chiến lược của chính phủ Trung Quốc".
Trong một trường hợp điển hình, Intel Capital còn giúp tài trợ cho việc thành lập một công ty Trung Quốc sau đó bị chính Mỹ trừng phạt.
“Nỗi sợ bị bỏ lỡ trong kỷ nguyên AI đã tạo ra cảm giác cấp bách cho Intel Capital”, người đứng đầu một công ty liên doanh Trung Quốc cho biết.
“Intel đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực AI tại Mỹ, họ không thể để bị tụt hậu, vì vậy họ phải tìm kiếm trên khắp thế giới để đổ tiền vào AI và Trung Quốc là một trong số rất ít lựa chọn”.
Dùng thử Galaxy Z Fold 6: Cảm giác như "ở khách sạn xa hoa" - Ban đầu thì thích, lúc sau chỉ muốn về nhà
Trong khi thế giới đang nỗ lực hồi phục sau hậu quả của đại dịch và xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, thì 2 quốc gia lớn của BRICS đang cạnh tranh gay gắt để giành vị thế thống trị tại thị trường châu Á.
Nhằm bảo vệ môi trường, người ta đang ngày càng phát minh ra nhiều cách để tận dụng sức gió giúp các con tàu khổng lồ đi lại giữa các đại dương mà không thải ra quá nhiều khí độc hại.
Nửa đầu năm 2024 chứng kiến một cơn sốt đầu tư lan rộng khắp thị trường tài chính toàn cầu. Từ những cá cược lớn vào đồng Yên Nhật đến các chiến lược tiền ảo phức tạp và đầu tư vào...
Một tuần giao dịch đầy biến động trên Phố Wall đã kết thúc khi S&P 500 lấy lại những gì đã mất. Thế nhưng, nhà đầu tư cần rút ra bài học cho chính mình để sẵn sàng trước những biến động tiếp theo.
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,50%, vốn đã được duy trì trong hơn một năm, nhưng báo hiệu khả năng ngân hàng này có thể cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 9/2024.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.