TPHCM muốn dùng 3 khu đất thanh toán cho nhà đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ
08:09 01/03/2025
TPHCM sẽ dùng 3 khu đất ở quận Bình Thạnh, quận 7 và TP Thủ Đức để thanh toán cho nhà đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Đây là một trong những tín hiệu tích cực, góp phần tái khởi động dự án này sau nhiều năm đình trệ.
Ngày 28/2, Văn phòng UBND TPHCM đã có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường tại buổi họp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (còn gọi là dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng).
Theo đó, về thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư, Phó Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục đôn đốc các sở, ban ngành, đơn vị liên quan được giao thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP về lập quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư và thuê đơn vị thẩm định giá các khu đất trên, báo cáo kết quả cho UBND TPHCM tại buổi họp giao ban định kỳ.
Cống Phú Xuân - một trong 6 cống kiểm soát triều thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TPHCM. Ảnh: Duy Anh
Về các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư, ông Bùi Xuân Cường giao UBND quận Bình Thạnh xem xét đề xuất của nhà đầu tư, khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch lô đất số 762 Bình Quới (phường 27, quận Bình Thạnh); giao UBND quận 7 cập nhật quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 tại lô đất ký hiệu C8A (phường Tân Phú, quận 7); giao UBND TP Thủ Đức khẩn trương tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại lô đất số 232 Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức) theo đúng quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM được giao chủ trì, phối hợp sở, ban ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư các khu đất, hoàn thành trong tháng 3/2025.
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc
Ngoài chủ trương thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư, lãnh đạo UBND TPHCM cũng kết luận, chỉ đạo nhiều nội dung mang tín hiệu tích cực cho việc khởi động lại dự án.
Theo đó, Sở Nội vụ TPHCM được giao khẩn trương rà soát, điều chỉnh nội dung (thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án…). Đồng thời, tham mưu, đề xuất, dự thảo Quyết định, trình UBND TPHCM trước ngày 3/3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư (sắp tới là Sở Tài chính) được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp sở, ban ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét đề nghị của Sở NN&PTNT (sắp tới là Sở Tài nguyên và Môi trường) về việc lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trước ngày 3/3.
Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình ban hành quyết định kiện toàn nhân sự Tổ công tác dự án để làm cơ sở đàm phán, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP trước ngày 3/3.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư (sắp tới là Sở Tài Chính) còn có nhiệm vụ phối hợp sở, ban ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện theo đúng kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tại thông báo ngày 7/2 về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán dự án, trình trước ngày 3/3.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Hạ tầng) khẩn trương thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND TP về việc kiểm tra giá trị đã thực hiện của dự án; tham mưu, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND TP gửi Kiểm toán Nhà nước đề nghị thực hiện kiểm toán giá trị hoàn thành của dự án, trình trước ngày 5/3.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cũng giao Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông Công chánh) chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở Tài nguyên và Môi trường) và các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, đề xuất UBND TP về đơn vị vận hành, định mức vận hành, bàn giao tài sản công trình,… trình trong tháng 3/2025.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), thanh toán bằng quỹ đất và ngân sách thành phố.
Nhà đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam. Doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547. Theo hợp đồng BT và các phụ lục hợp đồng đã ký kết, TPHCM sẽ phải thanh toán cho Nhà đầu tư bằng quỹ đất tương đương 16% giá trị quyết toán dự án (khoảng 1.588 tỷ đồng). Phần thanh toán bằng tiền tương đương 84% giá trị quyết toán dự án (khoảng 8.380 tỷ đồng).
Địa phương đã đề xuất rút 9 dự án khỏi danh mục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh nhằm rà soát, đánh giá lại.
Bất động sản Việt Nam đang chao đảo trong "cơn bão" thanh khoản khi dòng vốn cạn kiệt, tín dụng bị siết chặt và chi phí vay leo thang. Tuy nhiên, giữa những khó khăn đó, cơ hội vẫn lóe lên từ dòng...
Từng liên tục tăng giá thuê, bất chấp sự rời đi của khách hàng, đến nay, chủ mặt bằng nhà phố trung tâm Tp.HCM phải giảm kỳ vọng để lấp đầy “chỗ trống”.
Sau thời gian dài khan hiếm nguồn cung, tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương - Nhà Bè đã đón nhận một dự án được đầu tư bài bản, trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn.
Thời gian gần đây, thị trường cho thuê tại Bình Dương chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện tại, bất động sản cho thuê tại đây đang có mức giá hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư.
Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong nhu cầu và khả năng sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, cơ hội an cư của...
HoREA đề nghị Bộ Xây dựng xem xét xây dựng cơ chế hỗ trợ người trẻ mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý trong thời hạn ít nhất 10 - 15 năm.
Chiều 28/2, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Cần Thơ đã làm việc với lãnh đạo Công ty CP VSIP Cần Thơ nhằm bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.