Tổng Giám đốc một công ty niêm yết xin từ nhiệm sau khi cổ phiếu tăng 600% từ đầu năm
00:27 18/12/2024
Nguyên nhân do sức khỏe không cho phép nên không thể đảm đương trách nhiệm Tổng Giám đốc công ty.
Mới đây, CTCP Hòa Bình Takara (mã: CTP) công bố nhận được đơn từ nhiệm của Tổng Giám đốc Lê Minh Tuấn vào ngày 13/12/2024.
Ông Lê Minh Tuấn xin từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của công ty kể từ ngày 1/2/2025. Nguyên nhân do sức khỏe không cho phép nên không thể đảm đương trách nhiệm TGĐ Công ty. Đồng thời, từ tháng 10 đến nay, ông Tuấn cho biết không còn được phân công phụ trách công tác điều hành hoạt động của Hòa Bình Takara.
Trước đó, vị này cũng đã được miễn nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT của Hòa Bình Takara sau khi có đơn từ nhiệm vào hồi cuối tháng 10.
Việc lãnh đạo Hòa Bình Takara muốn rời “ghế nóng” diễn ra giữa lúc doanh nghiệp đang lên kế hoạch triển khai chào bán riêng lẻ cổ phiếu. Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường cuối tháng 10 đã thông qua việc công ty muốn tăng vốn từ 120 tỷ đồng lên 380 tỷ đồng thông qua 2 đợt phát hành.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phát hành 2.056.998 cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ 17%, qua đó vốn điều lệ dự kiến nâng từ 120 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC kiểm toán năm 2023. Thời gian thực hiện phát hành trong năm 2024 sau khi UBCKNN nhận được đầy đủ tài liệu.
Thêm vào đó, công ty dự kiến chào bán 24.000.000 cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn 20.000 đồng/cp nâng vốn lên 380 tỷ đồng. Phương án chào bán riêng lẻ sẽ được thực hiện sau khi công ty thực hiện quyền phân phối cổ phiếu trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông hiện hữu.
"Ghế nóng" chứng kiến nhiều biến động
Trên sàn chứng khoán, mặc dù đã điều chỉnh đáng kể từ đỉnh, cổ phiếu CTP vẫn đang giao dịch ở vùng giá rất cao so với đầu năm.
Hiện, cổ phiếu CTP kết phiên 17/12 dừng ở mức 31.400 đồng/cp, thấp hơn 26% kể từ đỉnh hồi giữa tháng 9 vừa qua. Nếu tính từ đầu năm, thị giá CTP đang chứng kiến mức tăng gần 600%.
Diễn biến thăng hoa của cổ phiếu CTP đi kèm với quá trình đổi chủ. Cổ đông lớn lâu năm của công ty và cũng là cựu Chủ tịch HĐQT – ông Nguyễn Tuấn Thành thoái vốn và từ nhiệm. Tính đến giữa tháng 9, ông Thành đã bán hết toàn bộ cổ phiếu CTP, giảm sở hữu từ 23,76% về 0. Đồng thời, ông Lê Minh Tuấn, Tổng Giám đốc bán thành công 1,66% cổ phần, không còn sở hữu cổ phiếu nào.
Nhân tố mới lộ diện là ông Trần Công Thành khi mua vào 1,1 triệu cổ phiếu, tương đương 9,09% vốn CTP trong tháng 9 và 10.
Bên cạnh đó, dàn nhân sự cấp cao của CTP cũng chứng kiến nhiều biến động. Mới nhất, toàn bộ thành viên HĐQT và BKS được thay mới toàn bộ tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 26/10 vừa qua.
HĐQT công ty được kiện toàn với ông Trần Công Thành làm Chủ tịch HĐQT, các thành viên gồm ông Dương Văn Tịnh, bà Nguyễn Thị Minh Loan, ông Đào Văn Minh và ông Nguyễn Hải Quân (thành viên độc lập). Ban kiểm soát bao gồm ông Trần Mạnh Linh – Trưởng Ban kiểm soát và các thành viên gồm bà Nguyễn Thị Trang, bà Hồ Thị Bảo Ngọc.
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt mục tiêu doanh thu 114.654 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 752 tỷ đồng trong năm 2025. Người lao động nhận lương cao vượt trội so với bình quân thu nhập đầu người cả nước.
Bức tranh lợi nhuận năm 2025 vẫn tiếp tục được dự báo khả quan với tốc độ tăng trưởng có thể đạt 25-30% khi xu hướng hồi phục của kinh tế vẫn là động lực giúp các nhóm ngành tăng trưởng.
Với câu hỏi nâng hạng thực sự thu hút được dòng vốn ngoại, ông Phạm Thế Anh cho rằng nâng hạng là điều kiện nhưng không phải là tất cả để thu hút dòng vốn ngoại.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục cảnh báo người dân về chiêu trò lừa đảo, dụ dỗ tham gia đầu tư tiền ảo trên mạng khi mới đây, một phụ nữ ở Hà Nội đã bị sập bẫy và mất tới hơn 9 tỷ đồng.
VN-Index sẽ có tuần giao dịch diễn biến khó lường do Fed họp vào tối ngày 18/12 theo giờ Việt Nam để quyết định lãi suất và đáo hạn phái sinh rơi vào ngày 19/12.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12/2024, toàn thị trường có 8 mã tăng, 60 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 137,400 CW.
Theo CTCK, mảng cho thuê hạ tầng sẽ là một trong những động lực tăng trưởng lợi nhuận của Viettel Construction (CTR) trong 5 năm tiếp theo nhờ tỷ suất đầu tư lên tới 30%.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.