(Chinhphu.vn) - Việt Nam không đòi hỏi đặc quyền, mà chỉ mong muốn một cách tiếp cận công bằng, dựa trên hiểu biết thực chất và tinh thần đối tác chiến lược. Nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ bổ sung cho nhau, không cạnh tranh với nhau.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần phát biểu rất chân thành và sâu sắc: “Nền kinh tế Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, chứ không cạnh tranh với nhau.” Đây không chỉ là một tuyên bố mang tính ngoại giao, mà là một nhận định chính xác, xuất phát từ thực tế và sự hiểu biết thực chất về mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lợi thế về lao động dồi dào, giá cả hợp lý và khả năng tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, sở hữu lợi thế tuyệt đối về khoa học công nghệ, thương hiệu toàn cầu và năng lực tạo ra các sản phẩm trí tuệ, phần mềm và dịch vụ giá trị cao. Đây là hai nền kinh tế có cơ cấu khác biệt, trình độ phát triển khác nhau, và vì thế – không đối đầu, không giẫm chân lên nhau, mà bổ sung cho nhau một cách tự nhiên và chiến lược.
Cái gọi là “xuất siêu” của Việt Nam vào Mỹ, nếu nhìn vào giá trị tuyệt đối thì là thực. Nhưng nếu nhìn sâu vào cấu phần giá trị, thì phần Việt Nam giữ lại trong chuỗi giá trị là rất nhỏ. Một đôi giày được bán ở thị trường Mỹ với giá 150 USD, nhưng phần mà Việt Nam được hưởng – chi phí gia công – chỉ khoảng 10 USD. Phần còn lại thuộc về thiết kế, thương hiệu, hệ thống phân phối – những yếu tố nằm hoàn toàn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, thường là trong tay các công ty Mỹ. Trong khi đó, một phần mềm như Windows hay một ứng dụng trên iOS có thể bán hàng triệu lần mà vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu – điều mà một sản phẩm vật chất không bao giờ làm được.
Vì thế, không phải Việt Nam đang hưởng lợi quá mức, mà thực tế là nền kinh tế Mỹ đang hưởng phần lớn lợi nhuận từ chính những sản phẩm mà Việt Nam gia công. Mối quan hệ này là sự chia sẻ lao động và giá trị – trong đó, Việt Nam làm phần việc thủ công, còn Mỹ nắm phần sáng tạo và phân phối. Mỹ không bị thiệt, mà đang được hưởng lợi nhiều hơn trong mối quan hệ này.
Dĩ nhiên, Việt Nam không muốn mãi mãi đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị. Khát vọng của Việt Nam là được tham gia ở những phân khúc cao hơn – trong thiết kế, trong công nghệ, trong đổi mới sáng tạo. Không phải để cạnh tranh với Mỹ, mà để thoát khỏi vòng lặp làm nhiều – hưởng ít, tiến tới phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng và đời sống người dân. Đó là một ước mơ chính đáng, nhưng hiện thực hóa giấc mơ này là điều không dễ và phải có thời gian.
Trong bối cảnh đó, việc Mỹ xem xét áp thuế quan cao – lên đến 46% – với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam, dựa trên lý do “xuất siêu”, là điều chưa thật hợp lý. Trước hết, cách tính “xuất siêu” hiện nay chủ yếu dựa vào thống kê hàng hóa hữu hình, chứ chưa tính đến dòng chảy các sản phẩm trí tuệ và dịch vụ số mà Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam. Hầu hết người Việt sử dụng máy tính đều phải trả tiền cho phần mềm Microsoft, phần mềm Adobe. Người dùng iPhone ở Việt Nam đều kết nối với các dịch vụ đám mây của Apple. Hàng chục nghìn gia đình Việt đang gửi con du học tại Mỹ, mỗi năm mang theo hàng tỷ đô la Mỹ – một dòng chảy tài chính rất lớn, nhưng không được phản ánh trong cán cân thương mại hàng hóa.
Không chỉ vậy, cũng có ý kiến từ phía Mỹ cho rằng việc áp thuế cao sẽ buộc các công ty Mỹ phải đưa nhà máy trở về nước, tạo việc làm cho người dân Mỹ. Nhưng một chiến lược như vậy, nếu xét kỹ, vẫn còn là dấu hỏi lớn. Trong điều kiện giá nhân công tại Mỹ cao hơn rất nhiều, nếu buộc phải đưa nhà máy về nước, các doanh nghiệp Mỹ có khả năng cao sẽ lựa chọn tự động hóa bằng robot và trí tuệ nhân tạo thay vì tuyển dụng số lượng lớn lao động thủ công. Họ chưa làm điều đó triệt để, chỉ vì hiện nay vẫn đang tối ưu hóa được chi phí nhờ khai thác lao động giá rẻ từ các nước như Việt Nam.
Thực tế cho thấy, không dễ để người dân Mỹ quay lại với công việc tay chân. Minh chứng rõ ràng là tình trạng thiếu lao động nhập cư đang khiến nhiều ngành sản xuất và dịch vụ tại Mỹ rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, chính sách “đánh thuế để tạo việc làm trong nước” không chắc đã mang lại hiệu quả thực chất, trong khi lại tiềm ẩn nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu – nơi Mỹ và Việt Nam đều đang là mắt xích quan trọng của nhau.
Ngoài ra, một số hiện tượng cá biệt như việc một vài doanh nghiệp cố tình gắn nhãn “Made in Vietnam” cho hàng nhập từ nước khác, hay vi phạm bản quyền, cũng không nên được lấy làm lý do để áp đặt rào cản thương mại. Đó không phải là chính sách của Nhà nước Việt Nam, mà là hành vi sai trái của một số ít cá nhân. Ở Việt Nam, những hành vi như vậy không chỉ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc, mà còn bị xã hội lên án mạnh mẽ. Cũng như việc bạo lực súng đạn xảy ra tại Mỹ – không ai quy kết đó là chính sách của Chính phủ Mỹ – thì những sai phạm thương mại ở Việt Nam cũng không thể được dùng làm căn cứ để làm khó cả một quốc gia.
Tất cả những điều nêu trên cần được nhìn nhận nghiêm túc và đầy đủ trong tiến trình đàm phán thương mại giữa hai nước. Việt Nam không đòi hỏi đặc quyền, mà chỉ mong muốn một cách tiếp cận công bằng, dựa trên hiểu biết thực chất và tinh thần đối tác chiến lược. Chúng ta bổ sung cho nhau, không cạnh tranh với nhau. Và chỉ khi nhìn nhận đúng vai trò, đóng góp và mong muốn của nhau, hai bên mới có thể cùng thắng trong một thế giới đang vận động không ngừng bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chân thành là khởi đầu của tin cậy. Hiểu đúng là nền tảng của hợp tác. Cùng thắng là mục tiêu duy nhất xứng đáng cho tương lai.
(ĐTCK) Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tương đối trầm lắng trong quý I, nhiều tín hiệu cho thấy hoạt động phát hành có thể khởi sắc hơn trong quý II/2025.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường chung vẫn khá ảm đạm, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài là điểm sáng hiếm hoi trong phiên 9/4 khi trở lại trạng thái mua ròng gần 350 tỷ đồng, sau chuỗi 14 phiên bán ròng mạnh mẽ.
Có 67 mã chứng khoán nằm trong danh sách chứng khoán không đáp ứng điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 2/2025 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vì nhiều lý do, hiệu lực từ ngày 10/04/2025.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 38.49 điểm (-3.4%), xuống mức 1,094.3 điểm; HNX-Index giảm 8.46 điểm (-4.21%), xuống mức 192.58 điểm. Độ rộng toàn thị trường với sắc đỏ có phần áp đảo với...
Tài khoản ngân hàng của Công ty CP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex - mã chứng khoán AGM) vừa bị phong toả theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, trước đó cổ phiếu doanh nghiệp này bị Sở Giao dịch Chứng...
(KTSG Online) - Sau những phiên giảm điểm mạnh, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu hồi phục khi bảng điện tử đã xuất hiện sắc xanh. Kết phiên hôm nay
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.