Thương chiến lan đến sản phẩm bình dân nhất: Mỹ áp thuế 170% khiến một ngành nuôi cá Trung Quốc lao đao, 10 người thì 1 người có nguy cơ mất việc
4 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế khiến cho 425 triệu USD cá tô phi xuất khẩu từ Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Tại Maoming – một thành phố ở miền Nam Trung Quốc – cá không chỉ là món ăn bình dân mà còn là nguồn sống của hàng nghìn người dân nơi đây. Tuy nhiên, tất cả điều đó đang đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một khu vực có diện tích lớn gấp rưỡi San Francisco được dành cho hoạt động nuôi cá rô phi ở Maoming. Các trại ươm giống và cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi duy trì sự vận hành của các trang trại cá. Toàn thành phố có 16 nhà máy chế biến cá rô phi thành phi lê để xuất khẩu – chủ yếu phục vụ cho các siêu thị tại Hoa Kỳ.
Nhiều đợt áp thuế của Mỹ khiến cho 425 triệu USD cá rô phi xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ phải chịu mức thuế lên tới 170%, gần như loại bỏ sản phẩm này khỏi thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ.
Tính đến cuối tháng 4, các trại cá giống tại Maoming cho biết họ không nhận thêm đơn hàng mới, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng cho biết khách hàng đang cắt giảm. Trong khi đó, các nhà máy chế biến rơi tạm dừng, và nhiều nông dân đang thua lỗ với mức giá hiện tại.
Theo Tongwei – một trong những doanh nghiệp thủy sản lớn nhất Trung Quốc – cứ 10 người nuôi cá rô phi thì có 1 người có nguy cơ mất việc.
“Mức thuế cao này đã giáng một đòn tàn khốc vào chúng tôi,” Huang Songfei – một người mua lâu năm ở Maoming – chia sẻ.
Cá rô phi có thể chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng mối đe dọa đến sinh kế của người dân Maoming đang được cảm nhận rõ ở cả hai phía khi cuộc chiến thuế quan ngày càng căng thẳng.
Từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa cao điểm thả cá rô phi. Thông thường, cá giống mới nở được tiêu thụ nhanh chóng và chuyển tới tay nông dân. Nhưng mùa xuân năm nay, đơn đặt hàng gần như không có.
“Đây là năm khó khăn nhất từ trước đến nay,” một công nhân (giấu tên) cho biết. “Thông thường giờ này chúng tôi đã bán được rất nhiều. Nhưng năm nay không ai mua.”
Chủ của cô cho biết doanh thu đã giảm quá nửa. “Một số doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ cũng rơi vào hoảng loạn,” ông nói. “Đây là hiệu ứng dây chuyền.”
Giá cá rô phi đã giảm 17% vào đầu tháng 4 sau các đợt trả đũa thuế quan từ Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù sau đó có hồi phục nhẹ, nhưng giá vẫn ở mức thấp đáng báo động. Một số nông dân đang vật lộn để bán được hàng, theo lời Huang.
16 nhà máy chế biến cá xuất khẩu tại thành phố cũng trong tình trạng lao đao. Trước đây, họ xuất khẩu khoảng 100.000 tấn cá rô phi mỗi năm – chủ yếu sang Hoa Kỳ và Canada, theo chính quyền địa phương – đủ để phục vụ khẩu phần cá thường niên cho 25 triệu người Mỹ.
“Nếu tình trạng này tiếp tục, tất cả chúng tôi sẽ phá sản,” Zhu Huazhi – một người mua đại diện cho nhiều nhà máy – cho biết. Hơn 60% cá rô phi của các nhà máy này từng được xuất sang Hoa Kỳ.
Tại tỉnh Hải Nam lân cận, nơi Hoa Kỳ chiếm tới một nửa sản lượng cá rô phi xuất khẩu, hiệp hội thủy sản địa phương đã kêu gọi các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới cả trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, việc thay thế hoàn toàn thị trường Mỹ là điều vô cùng khó khăn. Dù vẫn có cơ hội ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông, nhưng không thị trường nào đủ lớn hoặc có thể mở rộng nhanh chóng như Mỹ. Ví dụ, thị trường châu Phi chủ yếu nhập khẩu cá nguyên con, ít chế biến – theo một nhà xuất khẩu cá rô phi.
Kinh tế trong nước cũng không phải là chỗ dựa dễ dàng. Nhu cầu nội địa yếu, người tiêu dùng thận trọng và chi tiêu giảm. Do đó, người dân vẫn đặt hy vọng vào một thỏa thuận thương mại giữa hai quốc gia.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2024, TTC Land khẳng định đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với nền tảng tài chính vững mạnh, chiến lược vận hành chủ động và định hướng tăng trưởng bền vững.
Kết quả kinh doanh quý I năm nay của nhiều ngân hàng đạt mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh lãi suất duy trì ở mức thấp, cầu tín dụng tăng. Theo đó, lợi nhuận của nhiều ngân hàng đều tăng cao so với năm trước.
SYRE - công ty con của Tập đoàn thời trang H&M và Công ty Đầu tư công nghệ Vargas của Thụy Điển - vừa công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD xây dựng tổ hợp tái chế vải polyester tại tỉnh Bình Định....
Tiếp nối đà phục hồi, VN-Index bật tăng mạnh trong phiên 24/4 nhờ lực đẩy từ nhóm bất động sản. Các cổ phiếu xuất khẩu cũng khởi sắc trước tín hiệu tích cực từ đàm phán thuế với Mỹ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên PGBank 2025 diễn ra sáng 24/4, HĐQT đã bầu ra tân Chủ tịch HĐQT là bà Cao Thị Thuý Nga, Thành viên độc lập HĐQT PGBank nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Trong quý I, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4.597 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận giảm chủ yếu do ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng và sụt giảm từ mảng mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
(KTSG Online) - Bộ trưởng Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc điện đàm với Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Jamieson
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.