Thứ gieo rắc “nỗi ám ảnh” với 17% GDP kinh tế thế giới lại giúp Nga kiếm hơn 6 tỷ USD sau mỗi thập kỷ
16:03 03/09/2024
Các chuyên gia mới đây chỉ ra rằng thứ này có thể mang lại cho nền kinh tế của Nga thêm 6,5 tỷ USD mỗi thập kỷ.
Theo RT, GDP của nước Nga có thể tăng thêm 600 tỷ ruble (tương đương với 6,5 tỷ USD) vào mỗi thập kỷ nếu như nhiệt độ trung bình hàng năm trên cả nước tăng thêm 1 độ C.
Đặc biệt, theo các chuyên gia thực hiện nghiên cứu kết luận, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Đây là những phát hiện trong báo cáo của Viện Dự báo Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IEF RAS) được trình bày ở diễn đàn "Chương trình nghị sự về khí hậu BRICS trong điều kiện hiện đại" được tổ chức tại Mátxcơva vào ngày 30/8 vừa qua.
Ông Aleksandr Shirov, giám đốc IEF, đồng thời là một trong những tác giả của nghiên cứu trên cho biết, nhiệt độ tại Nga chỉ tăng 0,5 độ C sau mỗi 10 năm, gây ra thêm rủi ro về thời tiết cực đoan và tạo ra những thách thức cho nền kinh tế.
Thế nhưng, nếu một chính sách thích ứng hiệu quả được thực hiện thì những tác động của biến đổi khí hậu có thể mang lại lợi ích tích cực đối với nước Nga.
Nghiên cứu của IEF đã so sánh về lợi nhuận và thiệt hại có thể xảy ra trong những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, như trong nông nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản, giao thông vận tải, xây dựng...
Một người bán hàng đang tặng kẹo cho khách hàng ở một khu chợ thực phẩm ở Saint Petersburg, Nga, ngày 10/11/2023. Ảnh: Reuters
Kết quả chỉ ra rằng, thiệt hại do nhiệt độ tăng thêm 1 độ C ở tất cả các lĩnh vực lên tới 2,45 nghìn tỷ ruble (khoảng 26,8 tỷ USD), trong khi lợi ích đạt được lại lên tới 3,64 nghìn tỷ ruble (khoảng 39,8 tỷ USD).
Theo kết quả nghiên cứu, tổng tác động của biến đổi khí hậu đối với GDP hàng năm tại Nga ước tính là +1,2 nghìn tỷ ruble (hoặc 0,7% GDP được ghi nhận vào cuối năm 2023).
"Với xu hướng hiện tại về biến đổi khí hậu, chúng ta có thể nói rằng GDP hàng năm của nước Nga sẽ tăng khoảng 6000 tỷ ruble (tương đương 6,5 tỷ USD) sau mỗi thập kỷ", báo cáo chỉ ra.
Nước Nga sẽ có thêm nhiều tỷ USD từ đâu?
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images
Theo các chuyên gia nghiên cứu, những lợi ích chính đến từ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, cũng như từ sự phát triển của Tuyến đường biển phía Bắc (NSR).
NSR là tuyến đường chạy dọc theo bờ biển phía Bắc nước Nga, có chiều dài khoảng 5.600 km. Tuyến đường này giúp kết nối các cảng châu Âu và Viễn Đông của Nga, các cửa sông ở Siberia để tạo thành một tuyến giao thông thống nhất. Việc xây dựng NSR được coi là một trong những giải pháp quan trọng của Nga để thay thế kênh đào Suez, với kỳ vọng lưu lượng hàng hóa dọc theo NSR sẽ tăng gấp đôi lên 80 triệu tấn/năm vào năm 2024.
Ngoài ra, theo nghiên cứu trên, chỉ khi tình trạng băng tan và mỏng đi khiến cho hành lang đông – tây trở nên khả thi hơn, nhiều ngành công nghiệp tham gia vào cuộc việc của NSR, một siêu dự án. Bản thân quá trình phát triển của dự án này gắn liền với biến đổi khí hậu.
Nhưng các nhà nghiên cứu cũng thúc giục những biện pháp để giúp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, Nga cần phát triển hơn nữa về hệ thống chăm sóc sức khỏe; cơ chế tài chính và bảo hiểm thích ứng; đồng thời bảo vệ hệ sinh thái, tòa nhà và công trình khỏi những tình huống khẩn cấp.
Nga tuy là quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích, nhưng ước tích khoảng 2/3 lãnh thổ của quốc gia này lại nằm trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Do đó, kết quả nghiên cứu trên cũng nêu tên những bước ưu tiên hàng đầu cần được thiết lập nhằm giảm tác động của sự suy thoái lớp đất đóng băng vĩnh cửu trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể, những bước này bao gồm phát triển các biện pháp ổn định nhiệt độ đất, cung cấp những cơ sở lưu trữ tạm thời cho lượng nước dư thừa, đồng thời tiến hành xây dựng và gia cố đập và gia cố các tòa nhà, công trình.
Biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 17% GDP kinh tế toàn cầu
Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 38.000 tỷ USD hàng năm cho thế giới vào năm 2050. Ảnh: Medriva
Trước đó, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam được Chính phủ Đức hỗ trợ, công bố ngày 17/4 cho thấy, thiệt hại đối với ngành nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế do biến đổi khí hậu được ước tính vào khoảng 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050. Nghiên cứu nhấn mạnh, con số hàng chục nghìn tỷ USD gần như chắc chắn sẽ tăng lên khi hoạt động của con người thải ra nhiều khí nhà kính hơn.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam, đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 17% GDP kinh tế toàn cầu vào giữa thế kỷ này. Trong khi chi phí cho việc bảo vệ khí hậu lại thấp hơn nhiều so với thiệt hại này. Theo báo cáo này, chi phí dành cho các biện pháp để giới hạn mức độ ấm lên toàn cầu ở 2℃ vào năm 2050 (so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp) sẽ là khoảng 6.000 tỷ USD, chưa tới 1/6 tổn thất kinh tế nếu như nhiệt độ ấm lên vượt mức 2℃.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam chỉ ra rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, các quốc gia nghèo và đang phát triển là bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Volkswagen đang gặp rất nhiều khó khăn. Tờ WSJ đưa tin, Volkswagen đang cân nhắc đóng cửa các nhà máy sản xuất xe và linh kiện tại Đức để cắt giảm chi phí. Động thái này diễn ra trong bối cảnh hãng...
Nếu Mặt Trời nhỏ hơn Trái Đất, Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ trải qua một cuộc đại cải tạo hoàn toàn và sự sống trên Trái Đất sẽ rất khác so với hiện tại.
Mỹ được xem là một trong những đầu kéo quan trọng của kinh tế toàn cầu. Vai trò của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây càng trở nên quan trọng khi các đầu kéo khác, như châu Âu và Trung Quốc, suy yếu.
Ngọn núi cao nhất Hệ Mặt Trời mà chúng ta biết đến hiện nay là Olympus Mons (Núi Olympus), nằm trên Sao Hỏa. Với chiều cao lên tới khoảng 25km, nó cao gấp khoảng 3 lần đỉnh Everest trên Trái Đất.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.