Thống đốc NHNN: Sẽ tổ chức lễ chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng trong vài ngày tới
00:00 09/01/2025
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng yếu kém còn lại và NHNN sẽ tổ chức lễ chuyển giao trong vài ngày tới.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng (Nguồn: SBV)
Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8/1/2025, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ ban hành Quyết định và tổ chức lễ chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng còn lại trong vài ngày tới.
"Năm 2024, sau một thời gian dài, NHNN đã chính thức chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng; còn 2 ngân hàng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và vài ngày tới NHNN sẽ ban hành Quyết định và tổ chức lễ chuyển giao", Thống đốc nói tại Hội nghị.
Tại Họp báo chiều ngày 7/1, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cũng thông tin rằng NHNN đã trình Chính phủ về việc chuyển giao 2 ngân hàng yếu kém, bao gồm 1 ngân hàng từng mua lại 0 đồng là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á (DongABank). NHNN kỳ vọng việc này sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán.
Trước đó, Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đã được hoàn tất chuyển giao bắt buộc cho Vietcombank và MB vào ngày 17/10.
Ngoài 4 ngân hàng trên, cuối tháng 10/2022, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng được NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Theo Phó Thống đốc, SCB là một ngân hàng có quy mô khá lớn. Đối với nhà băng này, NHNN đang áp dụng các biện pháp nhằm duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng, đồng thời tiếp tục xử lý các tồn tại, yếu kém và vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. NHNN đang xây dựng phương án tái cơ cấu tích cực để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
GPBank và DongABank sẽ được chuyển giao cho ngân hàng nào?
Được biết, ngoài Vietcombank (nhận chuyển giao CB) và MB (nhận chuyển giao OceanBank), hiện còn có hai ngân hàng khác là VPBank và HDBank cũng đã công bố chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Cả hai ngân hàng này đều đã được cổ đông phê duyệt phương án nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém và đã chuẩn bị nguồn lực để tiếp nhận.
Việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém từng được nhắc đến nhiều lần tại các kỳ Đại hội đồng cổ đông trước đây của VPBank. Nhưng phải tới kỳ họp Đại hội đồng cổ đông năm 2023, lãnh đạo cấp cao ngân hàng này mới lên tiếng khẳng định rằng, VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
Tại một sự kiện hồi cuối năm 2023, bà Phạm Thị Nhung, Phó Tổng Giám đốc VPBank, cho biết nhà băng này đã sẵn sàng nguồn lực để tiếp quản một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc.
Theo bà Nhung, VPBank là một trong những ngân hàng tham gia tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tiếp quản một tổ chức tín dụng thuộc diện chuyển giao bắt buộc. "Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực", Phó Tổng giám đốc VPBank nói.
Đối tượng hướng tới chưa được VPBank công bố nhưng thị trường có nhiều đồn đoán ngân hàng này sẽ là "bến đỗ" của GPBank. Trước đó, tại Lễ công bố các quyết định bổ nhiệm tân Chủ tịch và Tổng Giám đốc GPBank hồi tháng 9/2022 cũng có sự tham gia của đại diện lãnh đạo VPBank.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, ban lãnh đạo VPBank cũng đã trình và được cổ đông phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại yếu kém.
Nói về lý do VPBank tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng, Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết, về năng lực tài chính, năng lực quản trị, không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém vì các ngân hàng này có mức lỗ luỹ kế và nợ xấu lớn. Và VPBank "hơi đặc biệt" là với sự tham gia của SMBC đã giúp ngân hàng có nền tảng vốn lớn.
Theo ông Dũng, dưới góc độ tài chính, tham gia tái cơ cấu, VPBank không được lợi nhưng lại có những điểm hấp dẫn khác như: tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn trung bình ngành, mở room sở hữu nước ngoài bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có mong muốn được nâng tỷ lệ sở hữu lên.
"Ngoài ra, việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng là góp phần giúp an ninh hệ thống ngân hàng tốt hơn, đóng góp với hệ thống", ông Dũng cho hay.
Tại HDBank, năm 2022, ngân hàng này từng xin ý kiến và được cổ đông thông qua chủ trương tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, HDBank cũng được cổ đông chấp thuận việc tiếp tục tham gia chương trình tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng ngân hàng theo chủ trương của NHNN; đồng thời thông qua những nội dung được cập nhật, sửa đổi, bổ sung của phương án nhận chuyển giao bắt buộc theo tình hình thực tế và hướng dẫn, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm đệ trình.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, trả lời về việc liệu có tham gia tái cơ cấu một ngân hàng khác hay không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cho hay: "Khoảng 6-7 năm trước, khi HDBank nhận được lời đề nghị từ phía NHNN, chúng tôi đã sắp xếp và sẵn sàng tham gia một cách nghiêm túc. Đây là vinh dự, trách nhiệm của HDBank", bà Thảo nói.
Donald Trump chỉ trích mức phí mà Panama thu thật nực cười và chia sẻ việc không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát, gây chú ý dư luận.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm đại lý thu đổi ngoại tệ thực hiện nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khó lường, không thể có 2 chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) đều mở rộng. CSTT linh hoạt kết hợp với CSTK mở rộng có trọng tâm thể...
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại là GPBank và DongABank và sẽ được NHNN quyết định và tổ chức lễ chuyển giao trong vài ngày tới.
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Thông tin được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú chia sẻ tại buổi Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 chiều ngày 07/01/2025.
Theo Thống đốc, chính sách tiền tệ trong năm 2024 đã góp phần kiểm soát lạm phát, giảm được mặt bằng lãi suất, trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế còn cao, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.