Thời trang nam – miếng bánh béo bở trên các sàn TMĐT: Có thương hiệu thu hơn 210 tỷ/năm nhờ sản phẩm "át chủ bài" là đồ lót
08:33 15/02/2025
Năm 2024, doanh số ngành hàng thời trang nam và giày dép nam trên các sàn TMĐT tại Việt Nam tăng trưởng lần lượt gần 60% và hơn 70%, cho thấy tiềm năng lớn. Đáng chú ý, một thương hiệu thời trang nam đã thu về 214 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Coolmate, Torano.
Metric mới đây công bố Báo cáo toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 & Dự báo 2025, cho thấy sức mua trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) vẫn ở mức cao. Tổng doanh số năm 2024 của 5 sàn Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng, tăng 37,36% so với năm 2023. Tổng sản lượng tiêu thụ cũng đạt 3.421 triệu sản phẩm, tăng mạnh 50,76%.
Phân tích cụ thể về ngành hàng, Metric chỉ ra rằng nhu cầu mua sắm cao nhất trên sàn TMĐT là về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thời trang và sản phẩm thiết yếu cho gia đình.
Trong đó, ngành hàng Làm đẹp chiếm thị phần lớn nhất (18%), với doanh số 57.519 tỷ đồng trong năm 2024. Vị trí thứ 2 thuộc về Nhà cửa đời sống (13%) và thứ 3 là Thời trang nữ (12%), doanh số lần lượt đạt 42.094 và 39.087.
Đáng chú ý, vị trí thứ 4 thuộc về ngành hàng Thời trang nam, với mức tăng trưởng 58,3% về doanh số so với năm 2023 và 72,9% về sản lượng. Trong năm 2024, ngành hàng này đã thu về 19.618 tỷ đồng trên các sàn TMĐT từ 169 triệu sản phẩm bán ra.
Bên cạnh đó, ngành hàng Giày dép nam cũng “ăn nên làm ra” với vị trí thứ 12 về doanh số (7.224 tỷ đồng), tăng trưởng 71,9%. Sản lượng Giày dép nam bán ra trên các sàn TMĐT thậm chí tăng mạnh nhất trong tất cả các ngành hàng, lên tới 134,8% với 64 triệu sản phẩm được bán.
Theo phân tích của Metric, sự tăng trưởng của thời trang nam đã góp một phần thúc đẩy tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2024. Trong 6 dự báo về xu hướng mua sắm và tiêu dùng thị trường bán lẻ năm 2025, Metric cũng đề cập đến xu hướng mua sắm nhiều hơn các sản phẩm dành cho nam giới, khi nhu cầu đang tăng cao.
Nhìn vào cuộc đua giữa các thương hiệu thời trang nam trên sàn TMĐT, Coolmate vẫn vững vàng ở “ngôi vương” với doanh số 214 tỷ đồng, tăng 20,39%, nhờ các sản phẩm được thiết kế tối giản, chất liệu bền vững và chiến lược tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả. Ở cấp độ shop, Coolmate - Official Store cũng duy trì vị trí dẫn đầu với doanh số 194,1 tỷ đồng, tăng 58,74%.
Nguồn: Metric
Torano cũng là thương hiệu đáng chú ý khi tăng trưởng doanh số lên tới 207,15%, đạt 102,3 tỷ đồng, đứng ngay sau Coolmate. Ở cấp độ shop, Torano Official Store thậm chí tăng trưởng tới 225,80%, đạt 101,6 tỷ đồng. Ngoài ra, whosestudio là shop có mức tăng trưởng mạnh nhất với 313,39%, đạt doanh số 62,8 tỷ đồng, dù không phải là Shop Mall.
“Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường thời trang nam, với sự phát triển vượt bậc từ các thương hiệu nội địa”, Metric đánh giá.
Phân tích kỹ hơn về các thương hiệu, Metric chỉ ra rằng Coolmate tập trung doanh số vào 2 nhóm hàng chủ lực là đồ lót và áo nam, chủ yếu nhắm đến thị trường sản phẩm cơ bản, thiết kế tối giản phù hợp với nhu cầu chung của khách hàng nam. Nhìn vào cơ cấu doanh số có thể thấy đồ lót nam là “át chủ bài” của Coolmate, trong khi với các thương hiệu khác thì chiếm không đáng kể.
Nguồn: Metric
Trong khi đó, Torano, Yody và Roway đều tập trung vào các sản phẩm chủ lực là áo nam và áo khoác, với Torano hướng đến phong cách lịch lãm, Yody mang đến sự thanh lịch, còn Roway đặc trưng với phong cách cá tính, trẻ trung. Sự tập trung này giúp các thương hiệu này tạo dựng được hình ảnh rõ ràng và thu hút khách hàng phù hợp với từng phong cách riêng biệt.
Áo nam chính là sản phẩm có doanh số và sản lượng cao nhất trong ngành thời trang nam năm 2024, đem lại 4.513 tỷ đồng cho các shop với 35.193 chiếc áo được bán ra. Áo khoác nam và Bộ nam cũng ghi nhận doanh số trên 1.000 tỷ, cho thấy sự ưa chuộng đối với các sản phẩm thời trang có tính ứng dụng cao trong thời tiết lạnh.
Về phân khúc giá, mức 100.000 – 200.000 đồng dẫn đầu về doanh số và thị phần trong ngành Thời trang nam, chiếm 42%. Các phân khúc trên 200.000 đồng chứng kiến sự giảm dần về thị phần, đặc biệt là phân khúc trên 1 triệu đồng, với chỉ 1% thị phần.
Điều này cho thấy các sản phẩm thời trang cao cấp trong ngành hàng này chưa phổ biến, hoặc không thuộc phạm vi nhu cầu của khách hàng trên các sàn TMĐT. Người tiêu dùng ngành Thời trang nam đang ưu tiên những sản phẩm có giá trị trong tầm trung.
Khang An Foods khi mới thành lập có vốn điều lệ 234 tỷ, bà Hồ Hoa Đông góp hơn 10,5 tỷ đồng, chiếm 4,49% vốn điều lệ. Tháng 6/2021, Khang An Foods đã nâng vốn điều lệ lên 350 tỷ đồng.
(ĐTCK) Vừa bị miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông Huỳnh Thanh Hải tiếp tục nộp đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (mã REE – sàn HOSE) tại thời điểm đầu năm 2025.
Năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phục hồi đáng kể, nhưng bên cạnh đó, một thực trạng lớn vẫn tồn tại là nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ và phải đàm phán gia hạn trái phiếu.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.