"Thế lực ngầm" nào giúp "gã khổng lồ" năng lượng Nga bình yên trước bão trừng phạt từ phương Tây?
21:34 22/03/2025
"Gã khổng lồ" này đang khiến giới quan sát kinh ngạc khi tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu.
Thoát khỏi thế trận trừng phạt bằng 3 "thế lực ngầm"
"Gã khổng lồ" năng lượng Nga không ai khác chính là Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom).
Và "thế lực ngầm" giúp Rosatom bình yên trước bão trừng phạt của phương Tây đến từ(1) chiến lược hệ thống hóa toàn cầu; (2) gia tăng phụ thuộc công nghệ lò hạt nhân kiểu VVER; (3) thị phần uranium toàn cầu "không thể thay thế".
Hiện, Rosatom đang khiến giới quan sát kinh ngạc khi tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine kéo dài đến năm thứ tư.
"Rosatom vẫn là một ngoại lệ đáng chú ý trong chính sách trừng phạt của phương Tây đối với ngành năng lượng Nga. Các hạn chế do các nước phương Tây áp đặt chỉ ảnh hưởng đến một số nhà quản lý và công ty hàng đầu trong số hơn 360 doanh nghiệp và tổ chức thuộc cấu trúc rộng lớn của Rosatom. Tận dụng lợi thế này, tập đoàn không chỉ tiếp tục hoạt động mạnh mẽ mà còn cố gắng mở rộng sự hiện diện của mình trên trường quốc tế" - Trung tâm phân tích năng lượng DiXi Group nhận định trong một bài phân tích đăng cuối tháng 2/2025.
Vậy, cụ thể thì Rosatom thoát khỏi thế trận trừng phạt như thế nào?
1. Tung chiến lược hệ thống hóa toàn cầu
Mục đích của chiến lược này là tăng cường sự hiện diện của "gã khổng lồ hạt nhân Nga" từ Mỹ Latin đến Đông Nam Á, đặc biệt là các nước châu Phi – thị trường giàu tiềm năng. Đây nước đi thông minh của Rosatom nhằm tái định hình và gia tăng ảnh hưởng ở những khu vực vốn là "sân chơi" của các công ty phương Tây.
Chỉ riêng năm 2023, Rosatom đã ký kết 29 thỏa thuận và biên bản ghi nhớ, tăng mạnh so với con số 21 thỏa thuận năm 2022. Vào năm 2024, hoạt động của Rosatom hầu như không hề chậm lại: 24 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ đã được ký kết.
Đặc biệt, các thỏa thuận này không chỉ tập trung vào năng lượng hạt nhân mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác, tạo ra những ràng buộc lâu dài và toàn diện giữa các quốc gia này với công nghệ và chuyên môn của Nga, củng cố vai trò của Rosatom như một đối tác chiến lược không thể thay thế.
Tương tự như Gazprom (nhà sản xuất dầu khí hàng đầu thế giới của Nga) trước đây, Rosatom hiện nổi lên như một trụ cột trong chiến lược kinh tế đối ngoại của Nga.
2. Gia tăng phụ thuộc của các nước đối tác vào công nghệ lò phản ứng kiểu VVER
Dù chịu sức ép từ hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, Rosatom vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ, củng cố vị thế số 1 thế giới trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân quốc tế với 33 dự án nhà máy điện hạt nhân đang triển khai.
Sự phụ thuộc vào công nghệ hạt nhân kiểu VVER chính là mấu chốt giúp Rosatom duy trì sức ảnh hưởng tại châu Âu. VVER (lò phản ứng làm mát bằng nước, điều tiết bằng nước) thuộc họ Lò phản ứng nước áp suất (PWR), là loại lò phổ biến nhất của phương Tây hiện nay.
Atom Media cho biết, tính đến năm 2023, lò phản ứng VVER của Rosatom tự hào có 1.500 năm hoạt động tích lũy an toàn. Hơn 80 lò phản ứng VVER đã được xây dựng tại Nga và các quốc gia khác trong 50 năm qua. Trong số đó có 34 lò VVER đang hoạt động tại 11 quốc gia trên thế giới.
Hình ảnh lò phản ứng hạt nhân VVER V-320 chuẩn bị đi vào hoạt động tại Nhà máy điện hạt nhân Kalinin 4 của Nga. Ảnh: Rosatom
Không chỉ phụ thuộc vào công nghệ lò hạt nhân an toàn của Rosatom, các nhà máy điện hạt nhân vận hành loại lò phản ứng này vẫn tiếp tục dựa vào nguồn nhiên liệu uranium làm giàu từ Nga, dù các quốc gia EU đã công bố kế hoạch tìm kiếm nguồn cung thay thế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đòi hỏi thời gian và nguồn lực lớn.
3. Thị phần uranium toàn cầu và vị thế "không thể thay thế"
Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) ngày 21/3/2025 cho biết, Rosatom có bốn nhà máy làm giàu uranium. Bốn cơ sở này có tổng công suất hơn 27 triệu SWU/năm. [SWU là đơn vị đo tiêu chuẩn về công việc cần thiết để tách các đồng vị của uranium (U-235 và U-238) trong quá trình làm giàu]. Từ nay đến 2030, công suất của 4 nhà máy này của Rosatom được WNA dự báo là không hề suy giảm.
Hình ảnh về quặng uranium.
Trong một nghiên cứu độc lập năm 2024 của Văn phòng Năng lượng hạt nhân (thuộc Bộ Năng lượng Mỹ), Rosatom nắm giữ khoảng 44% công suất làm giàu uranium của thế giới.
Trong khi đó, "gã khổng lồ hạt nhân Nga" cũng nắm giữ khoảng 30% thị trường uranium làm giàu cho Mỹ và EU (theo dữ liệu năm 2023) – một tài nguyên thiết yếu cho các nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia phương Tây.
Dù các nước phương Tây liên tục công bố lệnh cấm nhập khẩu uranium từ Nga, việc đa dạng hóa nguồn cung vẫn là bài toán phức tạp, khiến Rosatom tiếp tục duy trì vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu.
Bản thân Bộ Năng lượng Mỹ cũng thừa nhận rằng việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hạt nhân có nguồn gốc từ Nga sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu buộc con người phải chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch thay thế năng lượng hóa thạch đã khiến các quốc gia trên thế giới mở rộng phát triển điện hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (NEA, thuộc OECD) đánh giá rất cao việc sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình này.
Theo đó, năng lượng hạt nhân cung cấp lượng lớn điện cơ bản gần như không phát thải carbon với chi phí biến đổi ổn định, đóng góp đáng kể vào cả khía cạnh kinh tế và môi trường của phát triển bền vững.
Bởi vậy, việc nắm giữ công nghệ lò hạt nhân và nguồn nguyên liệu đã làm giàu của Rosatom đã đưa tập đoàn này trở thành một công cụ mạnh mẽ trong chính sách ngoại giao kinh tế của Nga. Từ việc thúc đẩy các dự án chiến lược đến việc nộp thuế lớn vào ngân sách nhà nước, Rosatom tiếp tục chứng minh vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược địa chính trị của Điện Kremlin.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết các nhà đầu tư đang rút tiền khỏi Liên minh châu Âu do giá năng lượng tăng cao và thủ tục hành chính phức tạp.
Thuật toán có thể vượt qua kinh nghiệm lỗi thời, nhưng không gì thay thế được suy nghĩ sâu sắc và ý tưởng sáng tạo. Mỗi bước tiến về công nghệ, đều đang âm thầm buộc chúng ta thay đổi cách nhìn về công việc.
Vụ việc con gái lãnh đạo Baidu lộ thông tin cá nhân người dùng dấy lên những lo ngại về bảo mật dữ liệu, khiến cổ phiếu của Baidu niêm yết tại New York đã giảm 4%.
Thủ tướng Bỉ Bart De Wever cảnh báo rằng việc chuyển tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine sẽ khiến thị trường tài chính bất ổn và khiến Moscow trả đũa.
Khi công ty bị chỉ trích công khai vì một sản phẩm kém chất lượng, một CEO nên làm gì? Nhiều người sẽ chọn cách im lặng. Nhưng CEO của AMD, Lisa Su, thì không.
Theo tờ Global Times, kết quả cuộc khảo sát gần đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy niềm tin tiêu dùng của hộ gia đình Trung Quốc đã được cải thiện, một diễn biến tích cực với kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.