• CIM 11.37 0.12(1.02%)
  • VNI 1197.13 9.94(0.82%)
  • BTC 90761.91 3245.68(3.71%)
  • GOLD 3426.720 2.870(0.08%)
  • WTI 63.19 0.56(0.89%)
  • EUR/USD 1.14767 0.00367(0.32%)
  • EUR/GBP 0.85761 0.00257(0.3%)
  • USD/CHF 0.81343 0.00464(0.57%)
  • USD/JPY 140.696 0.160(0.12%)
  • USD/CAD 1.38316 0.00069(0.05%)
  • GBP/USD 1.33814 0.00027(0.02%)
  • CAD/CHF 0.58799 0.00406(0.69%)
  • AUD/USD 0.63872 0.00217(0.34%)
  • NZD/USD 0.59923 0.00072(0.12%)
  • CIM 11.37 0.12(1.02%)
  • VNI 1197.13 9.94(0.82%)
  • BTC 90761.91 3245.68(3.71%)
  • GOLD 3426.720 2.870(0.08%)
  • WTI 63.19 0.56(0.89%)
  • EUR/USD 1.14767 0.00367(0.32%)
  • EUR/GBP 0.85761 0.00257(0.3%)
  • USD/CHF 0.81343 0.00464(0.57%)
  • USD/JPY 140.696 0.160(0.12%)
  • USD/CAD 1.38316 0.00069(0.05%)
  • GBP/USD 1.33814 0.00027(0.02%)
  • CAD/CHF 0.58799 0.00406(0.69%)
  • AUD/USD 0.63872 0.00217(0.34%)
  • NZD/USD 0.59923 0.00072(0.12%)

Techcombank dẫn dắt cuộc cách mạng tăng trưởng và đổi mới trong ngành ngân hàng Việt Nam

19:02 14/03/2025

Techcombank tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng với mức tăng trưởng ấn tượng. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 của ngân hàng đạt 27.5 nghìn tỷ đồng, tăng 20.3% so với năm trước. Thành công này đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, tăng trưởng thu nhập từ các dịch vụ phí, tỷ lệ CASA dẫn đầu ngành đạt 40.9%, cùng với chiến lược đầu tư vào công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI). Giám đốc Tài chính Alexandre Macaire đã có bài chia sẻ trên Tạp chí The Asian Banker – Tạp chí hàng đầu châu Á về hành trình dẫn dắt của ngân hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay.

Techcombank dẫn dắt cuộc cách mạng tăng trưởng và đổi mới trong ngành ngân hàng Việt Nam

Trong năm qua, tổng thu nhập từ hoạt động của Techcombank tăng 17.3%, trong đó dư nợ tín dụng tăng 21%, bỏ xa mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các ngân hàng quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank. Các ngân hàng này ghi nhận tổng lợi nhuận kỷ lục, đạt hơn 126 nghìn tỷ đồng (4.97 tỷ USD) vào năm 2024. Riêng Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 40.4 nghìn tỷ đồng (1.69 tỷ USD), thể hiện rõ mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành.

Trong bối cảnh này, để tạo ra lợi thế khác biệt, Techcombank không chỉ tập trung vào tăng trưởng tín dụng mà còn đầu tư mạnh mẽ vào trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) và các nền tảng số nhằm mở ra cơ hội cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hóa cho khách hàng. Đồng thơi, ngân hàng cũng mở rộng nguồn thu nhập ngoài lãi từ các dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, giúp tối ưu doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Theo Giám đốc Tài chính (CFO) của Techcombank Alexandre Macaire, những chiến lược này giúp thúc đẩy hiệu suất kinh doanh, đồng thời cũng đặt nền tảng vững chắc cho triển vọng tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng.

Tăng trưởng tài chính vững mạnh trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng

Hoạt động kinh doanh của Techcombank trong năm 2024 được cải thiện nhờ sự mở rộng danh mục tín dụng, cải thiện biên lãi ròng tăng và nâng cao tỷ lệ CASA. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Theo ông Macaire, doanh thu từ hoạt động cho vay đã tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, nhờ vào dư nợ tín dụng tăng 21% cùng với biên lợi nhuận được cải thiện. Con số này đưa Techcombank vượt xa mặt bằng chung và phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong phân bổ hạn ngạch tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV).

“Biên lãi thuần của chúng tôi đã được cải thiện 20 điểm cơ bản, nhờ vào sự cải thiện trong thanh khoản thị trường và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn", ông Macaire cho biết. Với tỷ lệ CASA đứng đầu ngành, đạt 40.9%, Techcombank tiếp tục duy trì lợi thế chi phí vốn thấp. "CASA vững mạnh giúp chúng tôi linh hoạt hơn trong việc lựa chọn khách hàng cho vay, lĩnh vực và mức giá, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và chi phí tín dụng phù hợp. Đây là lợi thế chiến lược mà không phải ngân hàng nào cũng có được" ông nói thêm.

Ngành ngân hàng Việt Nam vẫn đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là huy động tiền gửi, nhiều ngân hàng buộc phải dựa vào tiền gửi kỳ hạn ngắn, lãi suất cao để thu hút vốn. Trái ngược với xu hướng này. Techcombank tập trung vào việc gia tăng số dư CASA thông qua chiến lược gắn kết và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Macaire cho biết thêm: “CASA – một mặt phản ánh một nền tảng tài chính vững chắc, một mặt thể hiện sự gắn bó của khách hàng. Chúng tôi sở hữu một trong những tập khách hàng tốt nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc khách hàng thượng lưu, với hơn 50% nhóm này giao dịch ngân hàng với chúng tôi.”

Những nỗ lực của ngân hàng nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng đã mở rộng sang đối tượng là các nhà bán lẻ. Trong năm 2024, Techcombank đã thu hút thêm 1.9 triệu khách hàng mới, trong đó hơn 1.2 triệu là các tiểu thương, góp phần củng cố nguồn huy động vốn của ngân hàng.

Khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Techcombank tận dụng lợi thế thương hiệu và chất lượng dịch vụ để khẳng định vị thế. “Năm ngoái, chúng tôi trở thành thương hiệu ngân hàng số một tại Việt Nam, theo NielsenIQ đánh giá. Đây là một thành tựu tự hào đối với một ngân hàng chỉ mới 31 tuổi", Macaire chia sẻ. Sức mạnh thương hiệu mạnh mẽ, kết hợp với đổi mới sản phẩm liên tục như Sinh lời tự động, đã giúp Techcombank duy trì vị thế dẫn đầu về CASA và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Công nghệ và AI là động lực tăng trưởng

Techcombank đã định vị vị thế tiên phong trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam thông qua chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào AI và đổi mới dựa trên dữ liệu. Mỗi năm, ngân hàng dành hơn 100 triệu đô la cho công nghệ và số hóa, tạo ra thế mạnh cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, thanh toán và quản lý tài sản.

"Có thể nói, chúng tôi đã đi trước một bước so với hầu hết các ngân hàng đối thủ khi đầu tư từ rất sớm và kiên định vào công nghệ số, AI và dữ liệu", Macaire cho biết. Theo ông, Techcombank hiện đang đi trước các đối thủ từ hai đến ba năm trong việc triển khai các nền tảng công nghệ dữ liệu tiên tiến. Lợi thế khởi đầu này đã giúp ngân hàng triển khai các công cụ cá nhân hóa được hỗ trợ bởi AI, giúp tối ưu hóa sự tham gia và hỗ trợ quyết định tài chính của khách hàng.

Một yếu tố quan trọng trong chiến lược AI của Techcombank là kiến trúc dữ liệu tập trung, cho phép ra quyết định theo thời gian thực. "Chúng tôi có một “bộ não” dữ liệu duy nhất, hợp nhất tất cả thông tin khách hàng trên toàn ngân hàng. Điều này cho phép chúng tôi cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hóa với quy mô lớn", Macaire giải thích. Hệ thống xử lý khoảng tám tỷ điểm dữ liệu mỗi ngày và phân loại khách hàng dựa trên 8,000 thuộc tính khác nhau - mức độ phức tạp tương đương các quỹ phòng hộ sử dụng máy học (ML).

Phương pháp tiếp cận do AI thúc đẩy đã mang lại những cải tiến đáng kể trong các tương tác với khách hàng. Chỉ trong năm 2024, Techcombank đã cung cấp một tỷ lời khuyên được cá nhân hóa về quản lý tài chính cho khách hàng của mình. "Chúng tôi có thể xác định hành động tiếp theo tốt nhất cho từng khách hàng và truyền đạt thông qua kênh phù hợp nhất, từ đó đảm bảo trải nghiệm mượt mà và thu hút", Macaire nói thêm.

Ngoài cá nhân hóa, AI còn được ứng dụng trong quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng. Công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhờ AI của ngân hàng phân tích dữ liệu và cung cấp cho các nhà quản lý quan hệ khách hàng những thông tin chuyên sâu, qua đó nâng cao hiệu quả bán hàng. Đồng thời, phân tích cảm xúc khách hàng dựa trên AI giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến dịch vụ, cho phép ngân hàng có thể chủ động can thiệp.

Techcombank cũng đang tận dụng AI để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Một trong những ứng dụng sáng tạo của ngân hàng là sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh để đánh giá khả năng tồn tại của các nhà bán lẻ. "Các mô hình AI của chúng tôi có thể phân tích ảnh chụp mặt tiền cửa hàng và ngay lập tức ước tính doanh thu, lĩnh vực kinh doanh và nhu cầu tài chính. Điều này giúp chúng tôi có thể đánh giá tiềm năng một cách hiệu quả hơn rất nhiều," Macaire cho biết.

Những tiến bộ gần đây trong AI tạo sinh như DeepSeek và các mô hình ngôn ngữ lớn tiết kiệm chi phí, đang mở ra nhiều cơ hội mới cho Techcombank. “Những phát triển này cho thấy AI, vốn trước đây chỉ có thể hoạt động trong các trung tâm dữ liệu lớn, sẽ sớm có thể vận hành trên các thiết bị cá nhân, bao gồm cả điện thoại di động. Điều này trao cho nhân viên và khách hàng của chúng tôi quyền năng chưa từng có,” Macaire chia sẻ.

Để giữ vững vị thế dẫn đầu trong đổi mới công nghệ AI, Techcombank đã ưu tiên nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên. “Hiện tại, 16% lực lượng lao động của chúng tôi - hơn 2,000 nhân viên là kỹ sư dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu hoặc chuyên gia CNTT. Chỉ trong năm ngoái, chúng tôi đã đào tạo thêm 1,000 nhân viên về AI và công nghệ dữ liệu,” Macaire cho biết.

Khi tiếp tục đầu tư vào chuyển đổi số, ngân hàng không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn định hình những tiêu chuẩn mới cho ngành tài chính trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam.

Đa dạng hóa doanh thu, giảm lệ thuộc vào tín dụng

Trong khi nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động cho vay như nguồn thu nhập chính, Techcombank đã tích cực đa dạng hóa các nguồn doanh thu của mình bằng cách mở rộng các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, thanh toán và quản lý tài sản. Năm 2024, gần 25% thu nhập hoạt động của ngân hàng đến từ các khoản phí dịch vụ, thay vì các hoạt động tín dụng truyền thống.

"Khác với nhiều ngân hàng có doanh thu phần lớn từ hoạt động cho vay, chúng tôi đã xây dựng được nền tảng thu nhập từ phí vững chắc", Macaire cho biết. "Điều này giúp chúng tôi giảm sự phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng và linh hoạt hơn trong việc đối mặt với các chu kỳ thị trường".

Một trong những phân khúc phi tín dụng mạnh nhất của Techcombank là ngân hàng đầu tư, nơi ngân hàng khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành trái phiếu. "Chúng tôi là đơn vị số một trên thị trường, với hơn 50% thị phần tư vấn phát hành trái phiếu", Macaire tuyên bố. Ngân hàng cũng đã củng cố vị thế của mình trong môi giới vốn chủ sở hữu, lĩnh vực mà Techcombank dẫn đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Thanh toán và giao dịch kỹ thuật số là một trụ cột tăng trưởng quan trọng khác. “Dù là thanh toán kỹ thuật số hay giao dịch thẻ, chúng tôi đều nắm 15% - 18% thị phần, trở thành ngân hàng số một tại Việt Nam về dịch vụ thanh toán, cũng như duy trì vị thế số 1 về thẻ", Macaire chia sẻ. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam miễn phí đối với tất cả các giao dịch ngân hàng từ năm 2016, một bước đi mang tính đột phá trên thị trường, dẫn đầu xu thế “zero-fee” mà các đối thủ cạnh tranh sau này phải thay đổi theo.

Quản lý gia sản đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của Techcombank, đặc biệt là khi lượng khách hàng thượng lưu ngày càng tăng. Macaire cho biết: “Chúng tôi là ngân hàng quản lý tài sản lớn nhất tại Việt Nam". Các chiến lược siêu cá nhân hóa dựa trên AI của ngân hàng đóng vai trò then chốt trong việc thắt chặt mối quan hệ và tăng cường sự gắn kết với khách hàng.

Bằng cách mở rộng sang thị trường vốn, thanh toán, quản lý tài sản và bảo hiểm, Techcombank thể hiện tham vọng vượt ra khỏi mô hình ngân hàng truyền thống. Chiến lược giảm lệ thuộc vào tăng trưởng tín dụng và đa dạng hóa các nguồn thu nhập đang giúp ngân hàng xây dựng nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững, lâu dài trong một môi trường tài chính ngày càng sôi động.

Cân bằng tăng trưởng song song với quản lý rủi ro

Sự tăng trưởng tài chính mạnh mẽ của Techcombank luôn gắn liền với chiến lược quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo việc mở rộng không làm ảnh hưởng đến tính ổn định tài chính. Ngân hàng duy trì một trong những bảng cân đối tài chính vững mạnh nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II là 15.3% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 1.17%, phản ánh khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả.

Theo ông Macaire: “Sức mạnh bảng cân đối tài chính luôn là nền tảng cơ bản trong mô hình kinh doanh của chúng tôi”. Ông cũng cho biết thêm “Nếu so sánh các ngân hàng tại Việt Nam dựa trên các yếu tố như mức độ an toàn vốn, quỹ dự trữ, thanh khoản và chất lượng tín dụng, thì Techcombank có thể được coi là có một trong những bảng cân đối tài chính mạnh nhất trên thị trường".

Ngành ngân hàng Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, áp dụng giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng. Tuy nhiên, Techcombank luôn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tin tưởng cấp hạn mức tín dụng cao hơn với mức chung của toàn ngành góp phần phát triển đồng bộ cả hoạt động cho vay và hoạt động phí dịch vụ. Macaire cho biết: “Nhờ nền tảng vốn vững chắc và quản lý rủi ro chặt chẽ, chúng tôi có thể đảm bảo được phân bổ hạn ngạch tín dụng lớn hơn so với quy mô tài sản của mình”. Năm 2024, điều này giúp dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng 21%, vượt trội so với mức trung bình của ngành.

Mặc dù cho vay vẫn là hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhưng mô hình thu nhập đa dạng của Techcombank giúp ngân hàng không quá phụ thuộc vào tín dụng như nhiều ngân hàng khác. “Khoảng 25% đến 30% thu nhập của chúng tôi đến từ hoạt động dịch vụ, điều này có nghĩa là chúng tôi ít bị ảnh hưởng bởi những biến động trong nhu cầu tín dụng", Macaire giải thích. Ông cũng nhấn mạnh chiến lược về hệ sinh thái toàn diện của ngân hàng, nhằm mục đích thúc đẩy doanh thu ngoài cho vay thông qua việc tích hợp các dịch vụ ngoài ngân hàng vào hệ thống của mình.

Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, từ lãi suất toàn cầu, áp lực lạm phát và các yếu tố địa chính trị, ông Macaire bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của Techcombank trong việc ứng phó với những rủi ro này. Ông cho biết: "Dù có bất kỳ biến động nào liên quan đến tranh chấp thương mại, lạm phát hay biến động tiền tệ, ưu tiên của chúng tôi là đảm bảo cho khách hàng rằng họ chắc chắn đang giao dịch với một trong những tổ chức an toàn nhất tại Việt Nam".

Bằng cách duy trì thái độ thận trọng trong quản lý rủi ro đồng thời tiếp tục đầu tư vào tăng trưởng, Techcombank đang xây dựng cơ sở vững vàng để đối phó với các cú sốc từ bên ngoài và tự tin tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.

Sáng kiến ​​bền vững và ESG

Techcombank tích cực tích hợp các nguyên tắc môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào chiến lược kinh doanh, phản ánh sự cam kết đối với phát triển bền vững trong ngành tài chính tại Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm 4% thị trường về tài sản, nhưng ngân hàng đã tập trung vào việc dẫn đầu qua đổi mới thay vì chú trọng vào quy mô tuyệt đối.

Macaire chia sẻ: "Chúng tôi muốn thúc đẩy thay đổi hành vi bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới khuyến khích các hoạt động tiêu dùng bền vững." Một trong những sáng kiến nổi bật là Thẻ Visa Eco đầu tiên tại Việt Nam, cho phép khách hàng theo dõi lượng khí thải carbon liên quan đến chi tiêu của họ. "Vượt xa mong đợi, khoảng 150,000 thẻ được phát hành chỉ trong vài tuần", Macaire cho biết.

Trong lĩnh vực tài chính xanh, Techcombank đã mở rộng danh mục tín dụng bền vững. Tính đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay xanh của ngân hàng đạt 16.4 nghìn tỷ đồng (tương đương 656 triệu đô la), tập trung vào năng lượng tái tạo và phương tiện giao thông thân thiện môi trường. "Chúng tôi cũng là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam áp dụng khuôn khổ trái phiếu xanh theo tiêu chuẩn quốc tế ICMA (Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế) và đã phát hành thành công trong năm nay", Macaire chia sẻ thêm.

Ngoài các sản phẩm tài chính, Techcombank còn có những đóng góp xã hội mở rộng đến các sáng kiến gắn kết cộng đồng. Ngân hàng đã tổ chức hai giải chạy marathon tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như một phần trong cam kết thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn. "Chúng tôi đang hợp tác với các cơ quan chức năng để biến những giải chạy này thành sự kiện marathon chính thức của thành phố," Macaire tiết lộ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã khởi động dự án Rừng cộng đồng Techcombank, trồng hàng nghìn cây xanh tại những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất của Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở các hoạt động thiện nguyện, Techcombank còn tăng cường hỗ trợ tài chính trực tiếp cho những hoàn cảnh khó khăn. "Năm 2024, chúng tôi đã quyên góp tới 205 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước", Macaire chia sẻ. Điều này thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc cân bằng giữa thành công thương mại và trách nhiệm xã hội.

Khi các yếu tố ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) ngày càng trở nên cần thiết hơn trong chương trình nghị sự kinh tế của Việt Nam, Techcombank đặt mục tiêu đóng góp nhiều hơn vào các nỗ lực phát triển quốc gia bền vững. "Chúng tôi muốn trở thành đối tác đáng tin cậy của các nhà hoạch định chính sách trong việc giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu Net Zero vào năm 2050", Macaire cho biết. Bằng cách kết hợp đổi mới tài chính với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Techcombank khẳng định mình là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng bền vững.

Tầm nhìn và chiến lược phát triển của Techcombank trong tương lai

Bước sang năm 2025 và tầm nhìn những năm tiếp theo, Techcombank tiếp tục kiên định với ba trụ cột chính để dẫn dắt sự phát triển: AI, tính bền vững và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ. Ngân hàng đang nỗ lực nâng cao năng lực công nghệ, tăng cường cam kết ESG và mở rộng các dịch vụ tài chính, vượt ra ngoài phạm vi ngân hàng truyền thống.

Macaire cho biết: "Chúng tôi muốn trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn toàn được hỗ trợ bởi AI". Techcombank đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc ứng dụng AI, sử dụng máy học (ML) để thu hút khách hàng, đánh giá tín dụng và cải thiện hiệu quả hoạt động. "Với tiến bộ nhanh chóng của AI, chúng tôi thấy cơ hội lớn để cá nhân hóa dịch vụ hơn nữa, tối ưu hóa quản lý rủi ro và tối ưu năng suất", ông chia sẻ. Ngân hàng cũng đang mạnh tay đầu tư vào nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, hiện tại đã có 16% nhân viên của ngân hàng chuyên về khoa học dữ liệu, AI và các công nghệ khác.

Song song với chuyển đổi số, tính bền vững vẫn là một trong những ưu tiên chính trong chiến lược của Techcombank. "Chúng tôi mong muốn đóng góp nhiều hơn vào việc chuyển đổi nền kinh tế xanh của Việt Nam", Macaire khẳng định. Ngân hàng đang nỗ lực mở rộng các giải pháp tài chính bền vững và hợp tác với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy các mục tiêu Net Zero của quốc gia.

Techcombank tiếp tục tiên phong trong việc thúc đẩy hệ sinh thái dịch vụ, thông qua việc tích hợp các dịch vụ ngoài ngân hàng vào mô hình kinh doanh. Một phần quan trọng trong chiến lược này là kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm. Macaire tiết lộ: "Chúng tôi đang tìm kiếm sự chấp thuận của cơ quan quản lý để thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của riêng mình và nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lên mức công ty con, Nếu thành công, Techcombank sẽ trở thành một trong số rất ít tập đoàn tài chính đa ngành tại Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu y càng cao của cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển đặc biệt của đất nước khi bước vào 'Kỷ nguyên vươn mình'.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, ngành tài chính Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và thách thức. Mặc dù vẫn còn những lo ngại về bất ổn địa chính trị và áp lực lạm phát, Macaire vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng cao của đất nước. "Chính phủ đang đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 8% vào năm 2025, với tham vọng đạt tăng trưởng hai chữ số sau năm 2026," ông cho biết. Thị trường bất động sản phục hồi, tiêu dùng trong nước mạnh mẽ và đầu tư nước ngoài liên tục được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng này.

Với chiến lược tăng cường năng lực kỹ thuật số, đa dạng hóa dịch vụ và duy trì một nền tảng tài chính vững mạnh, Techcombank đang đặt mục tiêu tiếp tục duy trì quỹ đạo tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế đang có những thay đổi liên tục.

Cơ hội và thách thức

Kết quả tài chính ấn tượng của Techcombank trong năm 2024 cho thấy khả năng vượt qua được các thử thách trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhờ sự kết hợp giữa tăng trưởng tín dụng, thu nhập phí và đổi mới kỹ thuật số. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng trưởng 20.3%, cùng với tỷ lệ CASA dẫn đầu ngành đạt 40.9%, ngân hàng đã tận dụng các khoản đầu tư công nghệ và chiến lược thu hút khách hàng để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh thành tích tài chính, Techcombank đã thực hiện đa dạng hóa để giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay bằng cách củng cố hoạt động ngân hàng đầu tư, thanh toán và quản lý tài sản. Đồng thời, ngân hàng luôn chú trọng duy trì kỷ luật trong quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng huy động vốn và duy trì chất lượng tài sản mạnh mẽ.

Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì đà phát triển này, Techcombank cần thận trọng đối mặt với một số thách thức lớn. Bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài như lạm phát, biến động tiền tệ và lãi suất toàn cầu. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong phân khúc khách hàng cao cấp và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Thêm vào đó, việc chấm dứt hợp đồng phân phối bảo hiểm qua ngân hàng gần đây cũng đặt ra một thách thức lớn, yêu cầu ngân hàng tìm kiếm các đối tác mới hoặc phát triển các dịch vụ bảo hiểm riêng.

Các ràng buộc quy định, như giới hạn tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) áp đặt, có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay của Techcombank. Mặc dù ngân hàng đã đảm bảo phân bổ các khoản hạn ngạch tín dụng thuận lợi trong những năm qua, nhưng các phê duyệt trong tương lai sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung và chính sách của chính phủ.

Techcombank tham vọng mở rộng vào các dịch vụ ngân hàng được hỗ trợ bởi AI, các sáng kiến bền vững và các dịch vụ ngoài ngân hàng. Điều này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những yêu cầu cao về quản trị rủi ro dữ liệu, bảo mật thông tin và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý.

Techcombank hiểu rằng, quản trị thận trọng, đổi mới có quy tắc và mở rộng có kỷ luật, sẽ là chìa khóa quyết định giúp ngân hàng vượt qua thách thức, duy trì vị thế và tiếp tục phát triển trở thành một trong những ngân hàng tư nhân sáng tạo và tiên phong nhất Việt Nam.

Nội dung liên quan:Techcombank
Chủ tịch và Thành viên HĐQT đồng loạt từ nhiệm sau khi cổ phiếu giảm 30% so với đầu năm
Chủ tịch và Thành viên HĐQT đồng loạt từ nhiệm sau khi cổ phiếu giảm 30% so với đầu năm
1 tháng trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, Vimeco đang trải qua giai đoạn biến động nhân sự cấp cao khi Chủ tịch HĐQT Dương Văn Mậu và Thành viên HĐQT Nguyễn Khắc Hải nộp đơn từ nhiệm trong cùng một ngày với lý do tương tự nhau.
Con trai 9X của ông Hồ Hùng Anh làm CEO Masterise
Con trai 9X của ông Hồ Hùng Anh làm CEO Masterise
1 tháng trước
Hồ Anh Minh, sinh năm 1995, con trai Chủ tịch Techcombank, làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Masterise từ giữa tháng 1.
Thành viên HĐQT Fico bị khởi tố, SCIC yêu cầu miễn nhiệm
Thành viên HĐQT Fico bị khởi tố, SCIC yêu cầu miễn nhiệm
1 tháng trước
Sau khi ông Đặng Minh Thừa bị khởi tố do sai phạm tại CTCP Xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ, SCIC nhanh chóng chấm dứt ủy quyền đại diện vốn và đề nghị miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Fico.
Masterise Group có tân Tổng Giám đốc 30 tuổi là người giàu thứ 11 sàn chứng khoán
Masterise Group có tân Tổng Giám đốc 30 tuổi là người giàu thứ 11 sàn chứng khoán
1 tháng trước
Ông Hồ Anh Minh được biết đến là con trai của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Hồ Hùng Anh.
Cao su Sao Vàng (SRC): Lợi nhuận sau kiểm toán tăng 21% nhờ điều chỉnh chi phí thuế
Cao su Sao Vàng (SRC): Lợi nhuận sau kiểm toán tăng 21% nhờ điều chỉnh chi phí thuế
1 tháng trước
(ĐTCK) CTCP Cao su Sao Vàng (mã SRC - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với một số điều chỉnh đáng chú ý so với báo cáo tự lập, đặc biệt là sự tăng trưởng lợi nhuận.
Chủ tịch và Trưởng ban kiểm soát VCA đồng loạt từ nhiệm
Chủ tịch và Trưởng ban kiểm soát VCA đồng loạt từ nhiệm
1 tháng trước
Hai lãnh đạo cấp cao của CTCP Thép VICASA-VNSTEEL (HOSE: VCA) vừa đồng loạt đệ đơn từ nhiệm, trong bối cảnh Tổng Công ty Thép Việt Nam (UPCoM: TVN) đang trong quá trình thoái 65% vốn tại doanh nghiệp này.
Bến xe Miền Tây (WCS) đặt mục tiêu lợi nhuận cao nhất lịch sử
Bến xe Miền Tây (WCS) đặt mục tiêu lợi nhuận cao nhất lịch sử
1 tháng trước
(ĐTCK) Theo báo cáo thường niên năm 2024, CTCP Bến xe Miền Tây (mã WCS - sàn HNX) dự kiến đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 đạt 77 tỷ đồng, dù chỉ tăng nhẹ so với năm ngoái nhưng là mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Công ty.
REE trình miễn nhiệm Thành viên HĐQT, cổ tức 2024 duy trì 25%, triển khai ESOP giá 10,000 đồng/cp
REE trình miễn nhiệm Thành viên HĐQT, cổ tức 2024 duy trì 25%, triển khai ESOP giá 10,000 đồng/cp
1 tháng trước
CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức 2024 gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Công ty cũng đề xuất phát hành 500,000 cp ESOP 2025 với giá ưu đãi 10,000 đồng/cp, đồng thời trình...
Vimeco (VMC) nhận đơn từ nhiệm của loạt lãnh đạo cấp cao sau khi Vinaconex thoái vốn
Vimeco (VMC) nhận đơn từ nhiệm của loạt lãnh đạo cấp cao sau khi Vinaconex thoái vốn
1 tháng trước
(ĐTCK) CTCP Vimeco (mã VMC - sàn HNX) mới nhận được 3 đơn từ nhiệm từ các vị trí: Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT và Thành viên Ban kiểm soát trước thềm đại hội cổ đông được tổ chức vào ngày 18/03 tới đây.
Thép Vicasa (VCA): Chủ tịch HĐQT và Trưởng Ban kiểm soát xin từ nhiệm
Thép Vicasa (VCA): Chủ tịch HĐQT và Trưởng Ban kiểm soát xin từ nhiệm
1 tháng trước
(ĐTCK) Đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Xuân Sơn và ông Nguyễn Phước Hải sẽ được CTCP Thép Vicasa – VNSteel (mã VCA - sàn HOSE) trình cổ đông tại đại hội thường niên, tổ chức ngày 09/04 tới đây.
Tập đoàn Chị em rọt vẫn sẽ tiếp tục bán kẹo Kera sau lùm xùm
Tập đoàn Chị em rọt vẫn sẽ tiếp tục bán kẹo Kera sau lùm xùm
1 tháng trước
Sau lùm xùm quảng cáo không đúng sự thật, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog sẽ tiếp tục bán sản phẩm kẹo Kera.
Loạt lãnh đạo Vimeco từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ
Loạt lãnh đạo Vimeco từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ
1 tháng trước
Loạt lãnh đạo CTCP Vimeco (HNX: VMC) xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2025. Công ty lên kế hoạch lãi sau thuế 2025 hơn 4 tỷ đồng, tăng 26% so với thực hiện 2024.
Thứ Ba, 22/04/2025
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -13
Dự báo: -6
Trước đó: -4
-13
-6
-4
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -17
Dự báo:
Trước đó: -7
-17
-7
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -7
Dự báo:
Trước đó: -4
-7
-4
21:00
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế: -16.7
Dự báo: -15.0
Trước đó: -14.5
-16.7
-15.0
-14.5
Vì sao giá heo hơi miền Nam cao hơn nhiều so với miền Bắc?Vì sao giá heo hơi miền Nam cao hơn nhiều so với miền Bắc?
1 giờ trước
Sự chênh lệch về đàn heo và ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến giá heo hơi tại miền Nam cao hơn so với miền Bắc.
Sang tay một phần siêu dự án tại Đông Anh, công ty 'nhà' Vingroup thu về hơn 44.500 tỷ đồngSang tay một phần siêu dự án tại Đông Anh, công ty 'nhà' Vingroup thu về hơn 44.500 tỷ đồng
3 giờ trước
Tính đến cuối quý I/2025, công ty con của Vingroup (VIC) đã hoàn tất chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Global Gate cho đối tác.
Techcombank lãi hơn 7.200 tỷ trong quý I, thu nhập BQ nhân viên giảm xuống 42 triệu đồng/ngườiTechcombank lãi hơn 7.200 tỷ trong quý I, thu nhập BQ nhân viên giảm xuống 42 triệu đồng/người
3 giờ trước
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
SHB khớp lệnh kỷ lục gần 223 triệu cổ phiếu, cầu bắt đáy đẩy cổ phiếu hồi phục từ giá sàn lên tham chiếuSHB khớp lệnh kỷ lục gần 223 triệu cổ phiếu, cầu bắt đáy đẩy cổ phiếu hồi phục từ giá sàn lên tham chiếu
3 giờ trước
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 23/4: Bám theo dòng tiền đầu cơNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 23/4: Bám theo dòng tiền đầu cơ
4 giờ trước
(ĐTCK) Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index hình thành mẫu hình nến đảo chiều Hammer cho thấy xu hướng giảm giá sẽ chững lại.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/4: VN-Index sẽ có nhịp hồi phụcGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/4: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục
4 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Tổng Giám đốc HSC: Cần thận trọng trước kịch bản VN-Index thủng mốc 1.000 điểmTổng Giám đốc HSC: Cần thận trọng trước kịch bản VN-Index thủng mốc 1.000 điểm
4 giờ trước
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed?Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed?
6 giờ trước
USD, chứng khoán và trái phiếu chính phủ Mỹ có thể bị bán tháo khi Fed không còn còn khả năng hoạt động độc lập, theo cảnh báo của giới chuyên gia.
Lực mua bắt đáy tăng mạnh, thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiênLực mua bắt đáy tăng mạnh, thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên
7 giờ trước
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
VietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồngVietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồng
7 giờ trước
Toàn bộ khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung đã đượcTập đoàn Vicoland thế chấp tại VietABank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Chưa hết giai đoạn đàm phán, Mỹ đã áp thuế một mặt hàng nhập từ Việt Nam lên đến 814%, các doanh nghiệp nào chịu trận?Chưa hết giai đoạn đàm phán, Mỹ đã áp thuế một mặt hàng nhập từ Việt Nam lên đến 814%, các doanh nghiệp nào chịu trận?
7 giờ trước
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Áp lực bán tháo bất ngờ đổ bộ, VN-Index giảm gần 60 điểm đầu phiên chiềuÁp lực bán tháo bất ngờ đổ bộ, VN-Index giảm gần 60 điểm đầu phiên chiều
8 giờ trước
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.