Tăng trưởng kinh tế – phụ thuộc vào dòng vốn tín dụng và rủi ro bong bóng tài sản
03:00 14/02/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Không thể phủ nhận rằng tăng trưởng kinh tế đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, khi hiệu quả và mức độ lan tỏa của chính sách tài khóa vẫn chưa phát huy hết được như kỳ vọng. Nhưng mức độ phụ thuộc này nếu kéo dài có thể dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế.
Năm 2024, tăng thêm vào nền kinh tế vốn dư nợ khoảng 2,1 triệu tỉ đồng. Ảnh: LÊ VŨ
Quan hệ giữa tín dụng và tăng trưởng
Để có thể mang lại 1 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế (GDP) sẽ cần trung bình hơn 2 điểm phần trăm tăng trưởng tín dụng. Như năm 2023, GDP tăng trưởng gần 7% thì tăng trưởng tín dụng ở mức 14,55%. Năm 2024, GDP tăng trưởng 7,09% thì tín dụng tăng trưởng 15,08%. Vì vậy, theo chia sẻ của đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây, trong năm 2025 NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Nếu tăng trưởng kinh tế đến 10% thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18-20%.
Cũng theo đại diện NHNN, cuối năm 2023, tổng dư nợ khoảng 13,4 triệu tỉ đồng, đến cuối năm 2024 là 15,5 triệu tỉ đồng. Như vậy riêng năm 2024, chúng ta tăng thêm vào nền kinh tế vốn dư nợ khoảng 2,1 triệu tỉ đồng. Tổng cả năm 2024, doanh số cho vay là 23 triệu tỉ đồng, doanh số thu nợ là 21 triệu tỉ đồng để có được 7,09% tăng trưởng GDP.
Về cơ bản, rõ ràng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng và sự tăng trưởng của nền kinh tế có những mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể, chính sách tín dụng mở rộng giúp các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn để mở rộng sản xuất, đầu tư vào công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này góp phần tăng năng suất lao động và tạo ra việc làm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tương tự, các hộ gia đình và cá nhân cũng dễ dàng vay mượn để mua sắm các hàng hóa, dịch vụ, hoặc đầu tư vào nhà ở, giáo dục… Và khi nhu cầu tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều hơn để đáp ứng thị trường, tạo ra một vòng quay kinh tế thuận lợi góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Việc phụ thuộc quá lớn vào chính sách tín dụng có thể dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế. Theo hiệu ứng chu kỳ tín dụng, nếu tăng trưởng tín dụng quá nhanh hoặc không được kiểm soát chặt chẽ, có thể dẫn đến rủi ro tích tụ trong hệ thống tài chính, như nợ xấu và bong bóng tài sản. Khi các rủi ro này bùng phát, chu kỳ tín dụng có thể đảo ngược và gây ra suy giảm kinh tế.
Và ngược lại, khi tăng trưởng tích cực, các doanh nghiệp và cá nhân cũng có niềm tin cao hơn vào triển vọng nền kinh tế, do đó cũng tăng nhu cầu vay vốn để đầu tư, tiêu dùng.
Tuy nhiên, hệ số 2:1 giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế không phải luôn cố định. Như năm 2022, tăng trưởng GDP lên đến 8,02%, nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 14%. Hay như năm 2021, tăng trưởng GDP là 2,58%, trong khi tăng trưởng tín dụng lại lên đến hơn 13,6%. Hay như năm 2020, tăng trưởng GDP chỉ ở mức 2,91%, trong khi tăng trưởng tín dụng cũng gần 12,2%.
Thực tế, trong một số giai đoạn, tăng trưởng tín dụng cao là do hệ thống ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu nợ theo hướng lãi nhập gốc cho các doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, hoặc chạy đua chỉ tiêu những ngày cuối năm để lấy dư địa cho năm sau. Ngoài ra, dòng vốn tín dụng chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng ở nhóm đầu tư tư nhân, vì vậy khi lực kéo tăng trưởng ở khu vực nhà nước hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) suy yếu thì tăng trưởng tín dụng cao cũng không mang lại tác động quá lớn đến tăng trưởng.
Như giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và giãn cách kéo dài, hoạt động thương mại toàn cầu giảm sút, khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI bị tác động tiêu cực, trong khi các dự án đầu tư công cũng trì trệ, tăng trưởng kinh tế đạt được mức thấp bất chấp nhà điều hành nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ với việc giảm sâu lãi suất và thúc đẩy tín dụng.
Mức độ phụ thuộc và rủi ro bong bóng tài sản
Dù vậy, không thể phủ nhận rằng tăng trưởng kinh tế đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, khi hiệu quả và mức độ lan tỏa của chính sách tài khóa vẫn chưa phát huy hết được như kỳ vọng. Dù tốc độ giải ngân của các dự án đầu tư công đã nhanh hơn so với những năm trước, nhưng chưa năm nào đạt được kế hoạch đề ra, nhiều dự án lớn vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu giải phóng mặt bằng.
Hệ quả là để đảm bảo tăng trưởng, những năm gần đây NHNN phải theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, với việc mở rộng tăng trưởng tín dụng và thường xuyên nới chỉ tiêu tăng trưởng cho các ngân hàng trong năm, cũng như duy trì mặt bằng lãi suất thấp để thúc đẩy nhu cầu tín dụng. Đáng lưu ý, lạm phát được kiểm soát ổn định tại Việt Nam đã góp phần tạo điều kiện cho nhà điều hành duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng này.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá lớn vào chính sách tín dụng có thể dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế. Theo hiệu ứng chu kỳ tín dụng, nếu tăng trưởng tín dụng quá nhanh hoặc không được kiểm soát chặt chẽ, có thể dẫn đến rủi ro tích tụ trong hệ thống tài chính, như nợ xấu và bong bóng tài sản. Khi các rủi ro này bùng phát, chu kỳ tín dụng có thể đảo ngược và gây ra suy giảm kinh tế.
Xu hướng nợ xấu tăng nhanh trong hai năm gần đây đã phần nào phản ánh hiện tượng này, khi nhiều doanh nghiệp đã không thể vượt qua khó khăn sau thời kỳ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Theo báo cáo tài chính năm 2024 được công bố, tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng là hơn 227.000 tỉ đồng, trong đó có đến 24 ngân hàng chứng kiến nợ xấu đi lên.
Theo giới phân tích, sau hai năm đỉnh cao của đại dịch thì giờ đây nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu thấm đòn. Con số 58.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường trong tháng 1-2025, gấp 1,75 lần so với số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trong đó số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn đang gia tăng đột biến, là một tín hiệu đáng lo lắng.
Ngoài ra, khi các doanh nghiệp đang suy yếu, nếu cứ cố rót thêm tín dụng vào nền kinh tế, trong một số trường hợp có thể giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn, nhưng cũng có những trường hợp doanh nghiệp tiếp tục lún sâu và càng làm gia tăng rủi ro nợ xấu. Đặc biệt, khi lĩnh vực sản xuất không đủ sức để hấp thụ nguồn vốn tín dụng dồi dào, dòng tiền này có thể chạy vào các kênh đầu tư tài sản và dần hình thành nên những bong bóng tài sản mới.
Quá trình này có thể diễn tả như sau, khi mặt bằng lãi suất thấp và khả năng tiếp cận tín dụng quá dễ dàng vì các ngân hàng cũng chịu áp lực giải ngân vốn đầu ra, các nhà đầu tư có khuynh hướng gia tăng đòn bẫy từ nguồn vốn rẻ này để mua sắm tài sản như chứng khoán, bất động sản với kỳ vọng kiếm lời nhanh. Sự dồi dào của dòng vốn tín dụng tiếp tục đẩy giá tài sản tăng mạnh kéo theo mức lợi nhuận hấp dẫn, tạo ra những kỳ vọng tăng giá ngày càng lớn hơn, càng kích thích vay vốn đầu cơ lướt sóng.
Khi mức giá tài sản đã tăng quá cao và không còn phù hợp với các yếu tố kinh tế cơ bản, thị trường có thể bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh. Đặc biệt, nếu có những yếu tố tiêu cực như lãi suất tăng hoặc nguồn cung tín dụng thắt chặt trở lại, dòng vốn có thể đảo ngược khiến giá tài sản giảm đột ngột. Sự sụt giảm giá tài sản làm bùng phát các vấn đề nợ xấu, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy cao.
Theo chuyên gia, hiện tượng giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước có thời điểm thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi trong ngày 12 và 13/2 là khá hiếm gặp. Vì sao có hiện tượng này, giá vàng sẽ diễn biến ra sao?
Giá vàng hôm nay 14/2/2025 tăng nhanh trên thị trường quốc tế, vượt mốc 2.930 USD/ounce. Vàng nhẫn và miếng SJC trong nước tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng, lên 91,3 triệu (bán ra). Giá mua vào SJC và nhẫn bằng nhau.
Tỷ giá USD hôm nay (14/2), thị trường tự do đảo chiều tăng mạnh, các ngân hàng thương mại ngược chiều điều chỉnh giảm mạnh giá trao đổi đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng mạnh lên mức 24.572 đồng.
Vietcombank lưu ý chỉ nhận hồ sơ ứng viên tốt nghiệp Đại học hệ tập trung chính quy/liên kết (không bao gồm hệ liên thông, tại chức, văn bằng 2, vừa học vừa làm) của các trường Đại học theo quy...
Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động do Tổng cục Thuế ban hành chính thức có hiệu lực từ cuối tháng 1/2025. Dưới đây là một số nội dung chính của quy trình hoàn thuế lần đầu tiên áp dụng.
Bước vào kỷ nguyên vươn mình với vai trò của kinh tế tư nhân đang được công nhận và trở thành động lực chính của nền kinh tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hội tụ lại thành các liên kết mới...
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu. LPBank, với chiến lược tập trung vào tự động hóa và số hóa, đã triển khai thành công Tổng đài chăm...
Các ngân hàng quy mô nhỏ như ABBank, VietABank và Vietbank đang có định giá theo hệ số P/B ở mức thấp, trong khi các ông lớn Big4 như Vietcombank, BIDV đang sở hữu định giá cao nhất toàn ngành.
Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận thấy thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng tâm lý ham lời của người dân, đưa ra các mức lãi suất cao gấp nhiều lần so với lãi suất ngân hàng để người dân...
Thông thường vào các tháng đầu năm và trùng với Tết Âm lịch, tín dụng thường ghi nhận giảm do yếu tố mùa vụ. Tuy nhiên, năm nay, tín dụng trên địa bàn TP HCM bất ngờ tăng trưởng dương.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.