• CIM 11.57 0.07(0.59%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 93102.50 588.58(0.63%)
  • GOLD 3324.490 36.550(1.11%)
  • WTI 62.40 0.17(0.27%)
  • EUR/USD 1.13832 0.01000(0.62%)
  • EUR/GBP 0.85425 0.00077(0.09%)
  • USD/CHF 0.82560 0.01000(0.61%)
  • USD/JPY 142.337 1.060(0.74%)
  • USD/CAD 1.38660 0.00097(0.07%)
  • GBP/USD 1.33241 0.01000(0.56%)
  • CAD/CHF 0.59538 0.00298(0.5%)
  • AUD/USD 0.64016 0.00435(0.68%)
  • NZD/USD 0.59899 0.00473(0.79%)
  • CIM 11.57 0.07(0.59%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 93102.50 588.58(0.63%)
  • GOLD 3324.490 36.550(1.11%)
  • WTI 62.40 0.17(0.27%)
  • EUR/USD 1.13832 0.01000(0.62%)
  • EUR/GBP 0.85425 0.00077(0.09%)
  • USD/CHF 0.82560 0.01000(0.61%)
  • USD/JPY 142.337 1.060(0.74%)
  • USD/CAD 1.38660 0.00097(0.07%)
  • GBP/USD 1.33241 0.01000(0.56%)
  • CAD/CHF 0.59538 0.00298(0.5%)
  • AUD/USD 0.64016 0.00435(0.68%)
  • NZD/USD 0.59899 0.00473(0.79%)

Tại sao Indonesia không vội gia nhập BRICS dù có tiêu chí phù hợp?

23:24 28/08/2023

Tại sao Indonesia không vội gia nhập BRICS dù có tiêu chí phù hợp?

Tổng thống Indonesia Joko 'Jokowi' Widodo. Ảnh: Reuters

Indonesia dường như hội đủ các tiêu chí phù hợp một cách tự nhiên để gia nhập BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Theo kênh Al Jazeera ngày 28/8, quốc gia Đông Nam Á với trên 270 triệu dân này là một nền kinh tế mới nổi lớn mà theo một số ước tính có thể là một trong số 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ này.

Nhưng khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa công bố các thành viên mới của BRICS tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg vào tuần trước, Indonesia không có tên trong danh sách. Sáu thành viên mới là Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.

Theo các nhà phân tích Indonesia, quyết định đứng ngoài BRICS của Indonesia bất chấp những điểm tương đồng với các nền kinh tế thuộc nhóm này cho thấy Indonesia cảnh giác về khả năng bị vướng vào các liên minh địa chính trị, cũng như không chắc chắn về lợi ích kinh tế mà khối này đem lại.

Ông Radityo Dharmaputra, một giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Airlangga (Indonesia), nhận định: “Điều đó thực sự không có gì đáng ngạc nhiên, vì nhiều nhà phân tích và cựu nhà ngoại giao đã cảnh báo không nên tham gia BRICS và lợi ích kinh tế không rõ ràng, trong khi cái giá phải trả về chính trị và kinh tế do phản ứng dữ dội từ phương Tây là khá chắc chắn”.

Trước hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi vào tuần trước, khoảng 40 quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập nhóm, trong đó có cả Indonesia.

Sau khi tham dự cuộc họp của BRICS ở Johannesburg ngày 24/8, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo cho biết ông đang xem xét khả năng trở thành thành viên BRICS nhưng không vội vã.

Nói về tư cách thành viên BRICS của Indonesia, ông Anil Sookal, Đại sứ Nam Phi tại BRICS, cho biết Indonesia đã yêu cầu trì hoãn để tham vấn với các đối tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về động thái này.

Ông Dharmaputra nói rằng một trong những mối lo ngại của Indonesia là cách nhìn nhận của các bên khi Indonesia gia nhập nhóm có các quốc gia như Trung Quốc và Nga. Ông nói: “Hình ảnh Indonesia bị coi là một phần của thế giới Trung Quốc - Nga sẽ là một vấn đề. Đặc biệt là khi Indonesia thực sự nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập và tích cực. Làm sao có thể quảng bá về điều đó với các nước khác trong khi vẫn ở cùng nhóm với Trung Quốc và Nga?”

Indonesia là một trong những thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết trong Chiến tranh Lạnh và trong nhiều thập kỷ, nước này đã giữ vững cách tiếp cận “bebas-aktif”, tức là cách tiếp cận chính sách đối ngoại độc lập và tích cực, trong đó có cả việc đảm nhận vai trò trung gian hòa bình trên toàn thế giới. Một ví dụ là Tổng thống Widodo đã đến thăm Nga và Ukraine vào tháng 6/2022.

Ông Yohanes Sulaiman, giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Jenderal Achmad Yani (Indonesia), cho rằng việc Indonesia gia nhập BRICS không có lợi ích gì. Ông nói với Al Jazeera: “Chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ kết quả thực sự nào từ BRICS ngoài việc trở thành một nhóm chống Mỹ và dường như không có bất kỳ tiến bộ cụ thể nào được thực hiện”.

Mặc dù BRICS tự coi mình là một khối ủng hộ khu vực Global South (tạm dịch: Nam bán cầu), nhưng việc tham gia một liên minh chống phương Tây có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ của Indonesia với Mỹ.

Tuần trước, chính phủ Indonesia và nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã đồng ý hoàn tất thương vụ bán 24 máy bay chiến đấu F-15EX cho nước này sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto tới Washington, DC.

Về phần mình, ông Sulaiman nói rằng sẽ hợp lý hơn nếu Indonesia trở thành một phần của các nhóm như ASEAN với các nước láng giềng, thay vì các nhóm quốc gia ngẫu nhiên mà Indonesia có ít quan hệ lịch sử hoặc thương mại.

Ông nói: “Indonesia đã có quan hệ với Trung Quốc, còn Nga hiện là đối tượng bị trừng phạt, nên không có lợi ích gì ở đó. Nam Phi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và chúng ta cũng có thể hợp tác trực tiếp với các quốc gia khác như Ấn Độ”.

Dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Widodo, Indonesia đã đặt ra các mục tiêu phát triển đầy tham vọng, như di dời thủ đô đến Đông Borneo và xây dựng năng lực chế biến hàng hóa thành thành phẩm trong nước, vốn là nền tảng cho nỗ lực của Jakarta nhằm đạt tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người 25.000 USD vào năm 2045.

Ông Dharmaputra cho biết Indonesia đang để mắt đến các nhóm toàn cầu khác mang lại lợi ích rõ ràng hơn trong các lĩnh vực như thương mại, như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang có 38 quốc gia thành viên. Ông nói: “Indonesia muốn gia nhập OECD và gia nhập BRICS sẽ bị coi là một trở ngại cho việc này”.

Theo ông Sulaiman, những nỗ lực của BRICS nhằm thách thức thế thống trị của đồng USD cũng có thể bị coi là không hấp dẫn đối với Indonesia. Ông nói: “Đây là một quyết định mang tính lý trí. Mọi chuyện vẫn như vậy dù chúng ta có tham gia hay không”.

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Lý giải những 'cơn sốt vàng' kinh niên ở Thổ Nhĩ Kỳ
Lý giải những 'cơn sốt vàng' kinh niên ở Thổ Nhĩ Kỳ
2 năm trước
Vàng được dùng làm quà tặng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vô số dịp lễ, trong đám cưới, khi sinh con, khi trẻ cắt bao quy đầu. Trong gia đình, người vợ là người giữ vàng, cho phép họ duy trì sự độc lập nhất định về tài chính.
Reuters: Giá nhà mới của Trung Quốc có thể không tăng trong năm nay
Reuters: Giá nhà mới của Trung Quốc có thể không tăng trong năm nay
2 năm trước
Theo một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters, giá nhà mới của Trung Quốc có thể sẽ không tăng trong năm nay.
Chứng khoán Mỹ vẫn đối mặt nhiều thử thách sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed tại Jackson Hole
Chứng khoán Mỹ vẫn đối mặt nhiều thử thách sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed tại Jackson Hole
2 năm trước
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II đã kết thúc, do đó trong khoảng thời gian tới, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào tình hình kinh tế vĩ mô của Mỹ, bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát và định hướng lãi suất của Fed.
Indonesia khánh thành đường sắt trên cao sau nhiều lần trì hoãn
Indonesia khánh thành đường sắt trên cao sau nhiều lần trì hoãn
2 năm trước
Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào ngày 28/8 đã tham gia lễ khánh thành hệ thống đường sắt trên cao tại thủ đô Jakarta sau nhiều lần trì hoãn.
'Ông trùm' dầu mỏ Trung Quốc thay đổi chiến lược kinh doanh
'Ông trùm' dầu mỏ Trung Quốc thay đổi chiến lược kinh doanh
2 năm trước
Tập đoàn lọc dầu khổng lồ Trung Quốc Sinopec Corp có kế hoạch duy trì sản lượng lọc dầu ổn định trong nửa cuối năm 2023 do nhu cầu nhiên liệu trong nước phục hồi.
Trung Quốc ban hành biện pháp mới nhằm vực dậy thị trường chứng khoán
Trung Quốc ban hành biện pháp mới nhằm vực dậy thị trường chứng khoán
2 năm trước
Các nhà quản lý Trung Quốc mới đây đã phê duyệt việc ra mắt 36 quỹ bán lẻ chứng khoán, khẳng định hơn nữa những nỗ lực của chính phủ nước này trong việc vực dậy thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn giảm phát.
Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên
Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên
2 năm trước
Chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 1,25 tỷ AUD để xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên ở bang Tây Australia nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và sử nguồn tài nguyên chiến lược.
Trung Quốc 'mở khoá' một loại công nghệ chỉ 'trên trời' mới có: Tạo ra nguồn năng lượng sạch, gần như vô hạn, cả Mỹ và châu Âu đều không thể 'làm ngơ'
Trung Quốc 'mở khoá' một loại công nghệ chỉ 'trên trời' mới có: Tạo ra nguồn năng lượng sạch, gần như vô hạn, cả Mỹ và châu Âu đều không thể 'làm ngơ'
2 năm trước
Trung Quốc mới đây đã đạt cột mốc quan trọng trong nỗ lực tạo ra "mặt trời nhân tạo" - nguồn năng lượng an toàn và gần như vô hạn.
“Giảm phát kiểu Nhật Bản” liệu có xảy ra đối với kinh tế Trung Quốc?
“Giảm phát kiểu Nhật Bản” liệu có xảy ra đối với kinh tế Trung Quốc?
2 năm trước
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, động lực chính của nền kinh tế, đang chịu áp lực từ giá giảm, số lượng nhà dư thừa lớn và các nhà phát triển gánh nhiều khoản nợ.
Những con số 'biết nói' cho thấy kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang tác động thế nào đến cả thế giới
Những con số 'biết nói' cho thấy kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang tác động thế nào đến cả thế giới
2 năm trước
Trung Quốc được kỳ vọng sẽ thúc đẩy 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay. Do đó, việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc trong những tháng gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới.
Cổ phiếu Evergrande 'chúi đầu' ngay phiên đầu tiên giao dịch trở lại
Cổ phiếu Evergrande 'chúi đầu' ngay phiên đầu tiên giao dịch trở lại
2 năm trước
Sau 17 tháng bị đình chỉ, cổ phiếu của công ty phát triển bất động sản China Evergrande Group (Trung Quốc) đã thỏa mãn “đủ” các yêu cầu của Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) và được giao dịch trở lại vào ngày 28/8.
Ấn Độ siết thêm xuất khẩu gạo
Ấn Độ siết thêm xuất khẩu gạo
2 năm trước
Ấn Độ vừa áp thêm hạn chế với hoạt động xuất khẩu gạo và từ đó, đe dọa tới nguồn cung “hạt ngọc trời” trên toàn cầu.
Thứ Năm, 24/04/2025
20:00
   
BelgiumEURBelgium
   
-14.7
-15.9
-15.1
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -5.9%
Dự báo: -3.0%
Trước đó: 4.4%
-5.9%
-3.0%
4.4%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 4.02M
Dự báo: 4.14M
Trước đó: 4.27M
4.02M
4.14M
4.27M
13 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 88B
Dự báo: 69B
Trước đó: 16B
88B
69B
16B
17 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -2
-2
17 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1
1
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.240%
4.240%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.235%
4.235%
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiềnNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiền
4 giờ trước
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơnGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơn
4 giờ trước
(ĐTCK)  Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?
4 giờ trước
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồngGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồng
4 giờ trước
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025
5 giờ trước
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Chủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trườngChủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trường
6 giờ trước
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
Nhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểmNhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểm
6 giờ trước
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Trung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với MỹTrung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với Mỹ
6 giờ trước
Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận việc đàm phán thương mại với Mỹ, khẳng định các thông tin như vậy là tin giả.
Chủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầuChủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầu
6 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
VIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đôngVIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đông
6 giờ trước
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnhGiá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
7 giờ trước
Sau hai tuần giảm liên tiếp, giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh trong chiều ngày 24/4.
NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5
7 giờ trước
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.