Số phận long đong của tháp nghìn tỷ 'trơ xương' vào diện Ban Chỉ đạo TƯ theo dõi
07:51 27/03/2025
Tòa tháp Vicem trải qua số phận “long đong” khi hết xin bán nhưng không thành, rồi lại muốn “hồi sinh” đưa vào sử dụng. Nguyên nhân xuất phát từ những tính toán lệch pha ngay từ khi đầu tư dự án.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo là dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem); dự án Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại), thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Đây đều là các công trình kéo dài nhiều năm, chưa hoàn thành/chỉ hoàn thành một phần nhỏ và có dấu hiệu lãng phí nghiêm trọng. VietNamNet điểm lại quá trình đầu tư các dự án này.
Có thanh tra, kiểm tra, dự án vẫn "đứng hình" sau nhiều năm
Trong 4 vụ việc trên, hồi đầu tháng 3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu quyết định khởi tố 4 bị can là cựu lãnh đạo, cán bộ của Vicem về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Các cựu lãnh đạo Vicem vướng vào vòng lao lý gồm: Lê Văn Chung, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên; Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Tổng Giám đốc; Dư Ngọc Long, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án; Hoàng Ngọc Hiếu, nguyên Trưởng phòng Thẩm định.
Trong đó, 3 người bị bắt tạm giam, riêng cựu Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Anh được tại ngoại.
Dự án tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6 khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có vị trí đắc địa nằm trên đường Vành đai 3 và cạnh tòa nhà Keangnam.
Tòa tháp có số phận “long đong” khi Vicem xin bán mà không bán được, giờ muốn “hồi sinh” đưa vào sử dụng.
Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem nằm “trơ xương” cạnh đường Vành đai 3. Ảnh: Hồng Khanh
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem được đầu tư từ năm 2010, với tổng vốn đầu tư xây dựng sau điều chỉnh là hơn 2.743 tỷ đồng. Tòa tháp có quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm.
Mục tiêu là xây dựng trụ sở làm việc của Vicem, các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại.
Dự án được khởi công vào tháng 5/2011. Đến tháng 8/2015, đã hoàn thành phần thô công trình. Tuy nhiên, từ năm 2015 dự án rơi vào cảnh “đắp chiếu”, bỏ hoang.
Hồi tháng 6/2015, khu đất trên đã được Bộ Xây dựng phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cho phép Vicem được giữ lại tiếp tục quản lý, sử dụng để thực hiện dự án.
Sau đó, Vicem đã đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án để hoàn vốn đầu tư.
Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép Vicem chuyển nhượng dự án vào tháng 3/2017.
Vào năm 2017, dự án này cũng đã xuất hiện trong kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Vicem của Thanh tra Bộ Tài chính. Trong đó, Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem là 1 trong 6 dự án đầu tư chưa phù hợp với thực tế và ngành nghề kinh doanh, dẫn đến phải dừng thực hiện để chuyển nhượng, thoái vốn.
Theo kết luận, đến ngày 30/6/2017, giá trị nghiệm thu dự án là gần 1.200 tỷ đồng, giá trị thanh toán là trên 1.200 tỷ đồng (do ứng trước tiền theo hợp đồng nhưng khối lượng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán).
Tái khởi động, số phận vẫn chưa biết ra sao
Nguyên nhân của việc đình trệ dự án, theo báo cáo của Vicem thời điểm đó, là do trong khi lập, phê duyệt dự án đã không đánh giá đúng giá cho thuê văn phòng thị trường Hà Nội, giá thuê lập 45-50 USD/tháng nhưng giá tham khảo cùng thời điểm chỉ 28 USD/tháng.
Do đó, nếu dự án tiếp tục thực hiện sẽ không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Mặt khác, theo chủ trương của Chính phủ, việc đầu tư ra ngoài ngành doanh nghiệp phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, và DNNN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, từ năm 2015, Vicem đã xúc tiến và báo cáo Bộ Xây dựng xin chuyển nhượng dự án.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Vicem, quá trình chuyển nhượng dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước.
Hơn nữa, việc chuyển nhượng dự án diễn ra trong giai đoạn thị trường bất động sản, đặc biệt phân khúc trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê gặp nhiều khó khăn nên dự án vẫn không thể chuyển nhượng.
Vì vậy, Vicem lại có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng chấp thuận cho Vicem tiếp tục đầu tư, hoàn thiện tòa tháp.
Đến năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các bộ và UBND TP Hà Nội chỉ đạo Vicem tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án theo quy định.
Ngày 5/3/2025, các nhà thầu đã bắt đầu thi công trở lại dự án tòa tháp Trung tâm điều hành và giao dịch. Ảnh: Hồng Khanh
Đầu tháng 3 vừa qua, Vicem chính thức khởi động lại việc xây dựng tòa tháp Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem sau khi bị bỏ hoang cả thập kỷ.
Theo kế hoạch, Vicem dự kiến phấn đấu hoàn thành vào quý II/2026 để phục vụ nhu cầu cần thiết về chỗ làm việc của Tổng công ty. Dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý IV/2026.
Bên cạnh đó, một phần diện tích của dự án dự kiến cho thuê để khai thác tối ưu công năng, có nguồn thu bổ sung nhằm duy trì hoạt động, bảo trì toà nhà và sử dụng tối ưu hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước.
Theo nguồn tin của VietNamNet, tổng mức đầu tư dự án sau khi rà soát, điều chỉnh hiện nay báo cáo Bộ Xây dựng là hơn 2.227 tỷ đồng, tức giảm 516 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư điều chỉnh đã phê duyệt trước đó là hơn 2.743 tỷ đồng.
Ngoài làn sóng căn hộ, trong 5 năm tới, khu vực này sẽ có thêm khoảng 226.900m2 văn phòng hạng sang từ các dự án lớn như Vinhomes Grand Park và Eco Smart City.
Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đã và đang kéo giãn dân ra các khu đô thị lân cận Tp.HCM. Trong tương lai gần, xu hướng này tiếp tục tạo nên những sắc thái mới cho bức tranh bất động sản vệ tinh Tp.HCM.
Trong thông cáo phát đi mới đây, Sembcorp và đối tác liên doanh Becamex đã cam kết nghiên cứu phát triển thêm bốn dự án Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (gọi tắt “VSIP”) tại Việt Nam.
Chiều 26/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - ông Đỗ Hữu Huy đã có buổi làm việc với Tập đoàn PDSI nhằm trao đổi thông tin về dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân Golf tại tỉnh Bình Thuận.
Ngày 25/3, UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chỉ đạo, điều hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị sinh thái Hồng Hạc - Xuân Lâm do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư.
Từ khi ở chung cư, tập thể cũ phải xếp hàng đi vệ sinh, nhà thấm dột tứ phía mỗi khi trời mưa..., đến nay chung cư mới được xây dựng khang trang, cuộc sống của người dân đã thay đổi hoàn toàn.
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.