Siêu cường châu Á xây 'thang máy vũ trụ' 100 tỷ USD, đưa con người lên sao Hỏa trong thời gian kỷ lục
16:29 07/06/2024
Thang máy vũ trụ có thể giúp việc đưa hàng hóa đến các hành tinh khác như sao Hỏa rẻ hơn và nhanh hơn nhiều.
Hãy tưởng tượng một sợi dây dài nối Trái đất với không gian có thể đưa chúng ta lên quỹ đạo với chi phí thấp và bay đến các hành tinh khác với tốc độ kỷ lục. Đó là ý tưởng cơ bản đằng sau thang máy vũ trụ.
Thay vì mất từ 6-8 tháng để tới sao Hỏa, các nhà khoa học ước tính thang máy vũ trụ có thể đưa chúng ta tới đó trong vòng 3 đến 4 tháng hoặc thậm chí nhanh nhất là 40 ngày.
Khái niệm thang máy vũ trụ không phải là mới, nhưng việc xây dựng một cấu trúc như vậy không hề dễ dàng và còn nhiều vấn đề khác ngoài công nghệ đang cản trở. Tuy nhiên, công ty Obayashi có trụ sở tại Nhật Bản cho rằng họ có đủ chuyên môn để phát triển dự án này.
Nhật Bản đặt mục tiêu xây dựng thang máy vũ trụ vào năm 2050
Được biết đến với việc xây dựng tòa tháp cao nhất thế giới, Tokyo Skytree, Tập đoàn Obayashi tuyên bố vào năm 2012 rằng họ sẽ đạt đến những tầm cao mới bằng thang máy vũ trụ của riêng mình.
Tháp Skytree của Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Trong một báo cáo cùng năm đó, công ty cho biết họ sẽ bắt đầu xây dựng dự án trị giá 100 tỷ USD này vào năm 2025 và có thể bắt đầu hoạt động sớm nhất là vào năm 2050, theo BI.
Theo Yoji Ishikawa, đại diện phòng sáng tạo công nghệ tương lai của công ty, tuy họ không có khả năng bắt đầu thi công trong năm sau, hiện nay họ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển, thiết kế sơ bộ, xây dựng quan hệ đối tác và quảng bá.
Một con đường rẻ hơn để tiến vào không gian
Việc phóng con người và vật thể vào không gian bằng tên lửa là vô cùng tốn kém. Ví dụ, NASA đã ước tính bốn sứ mệnh lên mặt trăng Artemis sẽ tiêu tốn 4,1 tỷ USD cho mỗi lần phóng .
Hoạt động phóng đòi hỏi nhiều nhiên liệu để bay vào không gian, nhưng do nhiên liệu rất nặng nên cần tăng lượng nhiên liệu sử dụng.
Thang máy vũ trụ là khái niệm tạo ra sợi dây dài nối Trái đất với không gian có thể đưa chúng ta lên quỹ đạo với chi phí thấp và bay đến các hành tinh khác với tốc độ kỷ lục. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, với thang máy vũ trụ, bạn không cần tên lửa hay nhiên liệu. Theo một số thiết kế, thang máy vũ trụ có thể chở hàng lên quỹ đạo bằng xe điện từ gọi là xe leo. Xe leo có thể hoạt động nhờ nguồn điện ở xa như điện mặt trời hoặc vi sóng, từ đó loại bỏ nhu cầu về nhiên liệu.
Trong báo cáo cho Tập đoàn Obayashi, Ishikawa tính toán loại thang máy vũ trụ này có thể giúp giảm hạ chi phí vận chuyển hàng hóa vào không gian xuống 57 USD/0,5 kg. Các ước tính khác về thang máy vũ trụ đưa ra mức chi phí 227 kg/0,5 kg.
Ngay cả Falcon 9 của SpaceX, với giá khoảng 1.227 USD/0,5kg, là một trong những tên lửa phóng rẻ nhất, vẫn đắt gấp khoảng 5 lần so với ước tính chi phí cho thang máy vũ trụ.
Ngoài ra, thang máy vũ trụ không có nguy cơ phát nổ tên lửa và xe leo có thể là phương tiện không phát thải.
Với tốc độ tương đối dễ chịu là 200 km/h, xe leo của Tập đoàn Obayashi sẽ di chuyển chậm hơn tên lửa nhưng sẽ có ít rung động hơn, điều này tốt cho các thiết bị nhạy cảm.
Những phương tiện được gọi là xe leo sẽ vận chuyển hàng hóa con người giữa các hành tinh. Ảnh: Getty Images
Theo Ishikawa, công ty Obayashi coi thang máy vũ trụ như một loại dự án công cộng mới, đem lại lợi ích cho toàn nhân loại.
Trở ngại khi thực hiện siêu dự án thang máy vũ trụ
Hiện nay, một trong những trở ngại lớn nhất với xây dựng thang máy vũ trụ là chọn vật liệu làm dây hoặc nối. Để chịu lực căng cực lớn, đường ống cần phải rất dày nếu nó được làm từ vật liệu thông thường như thép, thậm chí nó sẽ cần nhiều thép hơn lượng thép tồn tại trên Trái đất.
Báo cáo của Ishikawa gợi ý rằng Tập đoàn Obayashi có thể sử dụng ống nano carbon. Một ống nano là lớp graphite cuộn lại, nhẹ hơn nhiều và ít có khả năng đứt gãy dưới lực căng lớn so với thép, do đó thang máy vũ trụ có thể nhỏ hơn hẳn.
Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm. Mặc dù các ống nano rất bền nhưng chúng cũng rất nhỏ, có đường cứng cỡ một phần tỷ m. Mẫu dài nhất hiện nay chỉ khoảng 0,6m. Để đạt độ cân bằng hoàn hảo và lên tới quỹ đạo địa đồng bộ, dây nối cần dài ít nhất 35.406m.
Thay vào đó, giới nghiên cứu có thể cần phát triển vật liệu hoàn toàn mới, Ishikawa cho biết.
Dù vật liệu ra sao thì vẫn còn những vấn đề khác. Ví dụ, dây nối của thang máy vũ trụ sẽ chịu lực căng khủng khiếp đến mức dễ đứt. Một tia sét đánh trúng có thể làm nó bốc hơi. Ngoài ra còn có các thời tiết khác cần xem xét như lốc xoáy, gió mùa và bão.
Thang máy vũ trụ của Tập đoàn Obayashi sẽ gắn vào cảng Trái đất, nằm ngoài khơi. Ảnh: Obayashi
Ngoài ra, công ty cũng sẽ phải mất rất nhiều chuyến đi để bù đắp cho mức giá xây dựng khổng lồ đó.
“Đó chỉ là bề nổi của những thách thức và không thể chỉ một công ty giải quyết được tất cả những vấn đề đó”, Ishikawa nói. “Chúng tôi cần sự hợp tác từ các ngành công nghiệp khác nhau”.
Đó là rất nhiều trở ngại phải vượt qua để khởi công xây dựng kịp thời và đi vào hoạt động vào năm 2050, đặc biệt khi Ishikawa ước tính sẽ mất 25 năm để xây dựng. Ông lưu ý rằng ước tính đến năm 2050 luôn đi kèm với những cảnh báo về sự tiến bộ của công nghệ. “Đó không phải là mục tiêu hay lời hứa của chúng tôi”, ông nói, nhưng cho hay công ty vẫn đang hướng tới mục tiêu.
Theo The Jakarta Post, Ấn Độ và Nga mới đây đã bày tỏ kỳ vọng, mong muốn Indonesia sẽ gia nhập BRICS. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đến nay vẫn từ chối.
Hyung Kim, nhà phân tích tại Arete Research cho biết: “Cuộc đình công của công đoàn chẳng là gì so với rất nhiều vấn đề mà Samsung đang phải đối mặt vào thời điểm này”.
(KTSG Online) - Để loại bỏ 1 tấn khí carbon từ khí quyển, các cỗ máy hút carbon hiện nay cần chi phí lên đến gần cả 1.000 đô la Mỹ. Mức chi phí này khó
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.