Shark Bình dự báo sốc: Người bán hàng sẽ chết dần chết mòn do bị các sàn TMĐT o ép, sẽ có làn sóng lũ lượt rời sàn để lập 'đế chế' riêng
11:01 09/03/2025
Để thoát kiếp “nô lệ” cho các sàn, Shark Bình khuyên các nhà bán nên xây dựng ứng dụng bán hàng riêng.
'Sống' trên sàn TMĐT ngày càng khó
Gần đây, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, TikTok Shop hay Lazada đồng loạt tăng phí hoạt động, phí hoa hồng, nâng tỉ lệ doanh thu người bán phải chia cho sàn trong khi xóa bỏ hoặc giảm một số gói ưu đãi vận chuyển.
Thực tế này trùng khớp với nhận định của Shark Bình (tên thật là Nguyễn Hòa Bình) -nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech, tại tọa đàm Đón làn sóng lớn thuộc khuôn khổ Shark Tank Forum 7 mới đây.
Với kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), ông Bình cho biết làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay đã thay đổi khái niệm về thương mại điện tử, tức từ khái niệm “ mua rẻ, bán đắt ” thành “ từ gốc đến ngọn ”. Chỉ trong vài năm qua, nhiều thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng Việt Nam.
Nhưng khi thị trường TMĐT dần được thiết lập bởi các sàn TMĐT lớn, chủ yếu là các sàn giao dịch có xuất xứ từ Trung Quốc, thì họ bắt đầu siết chặt chính sách “ ép người bán ”.
Thực tế, ông Bình cho biết ở Trung Quốc cũng vậy. Các sàn bắt đầu tung ra chính sách đổi trả hàng hóa không lý do. Tức người mua được yêu cầu hoàn tiền mà không cần trả lại hàng.
“Những chính sách thực sự rất khắc nghiệt đối với những cộng đồng người bán. Nó khiến cho tổng chi phí bán hàng trên thương mại điện tử có thể lên đến 40, thậm chí 45% doanh thu. Như vậy làm sao mà sống được!”, ông Bình nói.
Với những gì quan sát được ở thị trường tỷ dân, ông Bình dự báo kinh doanh trên thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Vị “cá mập” lấy ví dụ từ bộ phim Upstream (Trung Quốc), trong đó có cảnh nói về sự áp lực của người giao hàng, chỉ chậm vài phút là bị đánh giá xấu.
Tương tự trên các sàn thương mại điện tử hiện nay đều giới hạn thời gian giao hàng, nếu nhà bán không kịp chuẩn bị hàng, khách hàng có quyền không nhận, bị hoàn trả và đánh giá không tốt.
Xu hướng giảm lệ thuộc vào sàn
Đa phần các nhà bán hàng hiện nay đều lệ thuộc vào một vài sàn thương mại điện tử.
Khi người bán bị sàn o ép một cách khắc nghiệt, Shark Bình dự báo sẽ xuất hiện xu hướng “ tách sản ”, tức người bán sẽ giảm phụ thuộc vào các sàn TMĐT.
“Ví dụ bán hàng trên Facebook hay trên các sàn giao dịch TMĐT, lúc còn bơm tiền quảng cáo thì còn có đơn, ngừng cái là mất đơn và thậm chí đến cái thông tin liên hệ, số điện thoại, tên và địa chỉ giao hàng của khách hàng chúng ta còn không có. Chúng ta sẽ thành nô lệ cả đời nên phải xây dựng được kênh bán hàng của mình”.
Ông Bình cho biết xu hướng trên ở Trung Quốc đang được gọi là Private Domain Traffic (tạm dịch: lưu lượng truy cập từ tên miền riêng). Bởi khi bán trên sàn, người bán không được chia sẻ dữ liệu thông tin của người mua. Nhưng khi xây dựng các kênh bán hàng riêng, họ sẽ quản lý được lưu lượng truy cập của khách hàng.
Theo tìm hiểu của vị này, các nhà bán hàng Trung Quốc đang hướng tới xây dựng WeChat Mini App, WeChat Mini Programs, tức các chương trình nhỏ gắn vào ứng dụng nhắn tin WeChat, thay vì xây website hay app riêng để bán hàng. Xu hướng này cũng đang manh nha đến Việt Nam.
“Phải sở hữu được cơ sở dữ liệu khách hàng của riêng mình thì chúng ta mới sống được. Hướng xây dựng các mini app trên Zalo cũng giống như Wechat sẽ là một cái xu hướng tiếp theo. Các bạn nên tìm kiếm về từ khóa đấy đi”, ông Bình nhấn mạnh.
Trước xu hướng hàng hóa bán lẻ trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, dẫn đầu bởi các cái doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc, Chủ tịch NextTech khẳng định nền kinh tế trung gian sẽ lao đao. Những doanh nghiệp thương mại, nhà bán hàng truyền thống mang tính chất nhập hàng về để bán lại sẽ chết dần, chết mòn.
Lời khuyên của ông Bình là cần nhanh chóng chuyển đổi, R&D (nghiên cứu và phát triển) các sản phẩm, dịch vụ của người Việt, có “hồn Việt”. Sau đó có thể gia công tại Trung Quốc, Ấn Độ hay chính tại Việt Nam. Lúc đó mới có thể bám trụ lại với ngành hàng mình đang kinh doanh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT phải chạy đua với việc giao hàng, đặc biệt là với mạng lưới logistics từ Trung Quốc. Vì vậy nên sử dụng dịch vụ giao hàng từ bên thứ 3 để đảm bảo sự chuyên nghiệp.
Trong khi đó, 4 nhà máy chính gồm Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên, Samsung Display và Samsung HCMC CE Complex có tổng lợi nhuận là 3,42 tỷ USD, thấp nhất kể từ 2016.
Trong số các dự án bị ảnh hưởng, có tới 14 dự án của ACEN Vietnam Investment - một trong những nhà đầu tư năng lượng tái tạo nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với công suất lên đến 852 MWp.
"Thực ra đây là chuyện xã hội nào cũng phải gặp. Nhưng ở Việt Nam tôi nghĩ nó sẽ đến hơi sớm. Có thể là ngay thế hệ này, hoặc thế hệ con tôi – 5 năm nữa vào đại học”, Shark Bình đề cập đến viễn cảnh giới trẻ không còn việc để làm vì AI.
(ĐTCK) CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) lên kế hoạch tập trung mảng xây dựng, đồng thời thực hiện tái cấu trúc thành tập đoàn và lên lộ trình tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Người đàn ông mặc đồ giống ông Đặng Lê Nguyên Vũ, lao vào ẩu đả với một người đàn ông khác trong quán cà phê khiến bàn ghế bị xô đổ, 2 vị khách ngồi gần vội rời đi.
Tháng 2/2025, thị trường trái phiếu chứng kiến sự vắng bóng của các doanh nghiệp phát hành mới. Trong khi đó, lượng mua lại trước hạn cũng chỉ bằng 42% so với cùng kỳ.
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.