Rủi ro khi Ukraine đưa xe tăng Abrams, tiêm kích F-16 chiến đấu chống lại Nga
15:49 25/10/2024
Giới chuyên gia nhận định, xung đột Ukraine sẽ làm tiêu hao xe tăng và tiêm kích mà phương Tây gửi đến, nếu như các lực lượng Kiev thực sự đưa chúng vào chiến đấu.
Chia sẻ với tờ Business Insider, các chuyên gia quân sự cho rằng phương Tây không nên ngạc nhiên, nếu như không có chiếc xe tăng hay máy bay quân sự nào gửi cho Kiev có thể tồn tại đến cuối xung đột. Ngoài ra, cuộc xung đột với Nga là dữ dội, quy mô lớn, kéo dài, do đó Ukraine cần chấp nhận rủi ro cao, cũng như nguy cơ lớn tổn thất thiết bị.
“Nếu như có chiếc F-16 nào có thể đi đến cuối cuộc chiến, có lẽ chúng đã không được sử dụng ở mức tối đa”, chuyên gia chiến tranh trên không Michael Bohnert tại RAND Corporation cho biết.
Tiêm kích F-16 xuất hiện phía sau Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
"Tôi ghét phải nói như thế. Nhưng chúng ta, với tư cách là phương Tây, phải nhận ra rằng mọi xe tăng Abrams, mọi máy bay F-16 được gửi đi, nếu bất kỳ chiếc nào trong số chúng vượt qua được cuộc chiến, có lẽ chúng chưa được sử dụng hết công suất", ông Bohnert nói thêm.
Các đối tác phương Tây mới chỉ gửi cho Ukraine số lượng nhỏ máy bay chiến đấu và xe tăng. Điều này đồng nghĩa làm hạn chế những việc Ukraine có thể làm với số vũ khí nhận được. Trong khi việc sử dụng tối đa hóa các thiết bị này cũng làm tăng nguy cơ mất thiết bị.
Ông William Alberque, một chuyên gia về chiến tranh tại Trung tâm Stimson, cho rằng nếu các vũ khí "bị phá hủy để Ukraine làm những điều mà họ không thể làm nếu không có chúng, đồng thời gây ra tổn thất lớn cho Nga, điều đó hoàn toàn xứng đáng. Chúng tôi cung cấp vũ khí, và biết sẽ không lấy lại được chúng".
Ông Alberque giải thích thêm, "mọi thứ chúng tôi trao cho Ukraine có thể và sẽ bị phá hủy trong chiến đấu, nhưng ít nhất chúng phải được sử dụng với toàn bộ tiềm năng. Và điều đó đi kèm rủi ro".
Trên thực tế, Ukraine đã mất một số xe tăng Abrams và Leopard, nhiều xe chiến đấu Bradley, và ít nhất một tiêm kích F-16 mới nhận được. Song ông George Barros tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho rằng, việc chỉ ra một vài chiến đấu cơ Ukraine bị phá hủy, và phi công thiệt mạng, sau đó đưa ra kết luận rằng họ không thể làm điều này sẽ là một cách sai lầm khi nhìn nhận mọi việc.
Có thể nói xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến thảm khốc, thương vong cao, và tiêu hao số thiết bị lớn chưa từng thấy ở châu Âu trong nhiều thập kỷ qua. Một cựu binh Mỹ từng chiến đấu ở Ukraine cho biết, nhiều tay súng phương Tây đến Ukraine với suy nghĩ mọi chuyện sẽ diễn ra dễ dàng. Nhưng thực tế, nhiều người đã mất mạng.
Chấp nhận rủi ro nhiều hơn
Quân đội và thiết bị của Ukraine luôn gặp rủi ro trong quá trình làm chậm đòn tấn công của Nga, hoặc phá vỡ hàng phòng thủ của Moscow. Điển hình, Ukraine đã mất chiếc F-16 đầu tiên trong một nhiệm vụ phòng không nhằm bảo vệ các thành phố khỏi loạt tên lửa Nga tấn công.
Theo ông Alberque, đối với Ukraine, rủi ro là cần thiết. "Bạn có thể đảm bảo bạn sẽ không mất chiếc F-16 nào, nếu bạn không sử dụng và giữ chúng trong các hầm chứa sâu dưới lòng đất, song như vậy còn ý nghĩa gì?", ông Alberque nói.
Binh sĩ Ukraine sử dụng xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ cung cấp. Ảnh: Lữ đoàn cơ giới số 47 Ukraine
Với số lượng nhỏ tiêm kích F-16, và khoảng vài chục chiếc xe tăng Abrams, đôi khi Ukraine phải thận trọng trong quá trình sử dụng. Song theo ông Alberque, Ukraine nên chấp nhận nhiều rủi ro hơn.
Ông Bohnert cũng cho rằng, phương Tây nên "cởi trói" các quy định liên quan tới việc Ukraine sử dụng vũ khí được viện trợ. Theo ông, phương Tây không nên hạn chế cách Ukraine sử dụng F-16. Trong khi Đan Mạch, một trong những quốc gia cung cấp F-16, tuyên bố Kiev có thể tấn công Nga bằng F-16 mà họ cung cấp, nhưng các đồng minh khác lại không cùng quan điểm.
Đặc biệt, các xe tăng và tiêm kích Ukraine nhận được cũng không phải là những hệ thống hàng đầu, và phương Tây hoàn toàn có thể chấp nhận rủi ro khi để Kiev sử dụng chúng. Điển hình, xe tăng Abrams chuyển cho Ukraine là mẫu cũ không có giáp nâng cấp. Ngay cả tiêm kích F-16 cũng là mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, trong khi các nước phương Tây đã chuyển sang tiêm kích thế hệ thứ 5, hoặc đang nghiên cứu các tùy chọn thế hệ thứ 6.
"Chúng ta không trao cho họ những thứ tốt nhất. Chúng ta trao cho họ những thứ mà chúng ta nghĩ đủ khả năng để cho đi. Và đối với nhiều nước châu Âu, đây là những thứ mà họ đã quyết định thay thế", ông Alberque nhấn mạnh.
Trước khi cuộc xung đột với Nga diễn ra, công ty nhà nước Ukroboronprom của Ukraine nằm trong top 100 các nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, với số sản phẩm làm ra có giá trị hơn 1 tỷ USD.
Sự phong phú của năng lượng trong đại dương khiến việc khai thác điện sạch từ biển trở thành lựa chọn tiềm năng. Và Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào công nghệ này.
Cổ phiếu Tesla đạt mức tăng ấn tượng gần 22%, giúp kéo S&P 500 và Nasdaq Composite đi lên. Tuy nhiên, Dow Jones vẫn tiếp tục giảm phiên thứ 4 liên tiếp.
Giá vàng tăng vào ngày thứ Năm (24/10) lên gần mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn từ những lo ngại địa chính trị dai dẳng đã thúc đẩy giá vàng.
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch biến động ngày thứ Năm (24/10), do lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở châu Âu có thể làm giảm nhu cầu năng lượng, trong bối cảnh bất ổn xung quanh xung...
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (23/10), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết nên thận trọng khi quyết định về các đợt cắt giảm lãi suất sắp tới.
Các nhà khoa học châu Âu vừa phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng giải mã âm thanh của heo, nhằm tạo ra công cụ giúp nông dân cải thiện cuộc sống cho động vật.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.