Radar NASA phát hiện căn cứ ẩn dưới băng Bắc Cực: Có thể giải phóng chất cực kỳ nguy hiểm
15:36 28/11/2024
Căn cứ này có tên Trại Thế kỷ.
Truyền thông quốc tế rầm rộ đưa tin cách đây vài giờ, thiết bị radar trên máy bay Gulfstream III của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một căn cứ bí ẩn bị bỏ hoang bên dưới lớp băng Bắc Cực ở Greenland: Một di tích của Chiến tranh Lạnh (1946-1991) từng được Công binh Lục quân Mỹ sử dụng làm căn cứ quân sự năm 1959.
Tiền đồn cực kỳ xa xôi, được gọi là Trại Thế kỷ (Camp Century), bao gồm một mạng lưới đường hầm khổng lồ được đào sâu vào lớp bề mặt của băng, cách đất liền khoảng 240 km.
Quang cảnh chiến hào chính dẫn vào căn cứ quân sự Mỹ tại Greenland, Trại Thế kỷ. Bức ảnh chụp ngày 1/1/1950. Nguồn: Pictorial Parade/Ảnh lưu trữ/Getty
Từ năm 1959 đến năm 1967, Trại Thế kỷ được sử dụng như một phần của Dự án Iceworm. Iceworm là một kế hoạch tuyệt mật của Mỹ nhằm thử nghiệm xây dựng một bãi phóng tên lửa dưới lớp băng Greenland cũng như thử nghiệm tính khả thi của việc phóng tên lửa hạt nhân từ Bắc Cực trong thời Chiến tranh Lạnh, khi căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng leo thang.
Lâu dần, căn cứ quân sự vốn được mệnh danh là "thành phố dưới băng" này bị bỏ hoang vào năm 1967 và theo thời gian, nó bị chôn vùi khoảng 30 mét dưới bề mặt khi tuyết và băng tích tụ trong 57 năm qua..
"Chúng tôi đang tìm kiếm lớp băng và Camp Century xuất hiện", Alex Gardner, nhà khoa học về tầng băng của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết trong một tuyên bố. "Lúc đầu chúng tôi không biết đó là gì".
Nỗi lo toàn cầu
Điều đáng nói. Trại Thế kỷ vận hành bằng năng lượng hạt nhân, chưa kể nó là căn cứ để thử nghiệm các vũ khí hạt nhân.
Khi đối mặt với hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày một gia tăng, giới chuyên gia có 2 nỗi lo sợ: Thứ nhất, sau khi vận hành, Trại Thế kỷ có thể còn dư chất thải phóng xạ gây nguy hiểm; Thứ hai, liệu lớp băng Bắc Cực sẽ "bao bọc" Trại trong bao lâu nữa để "phong ấn" những chất thải nguy hiểm đó?
Một hình ảnh tổng hợp được Đài quan sát Trái đất của NASA chia sẻ vào ngày 25/11/2024 cho thấy, ở trên là quang cảnh Băng hà Greenland được chụp từ cửa sổ máy bay Gulfstream III của NASA vào tháng 4/2024 và bên dưới là hình ảnh được tạo ra bằng dữ liệu từ thiết bị radar UAVSAR trên máy bay, cho thấy các thành phần cấu trúc của Trại Thế kỷ. Nguồn: Đài quan sát Trái đất của NASA/Michala Garrison, Jesse Allen, Chad Greene
Trong khi "thành phố dưới băng" đã được phát hiện qua các lần quét radar trước đó, UAVSAR (Radar khẩu độ tổng hợp dành cho máy bay không người lái của NASA được gắn trên bụng Gulfstream III để thu thập dữ liệu) đã mang lại một cuộc khảo sát chi tiết hơn.
Một bức ảnh do NASA công bố hôm thứ Hai 25/11 cho thấy các đặc điểm của căn cứ ẩn sâu dưới lớp băng xuất hiện những điểm bất thường gần đáy của tảng băng.
Các nhà khoa học đã sử dụng bản đồ thu được bằng radar thông thường để xác nhận ước tính về độ sâu của Trại Thế kỷ — một phần trong nỗ lực ước tính thời điểm băng tan chảy (do nóng lên toàn cầu) có thể làm lộ lại Trại và bất kỳ chất thải sinh học, hóa học và phóng xạ nguy hiểm nào còn sót lại được chôn cùng với Trại, Đài quan sát Trái đất của NASA cho biết trong bài viết tuần này.
"Trong dữ liệu mới, các công trình riêng lẻ trong Trại Thế kỷ có thể nhìn thấy theo cách chưa từng thấy trước đây", nhà khoa học Chad Greene của NASA, người có mặt trên máy bay trong quá trình khảo sát, cho biết trong một tuyên bố.
Khi tiến hành ước tính thời điểm Trại có thể lộ ra do băng tan, một số chuyên gia gợi ý, thời điểm đó có thể đến vào cuối thế kỷ này.
Hình ảnh bên trong Trại Thế Kỷ năm 1966. Ảnh: Earthobservatory/NASA
Đây chính là điều không mong muốn của giới khoa học bởi, điều này có nghĩa là toàn cầu nóng đến mức có thể làm tan chảy những lớp băng vĩnh cửu tại Bắc Cực. Chưa kể, băng tan có thể phát tán các vật liệu thải phóng xạ và hóa chất cực kỳ nguy hiểm vào môi trường xung quanh.
Việc phát hiện ra Trại Century là một kết quả hoàn toàn bất ngờ đối với nhóm các nhà khoa học NASA. Mục tiêu chính của nhiệm vụ là nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên Bắc Cực.
Chad Greene cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là hiệu chỉnh, xác nhận và hiểu rõ khả năng cũng như hạn chế của UAVSAR trong việc lập bản đồ các lớp bên trong của tảng băng và giao diện giữa đáy băng. Nếu không có kiến thức chi tiết về độ dày của băng, chúng ta không thể biết được các tảng băng sẽ phản ứng như thế nào với tình trạng đại dương và bầu khí quyển nóng lên nhanh chóng, điều này làm hạn chế đáng kể khả năng dự đoán tốc độ mực nước biển dâng".
Chi 49.999 USD dự lễ nhậm chức của ông Trump, phát biểu tại Liên hợp quốc,... là những trào lưu đánh bóng tên tuổi đang gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trong một thế giới đầy rẫy những viên đá quý lấp lánh, kyawthuite – một loại khoáng sản đến từ Myanmar – nổi bật với danh hiệu khoáng sản hiếm nhất Trái Đất. Cho tới nay, chỉ có một mẫu duy nhất từng được tìm thấy.
BYD, đối thủ lớn nhất của Tesla tại thị trường Trung Quốc, mới đây đã yêu cầu các nhà cung cấp giảm giá 10%, trong bối cảnh thị trường ô tô lớn nhất thế giới chuẩn bị cho một loạt “đòn phản công” trong “cuộc chiến giá cả” đầy khốc liệu.
Làn sóng bán tháo đồng nhân dân tệ đang gia tăng khi giới phân tích tài chính quốc tế dự báo đồng tiền này sẽ chạm đáy lịch sử, trong bối cảnh tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa áp thuế mạnh tay lên hàng hóa Trung Quốc.
Nhiều ứng cử viên được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử cho các vị trí trong nội các sắp tới của ông đã được gửi những lời đe dọa bao gồm dọa đánh bom tại nhà của họ trước dịp lễ Tạ ơn ở Mỹ.
Doanh nghiệp Trung Quốc có thể đề nghị trả mức lương cao gấp nhiều lần hiện tại để thu hút nhân viên từ những công ty sản xuất thiết bị công nghệ quan trọng của phương Tây.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.