• CIM 11.57 0.08(0.65%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 93290.65 400.43(0.43%)
  • GOLD 3328.260 40.320(1.23%)
  • WTI 62.38 0.15(0.24%)
  • EUR/USD 1.13556 0.00420(0.37%)
  • EUR/GBP 0.85394 0.00043(0.05%)
  • USD/CHF 0.82761 0.00298(0.36%)
  • USD/JPY 142.722 0.670(0.47%)
  • USD/CAD 1.38931 0.00167(0.12%)
  • GBP/USD 1.32968 0.00479(0.36%)
  • CAD/CHF 0.59566 0.00274(0.46%)
  • AUD/USD 0.63923 0.00345(0.54%)
  • NZD/USD 0.59809 0.00377(0.63%)
  • CIM 11.57 0.08(0.65%)
  • VNI 1223.35 12.35(1.02%)
  • BTC 93290.65 400.43(0.43%)
  • GOLD 3328.260 40.320(1.23%)
  • WTI 62.38 0.15(0.24%)
  • EUR/USD 1.13556 0.00420(0.37%)
  • EUR/GBP 0.85394 0.00043(0.05%)
  • USD/CHF 0.82761 0.00298(0.36%)
  • USD/JPY 142.722 0.670(0.47%)
  • USD/CAD 1.38931 0.00167(0.12%)
  • GBP/USD 1.32968 0.00479(0.36%)
  • CAD/CHF 0.59566 0.00274(0.46%)
  • AUD/USD 0.63923 0.00345(0.54%)
  • NZD/USD 0.59809 0.00377(0.63%)

Quýt làm cam chịu: Quyết định của châu Âu đang gây ra mất điện ở cách xa hàng nghìn cây số

19:41 15/06/2022

Kế hoạch trừng phạt năng lượng Nga của châu Âu đã đẩy các quốc gia đang phát triển ở nửa bên kia địa cầu vào cảnh khốn đốn vì thiếu điện.

13-06-2022 Chặn cảng biển, lấy ngũ cốc và phá kho chứa: Nguyên nhân khiến phương Tây tố cáo Nga dùng lương thực làm vũ khí

11-06-2022 Vì sao cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng chưa thể đẩy châu Âu vào suy thoái?

10-06-2022 Giá dầu tăng vượt tầm kiểm soát, Tổng thống Biden phải cố làm thân với quốc gia ông từng xa lánh

09-06-2022 Chuyên gia JPMorgan tin nền kinh tế Mỹ đủ sức đương đầu với giá dầu 150 USD/thùng

09-02-2020 Chiếc xe lăn của Tổng thống Roosevelt trên con đường của nước Mỹ ở Trung Đông

Theo Bloomberg, vào thập kỷ trước, quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới là Pakistan đã có những bước chuẩn bị cho sự biến động thị trường năng lượng ngày hôm nay.

Pakistan đầu tư mạnh vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp từ Italy và Qatar. Giờ đây, một số nhà cung cấp đã hủy hợp đồng, và chuyển sang bán khí đốt trên thị trường châu Âu.

Để tránh mất điện trong ngày lễ Eid vào tháng trước, chính phủ đã phải trả 100 triệu USD để mua một đơn hàng LNG từ thị trường giao ngay, số tiền kỷ lục đối với quốc gia đang thiếu tiền mặt như Pakistan.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 7, tổng chi phí cho LNG của quốc gia này có thể sẽ đạt 5 tỷ USD, gấp đôi so với năm trước. Mặc dù chi số tiền lớn như vậy, chính phủ vẫn không thể xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của giá nhiên liệu cao tới người dân.

Quýt làm cam chịu: Quyết định của châu Âu đang gây ra mất điện ở cách xa hàng nghìn cây số

Mới chỉ 10 tháng nhưng Pakistan đã chi 3,71 tỷ USD cho nhập khẩu LNG.

Mất điện kéo dài

Một số khu vực của Pakistan đang đối mặt với mất điện theo kế hoạch kéo dài hơn 12 giờ trong khi đợt nắng nóng đang diễn ra. 

Tuần trước, chính phủ đã công bố một loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới. Các công chức được nghỉ ca làm việc vào thứ Bảy, và ngân sách dành cho nhân viên an ninh đã bị cắt giảm 50%.

“Tôi nhận thức sâu sắc về những khó khăn mà mọi người đang phải đối mặt,” Thủ tướng Shehbaz Sharif viết trên Twitter vào tháng 4 trước lễ Eid. Trong tuần đó, ông cũng ra lệnh cho chính phủ tiếp tục mua các lô hàng khí đốt đắt tiền.

Tới đầu tháng 6, Thủ tướng Pakistan cảnh báo rằng chính phủ không còn đủ tiền để tiếp tục mua khí đốt từ nước ngoài.

Quýt làm cam chịu: Quyết định của châu Âu đang gây ra mất điện ở cách xa hàng nghìn cây số

Mất điện tại thành phố đông dân nhất Pakistan: Karachi hôm 8/6. (Ảnh: Asim Hafeez/Bloomberg).

Thiếu LNG sẽ không chỉ gây ra tình trạng mất điện. Việc chính phủ điều phối nguồn cung khí đốt tới cho sản xuất điện đã ảnh hưởng tới đầu vào của các nhà sản xuất phân bón. Động thái này có thể tác động tới mùa vụ tiếp theo và khiến giá thực phẩm trong năm sau thậm chí còn cao hơn nữa.

Các tháp viễn thông di động đang sử dụng máy phát điện dự phòng để duy trì dịch vụ trong thời gian mất điện, nhiên liệu cũng sắp cạn kiệt.

Giá LNG đã tăng hơn 1.000% trong hai năm qua, đầu tiên là do nhu cầu sau đại dịch COVID, sau đó là do chiến sự tại Ukraine. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu và mối đe dọa gián đoạn nguồn cung đã đẩy giá giao ngay lên mức cao kỷ lục hồi tháng 3.

Trong khi đó, châu Âu đang cần ngày càng nhiều LNG. Tình từ đầu năm tới nay, nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái và không có dấu hiệu chậm lại.

Các nhà hoạch định chính sách của EU đang phác thảo kế hoạch để tăng đáng kể nhập khẩu LNG nhằm thay thế khí đốt qua đường ống của Nga. Những quốc gia như Đức và Hà Lan đang tăng tốc quá trình xây dựng những cảng tiếp nhận LNG nổi (FRSU). Dự kiến cảng đầu tiên sẽ đi vào hoạt động sau 6 tháng nữa.

Phó chủ tịch điều hành của tập đoàn dầu khí Shell, ông Steve Hill, cho biết: “Châu Âu đang hút cạn LNG” từ thế giới. “Lượng LNG cho các thị trường mới nổi ngày càng ít hơn”.

Quýt làm cam chịu: Quyết định của châu Âu đang gây ra mất điện ở cách xa hàng nghìn cây số

Kế hoạch xây dựng các cảng tiếp nhận LNG của châu Âu.

Pakistan bị đối tác châu Âu "hủy kèo"

Vào năm 2017, Pakistan đã chọn Eni SpA của Italia và Gunvor Group làm nhà cung cấp khí đốt trong thập kỷ tới. Vào thời điểm đó, các điều khoản được coi là tốt, và giá thấp hơn một hợp đồng tương tự đã ký với Qatar trước đó.

Tuy nhiên, hiện tại, hai nhà cung cấp đã hủy bỏ hơn một tá lô hàng dự kiến giao từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022, cùng thời điểm giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt.

Ông Bruce Robertson, một nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính, cho biết trường hợp phá vỡ hợp đồng hầu như chưa từng xảy ra trong ngành LNG. 

Các thương nhân và những người trong ngành được Bloomberg phỏng vấn không thể nhớ lần gần nhất một đơn hàng lớn tới vậy bị hủy bỏ mà không phải vì sự cố ngừng hoạt động lớn tại cơ sở xuất khẩu.

Quýt làm cam chịu: Quyết định của châu Âu đang gây ra mất điện ở cách xa hàng nghìn cây số

Năng lực sản xuất LNG toàn cầu là có hạn và châu Âu đang tranh giành thị phần của các nước như Pakistan.

Cả Eni và Gunvor cho biết họ phải hủy hợp đồng vì đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt và không có LNG để gửi đến Pakistan. Thông thường, khi thiếu LNG, các doanh nghiệp sẽ thay thế bằng việc mua hàng trên thị trường giao ngay, nhưng Eni và Gunvor đã không làm được điều đó.

Gunvor từ chối bình luận. Eni cho biết trong một email rằng nhà cung ứng của họ đã không hoàn thành nghĩa vụ, do đó lô hàng đến Pakistan buộc phải hủy. Công ty này cũng tuyên bố không lợi dụng hoặc hưởng lợi từ việc hủy bỏ đơn hàng, đồng thời sẽ áp dụng tất cả điều khoản hợp đồng để giải quyết sự gián đoạn.

Các nhà cung cấp thường không thích hủy bỏ đơn hàng vì gây tổn hại đến mối quan hệ kinh doanh và thường rất, rất tốn kém. Các thị trường phát triển thường yêu cầu mức phạt "không thực hiện" lên đến 100%. 

Theo ông Valery Chow, nhà phân tích tại Wood Mackenzie, “rất hiếm khi các nhà cung cấp LNG không hoàn thành các hợp đồng dài hạn ngoại trừ trường hợp bất khả kháng”.

Hợp đồng của Pakistan chỉ có mức phạt khiêm tốn 30% khi hủy hợp đồng. Hiện tại, giá khí đốt tại thị trường giao ngay châu Âu thừa khả năng bù đắp cho khoản phạt đó.

Theo tính toán của Bloomberg, một lô hàng LNG giao tháng 5 tới Pakistan thông qua hợp đồng dài hạn sẽ có giá 12 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh (MMBtu). Để so sánh, một lô hàng giao ngay trong tháng 5 tới châu Âu đang được giao dịch ở mức hơn 30 USD. Eni và Gunvor vẫn tiếp tục đáp ứng các cam kết của họ với khách hàng ở châu Âu.

Quýt làm cam chịu: Quyết định của châu Âu đang gây ra mất điện ở cách xa hàng nghìn cây số

Người dân Pakistan phải ngủ ngoài đường để tránh nóng trong đợt mất điện ngày 8/6. (Ảnh: Asim Hafeez/Bloomberg).

Chính phủ Pakistan đang cố gắng đàm phán các hợp đồng mua LNG dài hạn mới, mặc dù các điều khoản chắc chắn sẽ tệ hơn so với 6 năm trước. Bộ Năng lượng cho biết trong một tuyên bố với Bloomberg News rằng chính phủ "sẽ thực hiện một thỏa thuận có lợi nhất".

Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cho biết Pakistan hiện đang có “nguy cơ vỡ nợ cao”. Moody's Investors Service đã hạ triển vọng của Pakistan từ mức ổn định xuống còn tiêu cực, do những lo ngại về tài chính bao gồm sự chậm trễ trong gói cứu trợ của IMF.

Sự ích kỷ của châu Âu

Pakistan không đơn độc trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Các quốc gia mới nổi trên khắp thế giới đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của công dân trong giới hạn ngân sách. Tình hình hiện tại đã thúc đẩy các nước mua năng lượng Nga, làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và tình trạng thiếu hụt dầu, Sri Lanka đã tìm tới Nga để mua nhiên liệu. Pakistan cũng đang xem xét hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp LNG của Nga. Ấn Độ thu mua nhiên liệu từ Nga gấp hàng chục lần trước khi có các lệnh trừng phạt.

Tai ương của Pakistan là hồi chuông cảnh báo cho các nhà nhập khẩu đang không dư dả về mặt tài chính, bao gồm cả Bangladesh và Myanmar. 

Bangladesh gần đây đã phải mua các lô hàng LNG đắt kỷ lục từ thị trường giao ngay để giữ cho lưới điện và ngành công nghiệp hoạt động, trong khi Myanmar đã ngừng nhập khẩu vào năm ngoái do giá tăng.

Sự chuyển dịch của châu Âu có thể khiến các quốc gia như Ấn Độ và Ghana suy nghĩ lại về các kế hoạch phụ thuộc vào LNG. Thay vào đó, rất có thể các chính phủ sẽ tăng cường sử dụng than và dầu, ảnh hưởng tới các mục tiêu khí hậu.

Trong một ghi chú gần đây, ông Fereidun Fesharaki, Chủ tịch công ty tư vấn FGE, đã chỉ trích gay gắt chính sách năng lượng của châu Âu vì tạo ra “giá cao, khan hiếm và nỗi khốn khổ” trên khắp thế giới. 

Ông viết: “Châu Âu có quyền quyết định những gì họ muốn trong biên giới của mình. Nhưng thật không công bằng và không hợp lý khi xuất khẩu mớ hỗn độn ra nước ngoài, đặc biệt tới các nước đang phát triển.”

Lò phản ứng hạt nhân cổ đại được tìm thấy ở Châu Phi được cho là đã gần 2 tỷ năm tuổi
Lò phản ứng hạt nhân cổ đại được tìm thấy ở Châu Phi được cho là đã gần 2 tỷ năm tuổi
3 năm trước
Tưởng rằng công nghệ hạt nhân mới chỉ được khám phá và phát triển cách đây không lâu, thế nhưng giới khảo cổ đã phát hiện ra một bí mật kinh hoàng, một lò phản ứng hạt nhân từ thời cổ đại đã xuất hiện tại Châu Phi cách đây 2 tỷ năm.
Có quá nhiều
Có quá nhiều "dầu mỏ của tương lai": Zimbabwe lọt vào tầm mắt của Trung Quốc
3 năm trước
Có quá nhiều "dầu mỏ của tương lai": Zimbabwe lọt vào tầm mắt của Trung Quốc
Fed nâng lãi suất thêm 0,75% - mức điều chỉnh tăng mạnh nhất kể từ năm 1994
Fed nâng lãi suất thêm 0,75% - mức điều chỉnh tăng mạnh nhất kể từ năm 1994
3 năm trước
Lãi suất chuẩn của NHTW Mỹ hiện dao động ở mức 1,5% - 1,75%, cao nhất kể từ ngay trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 3/2020.
Fed đưa lãi suất quay lại mức trước dịch, quyết tâm hạ lạm phát về 2%
Fed đưa lãi suất quay lại mức trước dịch, quyết tâm hạ lạm phát về 2%
3 năm trước
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, để cố gắng hạ nhiệt lạm phát đang ở đỉnh 40 năm.
Dầu giảm 2% khi Fed nâng lãi suất
Dầu giảm 2% khi Fed nâng lãi suất
3 năm trước
Giá dầu giảm hơn 3 USD vào ngày thứ Tư (15/6), khi các thị trường lo ngại rằng nhu cầu sụt giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 0.75 điểm phần trăm.
Vàng thế giới rút khỏi đỉnh trong phiên sau quyết định nâng lãi suất của Fed
Vàng thế giới rút khỏi đỉnh trong phiên sau quyết định nâng lãi suất của Fed
3 năm trước
Giá vàng rút khỏi mức đỉnh trong phiên vào ngày thứ Tư (15/6) sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất, với mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994.
Chứng khoán Mỹ bật tăng sau khi Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản
Chứng khoán Mỹ bật tăng sau khi Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản
3 năm trước
Thị trường chứng khoán Mỹ kết phiên 15/6 trong sắc xanh và chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp sau khi Fed nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Nhà đầu tư tin tưởng Fed sẽ có thể khống chế được lạm phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt.
Thâm hụt thương mại Eurozone lập kỷ lục mới
Thâm hụt thương mại Eurozone lập kỷ lục mới
3 năm trước
Theo Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), thâm hụt thương mại Eurozone tháng Tư gần như tăng gấp đôi so với tháng trước đó sau khi tăng kỷ lục vào tháng Ba.
Ngân hàng trung ương châu Âu họp khẩn; Nhà đầu tư lo ngại FED tăng 1% lãi suất
Ngân hàng trung ương châu Âu họp khẩn; Nhà đầu tư lo ngại FED tăng 1% lãi suất
3 năm trước
Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ sẽ tổ chức một cuộc họp đột xuất vào ngày 15/6 để thảo luận về các điều kiện thị trường hiện tại. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng cố gắng dự báo tỷ lệ tăng lãi suất của FED.
Thị trường toàn cầu lao dốc, chứng khoán Trung Quốc vẫn 'một mình một đường' thăng hoa
Thị trường toàn cầu lao dốc, chứng khoán Trung Quốc vẫn 'một mình một đường' thăng hoa
3 năm trước
Chỉ số CSI 300 đã tăng tới 3% ở phiên chiều 15/6, theo đó đưa mức tăng trong tháng 6 lên hơn 5% trong bối cảnh thị trường toàn cầu "đỏ lửa".
Từng được coi là xu thế tất yếu mang lại sung túc cho hàng tỷ người, thế giới đang phải nỗ lực giải cứu thương mại toàn cầu
Từng được coi là xu thế tất yếu mang lại sung túc cho hàng tỷ người, thế giới đang phải nỗ lực giải cứu thương mại toàn cầu
3 năm trước
Suy yếu sau nhiều năm bế tắc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể làm gì trước tình trạng các liên minh đa quốc gia rạn nứt và xuất hiện lo ngại về một thế giới phân mảnh thành nhiều cực?
Trung Quốc hoãn nới lỏng chính sách tiền tệ trước cuộc họp của Fed
Trung Quốc hoãn nới lỏng chính sách tiền tệ trước cuộc họp của Fed
3 năm trước
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã không cắt giảm một lãi suất chính sách quan trọng vào ngày 15/6. Mục đích của quyết định này là tránh làm gia tăng sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ của Trung Quốc với Mỹ, bảo vệ đồng nhân dân tệ.
Thứ Năm, 24/04/2025
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 88B
Dự báo: 69B
Trước đó: 16B
88B
69B
16B
22:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -4
Dự báo:
Trước đó: -2
-4
-2
22:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -5
Dự báo:
Trước đó: 1
-5
1
24 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 4.220%
Dự báo:
Trước đó: 4.240%
4.220%
4.240%
24 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 4.225%
Dự báo:
Trước đó: 4.235%
4.225%
4.235%
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiềnNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 25/4: Cơ cấu danh mục sang cổ phiếu thu hút dòng tiền
5 giờ trước
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơnGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/4: Tiến lên các mốc điểm cao hơn
5 giờ trước
(ĐTCK)  Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?Lộ diện quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ?
5 giờ trước
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồngGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/4: Mua ròng hơn 450 tỷ đồng
6 giờ trước
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025ĐHĐCĐ Novaland (NVL): Lên kịch bản kinh doanh thận trọng, kỳ vọng bứt phá từ năm bản lề 2025
6 giờ trước
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Chủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trườngChủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trường
7 giờ trước
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
Nhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểmNhóm Vingroup khởi sắc, thị trường tăng hơn 12 điểm
7 giờ trước
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Trung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với MỹTrung Quốc phủ nhận đang đàm phán thương mại với Mỹ
7 giờ trước
Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận việc đàm phán thương mại với Mỹ, khẳng định các thông tin như vậy là tin giả.
Chủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầuChủ tịch Vingroup nói lý do thoái vốn VinBrain, VinAI và hé lộ điều khoản đặc biệt với hai gã khổng lồ công nghệ toàn cầu
7 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
VIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đôngVIC tăng trần trong ngày Vingroup tổ chức đại hội cổ đông
8 giờ trước
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnhGiá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
8 giờ trước
Sau hai tuần giảm liên tiếp, giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh trong chiều ngày 24/4.
NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5NÓNG: Chính thức vận hành hệ thống KRX từ ngày 5/5
8 giờ trước
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.