Quỹ đầu tư 'đặc biệt' của quốc gia Đông Nam Á: Giúp vực dậy nền kinh tế tưởng chừng không thể trụ vững trong vài năm, đang 'mang tiền' đi khắp thế giới
08:20 30/08/2023
Temasek Holdings là “cái tên” không mấy xa lạ đối với thị trường Việt Nam. Với 13 văn phòng ở 9 quốc gia, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore đã và đang rót tiền vào nhiều doanh nghiệp của Việt Nam.
Với mục đích vực dậy nền kinh tế sau khi giành độc lập năm 1965, mức thâm hụt ngân sách của Singapore lên tới khoảng 14 triệu SGD. Với một nền kinh tế kém phát triển và phần lớn cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, hoạt động đầu tư là cực kỳ cấp bách đối với quốc đảo này. Khi đó, nhiều người cho rằng Singapore sẽ không thể tồn tại với tư cách là quốc gia độc lập trong vài năm.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thời kỳ đầu của Singapore không muốn chấp nhận tương lai u tối đó, họ quyết định Singapore phải vượt qua khó khăn để tồn tại, bắt đầu nhiệm vụ cải cách nền kinh tế. Với một loạt chính sách kinh tế mới, năm 1969, tài sản của Singapore đã tăng lên 3,3 tỷ SGD và nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á.
Nhận thấy nhu cầu quản lý tài sản công đang tăng lên, chính phủ Singapore đã quyết định thúc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp quốc doanh. Do đó, Temasek Holdings đã “ra đời” vào năm 1974, được sáng lập bởi Phó Thủ tướng Singapore lúc bấy giờ là ông Goh Keng Swee.
Ở thời điểm đó, Temasek kiểm soát gần như hoàn toàn các khoản đầu tư ban đầu vào các GLC, cùng các ngành mũi nhọn trong nước như vận tải biển, tiện ích công hay viễn thông. Song, điểm khác của Temasek với các quỹ đầu tư quốc gia thông thường là họ quản lý danh mục đầu tư, đầu tư vốn của cổ đông và gọi vốn để mở rộng quy mô.
Trong thời kỳ đầu, lợi nhuận của Temasek chủ yếu đến từ việc tư nhân hoá tài sản mà họ sở hữu. Là cổ đông chi phối của các GLC trong nước, quỹ đã đầu tư mạnh vào 35 khoản đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược của Singapore. Họ chỉ giữ lại các khoản đầu tư quan trọng về mặt chiến lược, còn các khoản đầu tư bên ngoài được bán ra hầu như là của các startup.
Năm 1980, Temasek đã “bắt tay” vào một loạt các đợt thoái vốn và thực hiện các đợt IPO cho những doanh nghiệp trong danh mục. Một trong những doanh nghiệp đáng chú ý đó là Singapore Airlines và Singtel.
Không lâu sau đó, Temasek chính thức bước chân ra khỏi biên giới để đầu tư vào thị trường châu Á. Trong những năm qua, tập đoàn tiếp tục phát triển danh mục đầu tư và tận dụng cơ hội đầu tư không chỉ ở châu Á mà còn những khu vực xa hơn.
Theo số liệu trên trang web của Temasek, quỹ hiện đang quản lý danh mục đầu tư có giá trị khoảng 382 tỷ SGD, tăng 167 tỷ SGD trong thập kỷ qua, tính đến ngày 31/3. Tài sản ở Singapore chiếm tỷ trọng 28% trong danh mục, khu vực châu Á chiếm 35% và các khu vực còn lại trên thế giới là 37%.
Tỷ trọng đầu tư theo khu vực trong danh mục của Temasek.
Quỹ đầu tư của Singapore “đổ tiền” vào rất nhiều lĩnh vực, từ viễn thông, công nghệ, khoa học cho đến dịch vụ tài chính, bất động sản, năng lượng… Vận tải và công nghiệp (bao gồm cả năng lượng) là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Temasek, được phân bổ với tỷ lệ 23%.
Tháng trước, Temasek công bố tổng lợi nhuận của cổ đông (TSR) trong năm tài khoá kết thúc ngày 31/3 là -5,07%. Các công ty Singapore trong danh mục đầu tư của Temasek vẫn có kết quả hoạt động khả quan dù thị trường vĩ mô có nhiều biến động.
Song, các khoản đầu tư trực tiếp toàn cầu của Temasek đã lại gặp khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe và thanh toán, do định giá giảm trong môi trường lãi suất cao hơn.
Nhìn chung, danh mục đầu tư của Temasek vẫn đang tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch, với TSR trong 3 năm là 8%. TSR của Temasek kể từ khi thành lập vào năm 1974 vẫn duy trì ở mức cao 14%, trong khi TSR trong 20 năm và 10 năm là 9% và 6%.
Giá trị danh mục đầu tư của Temasek qua các năm (tính đến 31/3/2023).
Temasek đã công bố kế hoạch mở văn phòng mới ở Paris để tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội đầu tư trên thế giới. Cùng với các văn phòng ở London và Brussels, văn phòng mới của Temasek ở Paris sẽ củng cố mạng lưới toàn cầu của Temasek và phát triển đội ngũ nhân tài tại châu Âu.
Trong khi đó, châu Á và Đông Nam Á nói riêng cũng là một “điểm đến” đầy tiềm năng đối với quỹ đầu tư của Singapore. Đầu năm nay, Temasek đã mua lại 41% cổ phần của chuỗi bệnh viện ở Ấn Độ là Manipal Health Enterprises.
Kể từ năm 2007, Temasek tiếp cận nhiều hơn với thị trường Việt Nam khi mua 10% cổ phần của Tập đoàn Thuỷ Hải sản Minh Phú. Khoản đầu tư nhận được nhiều sự chú ý khác được thực hiện vào tháng 6/2020, do quỹ KKR của Mỹ đứng đầu, với giao dịch mua hơn 200 triệu cổ phiếu VHM của Vinhomes.
Ngoài ra, Temasek cũng đầu tư vào một loạt các doanh nghiệp Việt khác, bao gồm VNG thông qua Seletar Investments, rót vốn cho công ty mẹ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao hàng nhanh. (GHN) và Công ty Cổ phần Dịch vụ tức thời (Ahamove). Tại Việt Nam, Temasek tính đến năm 2021 đã giải ngân trực tiếp hơn 1 tỷ USD.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp khi cổ phiếu công nghệ ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. Trong khi đó, cổ phiếu VinFast đã chấm dứt chuỗi tăng điểm kéo dài 6 ngày và giảm 44%, khiến hơn 80 tỷ USD vốn hóa bốc hơi.
Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần vào ngày thứ Ba (29/08), khi đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm sau số liệu về thị trường lao động yếu hơn đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm lần nữa.
Giá dầu tăng hơn 1% vào ngày thứ Ba (29/08) do đồng USD giảm, trong khi nhà đầu tư tranh luận về khả năng tác động đối với nguồn cung và nhu cầu năng lượng từ cơn bão Idalia sắp đổ bộ vào Florida trong tuần này.
Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang “dồn lực” để tìm cách thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, sau khi các nhà hoạch định chính sách nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Với sự phát triển của các văn phòng gia đình, kết nối toàn cầu được cải thiện, khung pháp lý và thuế hấp dẫn, quốc gia này đang trở thành một trung tâm tài sản toàn cầu quan trọng.
Cung tiền của Eurozone đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010 do các khoản cho vay và tiền gửi của khu vực tư nhân sụt giảm, một diễn biến khiến các nhà kinh tế phát đi cảnh báo suy thoái.
Bà Charlene Chu, nhà phân tích đang theo dõi khối nợ của Trung Quốc, lo ngại rằng nền kinh tế tỷ dân đã hội tụ đủ các yếu tố để kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.