• CIM 11.22 0.03(0.23%)
  • BTC 87037.74 1858.50(2.18%)
  • GOLD 3428.060 101.230(3.04%)
  • WTI 62.84 0.84(1.32%)
  • EUR/USD 1.15196 0.01000(1.14%)
  • EUR/GBP 0.86084 0.00448(0.52%)
  • USD/CHF 0.80787 0.01000(0.93%)
  • USD/JPY 140.665 1.440(1.02%)
  • USD/CAD 1.38326 0.00083(0.06%)
  • GBP/USD 1.33810 0.01000(0.68%)
  • CAD/CHF 0.58391 0.01000(0.91%)
  • AUD/USD 0.64171 0.00449(0.70%)
  • NZD/USD 0.60041 0.01000(1.29%)
  • CIM 11.22 0.03(0.23%)
  • BTC 87037.74 1858.50(2.18%)
  • GOLD 3428.060 101.230(3.04%)
  • WTI 62.84 0.84(1.32%)
  • EUR/USD 1.15196 0.01000(1.14%)
  • EUR/GBP 0.86084 0.00448(0.52%)
  • USD/CHF 0.80787 0.01000(0.93%)
  • USD/JPY 140.665 1.440(1.02%)
  • USD/CAD 1.38326 0.00083(0.06%)
  • GBP/USD 1.33810 0.01000(0.68%)
  • CAD/CHF 0.58391 0.01000(0.91%)
  • AUD/USD 0.64171 0.00449(0.70%)
  • NZD/USD 0.60041 0.01000(1.29%)

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

08:11 18/06/2022

Một trong những nguyên nhân chính khiến Đức phải nhận thất bại trong Thế chiến II là sai lầm trong cách tiếp cận sản xuất. Giờ đây, việc phương Tây viện trợ cho Ukraine hàng loạt vũ khí hiện đại nhưng với số lượng nhỏ, thiếu đạn dược và ít huấn luyện dường như đang lặp lại sai lầm của Đức.

14-06-2022 Sự thống trị của Nga về nhiên liệu hạt nhân đe dọa sức mạnh quân sự của Mỹ

13-06-2022 Truyền thông phương Tây quan tâm phiên tòa Johnny Depp hơn chiến sự Ukraine, Kiev lo mất nguồn viện trợ

13-06-2022 Tương lai nào cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên của Ukraine mà Nga đang kiểm soát?

12-06-2022 Tổng thống Zelenskyy: Thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói nghiêm trọng

08-06-2022 Truyền hình Nga cảnh báo về cuộc chiến tranh hạt nhân mà chỉ còn 'sinh vật đột biến' tồn tại

Bài học của Đức 

Trong Thế chiến II, người Đức đã sản xuất ra những chiếc xe tăng, máy bay, tên lửa … mạnh mẽ, hiện đại và trở thành những biểu tượng. Khi được hỏi về xe tăng trong Thế chiến, mọi người sẽ ngay lập tức nhớ tới xe tăng Tiger (con Hổ), Panther (con Báo) trước tiên chứ không phải Sherman của Mỹ hay T-34 của Liên Xô.

Thế nhưng, lịch sử đã cho thấy rằng, phương pháp tiếp cận với thiết kế xe tăng, hay rộng hơn là học thuyết quân sự, triết lý sản xuất của phe Đồng minh đã giành chiến thắng trước phe Phát xít.

Tác giả Jonathan Parshall của Viện Hải quân Mỹ cho rằng nghiên cứu về triết lý sản xuất xe tăng của từng quốc gia có thể giúp chúng ta hiểu được cách vận hành cỗ máy chiến tranh của từng nước.

Tổng cộng trong Thế chiến II, Đức sản xuất khoảng hơn 46.000 phương tiện chiến đấu bọc thép (AFV), chỉ bằng một nửa so với sản lượng AFV của Mỹ và Liên Xô (mỗi nước hơn 100.000 chiếc). 

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

Phương tiện chiến đấu bọc thép bao gồm xe tăng, pháo tự hành, xe bọc thép ... 

Việc Washington sản xuất nhiều xe tăng hơn Đức là điều dễ hiểu, bởi Mỹ lúc đó là nền kinh tế đứng đầu thế giới và không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Nhưng Liên Xô, mặc dù thất thế trước Đức trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, lại là quốc gia sản xuất được nhiều xe tăng nhất trong Thế chiến II.

Trong giai đoạn những năm 1941-1942, nền kinh tế của Đức lớn hơn Liên Xô khoảng 40%, sản lượng than và thép đều gấp 4 lần. Thế nhưng, do những khác biệt trong tư duy sản xuất mà Đức đã bị thụt lại phía sau và thất bại.

Vào năm 1942, Liên Xô chỉ sản xuất duy nhất 3 loại xe tăng là KV-1, T-34 và T-60/T-70. Tất cả xe thiết giáp sau này của Liên Xô trong Thế chiến II, bao gồm cả các loại pháo tự hành, đều sử dụng 1 trong 3 khung gầm này. Việc giảm thiểu loại thiết bị cần sản xuất giúp cho Liên Xô có được lợi thế kinh tế theo quy mô, tiết kiệm chi phí nhờ sản xuất hàng loạt.

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

Xe tăng hạng nặng KV-1, KV-2, pháo tự hành SU 152 đều sử dụng chung một khung gầm. (Ảnh: Marcus Burns).

Do vòng đời của một chiếc xe tăng Liên Xô chỉ là 6 tháng và khi vào chiến trường là 14 tiếng, các kỹ sư cố gắng hướng tới sự đơn giản thay vì độ bền, nhằm sản xuất được số lượng lớn nhất và chi phí thấp nhất. Nếu xe tăng chỉ tồn tại được 6 tháng là bị bắn cháy thì sẽ không cần đến động cơ có khả năng tồn tại tới 5 năm.

Các cải tiến trên xe tăng của Liên Xô thường chỉ là đơn giản hóa và rút ngắn thời gian. Kết quả là đến cuối cuộc chiến, thời gian để chế tạo của thân xe tăng T-34 được rút ngắn từ 240 giờ xuống còn 80 giờ.

Ngược lại, Đức yêu cầu những chiếc xe tăng của mình có chất lượng cao, nhiều mẫu mã, lắm loại khung gầm và linh hoạt trong sản xuất. Chỉ riêng xe tăng Panzer III, vũ khí chủ lực của quân đội Đức trong Thế chiến II, đã có tới 14 phiên bản và được làm tại 6 nhà máy khác nhau.

Xe tăng Đức liên tục có các thay đổi trong quá trình sản xuất, khiến năng suất bị ảnh hưởng nặng nề. Về lý thuyết, nhà máy Henschel có thể tạo ra khoảng 240-360 xe tăng/tháng, nhưng con số thực tế không bao giờ vượt quá 104 xe.

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

Nếu tính trung bình thì cứ 6 chiếc Tiger sẽ lại có một bản chỉnh sửa. (Ảnh: The Tank Museum).

Xe tăng Tiger I, niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Đức trong Thế chiến II, có hơn 250 sửa đổi trong vòng đời. Nếu tính trung bình, không có quá 6 chiếc Tiger I giống hệt nhau được xuất xưởng.

Mặc dù, Đức có thể tạo ra được những vũ khí mạnh mẽ, chiến thắng bất cứ đối thủ nào trong một cuộc đấu một chọi một, nhưng chiến tranh truyền thống là một cuộc chạy marathon. Xe tăng hay khí tài quân sự và rộng hơn là cách tiếp cận chiến tranh của Đức quá đắt đỏ, phức tạp, yêu cầu nhiều bảo dưỡng.

Trong khi Liên Xô và Mỹ tận dụng được tính kinh tế theo quy mô, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, chuỗi cung ứng, logistics … thì Đức lại mắc kẹt trong việc cố gắng tạo ra “Vũ khí kỳ diệu” (Wunderwaffe). Và sự thật là chẳng có một loại “Vũ khí kỳ diệu” nào có thể lật ngược tình thế với chỉ một vài chiếc trên chiến trường.

Lính Đức thường nói đùa với nhau về việc xe tăng của Đức tuy mạnh về chất lượng nhưng quá thiếu thốn về số lượng: Một chiếc Tiger có thể đấu được 10 chiếc Sherman, nhưng bọn Mỹ luôn có chiếc thứ 11.

Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin thì nói: "Số lượng cũng là loại chất lượng".

"Vũ khí kỳ diệu" cho Ukraine

Gần 80 năm sau, nước Mỹ và các đồng minh châu Âu dường như lại mắc phải sai lầm của Phát xít Đức trong Thế chiến II. Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoảng 54 tỷ USD nhằm viện trợ cho Ukraine kể từ tháng 1/2022. Hàng tỷ USD trong số này là cho các trang thiết bị và khí tài quân sự.

Tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa đất đối không Stinger, lựu pháo M777, pháo phản lực M142 HIMARS, các loại radar phản pháo … liên tục được chuyển tới cho Ukraine. Những vũ khí này đóng góp lớn trong việc giúp Kiev cầm chân quân đội Nga, nhưng dường như không đủ để ngăn điều tất yếu.

Khoảng 100 lựu pháo M777 được truyền thông phương Tây tung hô như “vũ khí kỳ diệu” có thể thay đổi cục diện trận chiến do tính năng vượt trội. Thế nhưng Nga vẫn tiếp tục, tuy chậm nhưng chắc, kiểm soát ngày càng nhiều lãnh thổ của Ukraine.

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

Pháo phản lực M142 dù tầm bắn vượt trội so với lựu pháo và pháo phản lực của Nga nhưng lại chỉ được Mỹ viện trợ 4 chiếc. (Ảnh: Dondi Tawatao/Getty Images).

Theo RT, kể từ trước khi xung đột diễn ra, quân đội Ukraine đã dần được đào tạo theo tiêu chuẩn NATO, và vũ khí của Kiev thậm chí còn ngang bằng hoặc vượt qua nhiều thành viên trong liên minh quân sự này.

Thế nhưng, phần lớn kho vũ khí của Ukraine đang sử dụng vẫn được kế thừa từ thời Liên Xô, cùng với đó là đạn dược, kinh nghiệm và kiến thức sử dụng chúng.

Hiện tại, quân đội Ukraine đang sử dụng hàng chục loại súng trường tấn công, bao gồm từ kho vũ khí cũ, được viện trợ cũng như thu giữ của Nga. Vấn đề ở chỗ, những loại vũ khí này sử dụng nhiều cỡ đạn khác nhau, từ 7,62x39 mm, 5,45x39 mm của Nga cho tới 5,56x45 mm và 7,62x51 mm của NATO. 

Tương tự, pháo hạng nặng của Ukraine đang sử dụng chủ yếu 4 cỡ nòng, 122 mm, 152 mm, 203 mm của Nga và 155 mm theo chuẩn NATO. Công việc hậu cần cho những loại vũ khí sử dụng cỡ đạn khác nhau, có những yêu cầu bảo dưỡng, sử dụng khác nhau là một cơn ác mộng. 

The Guardian dẫn lời ông Vadym Skibitsky, Phó giám đốc cơ quan tình báo Ukraine, cho biết Ukraine đang sử dụng 5.000 đến 6.000 viên đạn pháo mỗi ngày. 

Theo ông Skibitsky. “Ukraine gần như đã sử dụng hết đạn pháo của riêng mình và hiện đang sử dụng đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO”.

Theo RFE/RL, những nhà sản xuất chủ yếu đạn pháo cỡ 152 mm thường là các nước Liên Xô, bao gồm cả Ukraine sử dụng là Nga và Trung Quốc. Việc kiếm thêm loại đạn này là một thách thức lớn. Trong khi đó, vũ khí vận chuyển tới Ukraine phải trải qua quãng đường dài và dễ trở thành mục tiêu của các cuộc không kích bởi Nga.

Không chỉ có pháo hay đạn súng trường khiến logistics trở nên phức tạp, viện trợ còn bao gồm xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không, tên lửa chống tăng …. Ví dụ như xe tăng T-72 M được Ba Lan viện trợ thiếu giáp phản ứng nổ ERA, và số trang thiết bị hiện đại. 

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

Các đồng minh mới chỉ chuyển được khoảng 30% lượng vũ khí mà Ukraine yêu cầu. 

Cũng có trường hợp hàng viện trợ lại quá hiện đại và khó sử dụng khi chưa được huấn luyện, như tên lửa chống tăng Javelin. Theo tờ New York Times, việc hướng dẫn binh sĩ sử dụng những loại vũ khí hiện đại của phương Tây đang trở thành thách thức lớn với Ukraine.

Trung sĩ Dmytro Pysanka chia sẻ trải nghiệm của mình khi nghiên cứu cách vận hành kính trắc viễn hiện đại được Mỹ viện trợ: “Tôi đã cố học cách sử dụng thứ này bằng cách dùng Google Translate để dịch hướng dẫn”.

Ông Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu Nga tại C.N.A., một viện nghiên cứu ở Arlington cho biết: “Người Ukraine rất háo hức sử dụng vũ khí phương Tây, nhưng những trang thiết bị này đòi hỏi phải được đào tạo mới có thể bảo quản tốt. Đây không phải là điều có thể dễ dàng đẩy nhanh”.

Lặp lại sai lầm

Sai lầm của Đức trong Thế chiến II trong cách tiếp cận chiến tranh dường như đang lặp lại tại Ukraine. Đức từng mong đợi những vũ khí vượt trội của mình có thể một địch nhiều, từ đó đem lại chiến thắng.

Nhưng sự thật Tiger II dù vượt trội tới đâu cũng không thể đối đầu với 10 chiếc Sherman hay T-34, và kể cả những “Vũ khí diệu kỳ” như tên lửa V-1, V-2 hay máy bay phản lực Me-262, Ar-234 đều đến quá muộn, quá ít và quá tốn kém để có thể lật ngược ván cờ.

Phương Tây đang lặp lại sai lầm của Đức trong Thế chiến II khi viện trợ cho Ukraine

Mặc dù vượt trội hơn những máy bay của Đồng minh, số lượng ít ỏi, thiếu phi công, nhiên liệu, sân bay ... khiến Me-262 không thể thay đổi cục diện chiến tranh. (Ảnh: Không quân Mỹ).

Lựu pháo M777 hay pháo phản lực M142 HIMARS có thể hiện đại và hiệu quả, nhưng số lượng trên chiến trường của chúng quá hạn chế. Đó là chưa kể đến những thách thức khi Ukraine phải xử lý các vấn đề logistics liên quan, như vận chuyển đủ đạn dược, bảo trì tốt những vũ khí này.

Càng cuối Thế chiến II, các binh sĩ kỳ cựu của Đức càng ít đi, trong khi vũ khí lại ngày một trở nên phức tạp hơn. Tại Ukraine, khí tài hiện đại liên tục đổ về, nhưng kiến thức để sử dụng chúng lại không được truyền đạt kịp thời.

Khí tài quân sự của phương Tây viện trợ cho Ukraine dù mạnh tới đâu, nhưng nếu không có đạn dược và người vận hành, thì cuối cùng cũng không có ích trong việc chống lại quân Nga.

Nội dung liên quan:Căng thẳng Ukraine
Thương vụ 260 triệu USD và hành trình làm thuê - làm chủ của Lê Diệp Kiều Trang
Thương vụ 260 triệu USD và hành trình làm thuê - làm chủ của Lê Diệp Kiều Trang
3 năm trước
Lê Diệp Kiều Trang sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể, từng làm việc cho nhiều công ty lớn như HSBC, McKinsey.
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay mới, nhưng vì sao vẫn chưa thể vùng vẫy giữa đại dương?
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay mới, nhưng vì sao vẫn chưa thể vùng vẫy giữa đại dương?
3 năm trước
Mặc dù tàu sân bay mới được trang bị công nghệ phóng hiện đại, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ còn gặp chặng đường dài trước khi có thể vùng vẫy tại "vùng nước xanh dương" do thiếu kinh nghiệm tác chiến, máy bay và cả hệ thống logistics.
Sông Danube trở thành 'phao cứu sinh' cho ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine
Sông Danube trở thành 'phao cứu sinh' cho ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine
3 năm trước
Tại cảng Izmail của Ukraine trên sông Danube, ranh giới giữa nước này với Romania, những chiếc xe tải chở ngũ cốc đang xếp thành hàng.
EU đề xuất coi Ukraine là ứng viên gia nhập liên minh, giấc mộng của Kiev đến gần hơn
EU đề xuất coi Ukraine là ứng viên gia nhập liên minh, giấc mộng của Kiev đến gần hơn
3 năm trước
Ngày ngày 17/6, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết cơ quan này đã đề xuất coi Ukraine là một ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu, mở ra hy vọng mới cho Kiev sau nhiều năm tìm cách vào khối kinh tế chung.
Nhà đầu tư Dogecoin kiện Elon Musk, đòi bồi thường 258 tỷ USD
Nhà đầu tư Dogecoin kiện Elon Musk, đòi bồi thường 258 tỷ USD
3 năm trước
Elon Musk bị cáo buộc thao túng giá Dogecoin.
Hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi phá sản
Hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi phá sản
3 năm trước
Revlon - hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi phải vật lộn để thu hút những khách hàng trẻ.
Tesla mất gần 600 triệu USD vì Bitcoin lao dốc
Tesla mất gần 600 triệu USD vì Bitcoin lao dốc
3 năm trước
Tesla đã chi 1,5 tỷ USD để mua Bitcoin năm ngoái, nhưng giá của tiền số này giảm mạnh khiến công ty thiệt hại ước tính 600 triệu USD.
Người cha nhiều tranh cãi của Elon Musk
Người cha nhiều tranh cãi của Elon Musk
3 năm trước
Ông chủ của Tesla khen ngợi cha đẻ có trí thông minh xuất chúng, song cũng chỉ trích cha là người tồi tệ.
Nhà đầu tư được ví như Warren Buffett rơi khỏi Top phụ nữ tự thân giàu nhất nước Mỹ
Nhà đầu tư được ví như Warren Buffett rơi khỏi Top phụ nữ tự thân giàu nhất nước Mỹ
3 năm trước
Cathie Wood là nhà đầu tư nữ nổi tiếng phố Wall, sẵn sàng bỏ tiền vào các cổ phiếu “nóng”, rủi ro nhưng lợi nhuận cao.
Chủ quản BTS mất 1,5 tỷ USD vốn hóa khi nhóm dừng hoạt động
Chủ quản BTS mất 1,5 tỷ USD vốn hóa khi nhóm dừng hoạt động
3 năm trước
Cổ phiếu lao dốc hai ngày liên tiếp, vốn hóa công ty giải trí Hybe mất hơn 1,5 tỷ USD khi nhóm nhạc BTS tuyên bố dừng hoạt động.
Nga có thể 'chảy máu triệu phú'
Nga có thể 'chảy máu triệu phú'
3 năm trước
Phân tích dữ liệu di cư cho thấy 15.000 triệu phú có thể rời Nga năm 2022, khi giới tài phiệt nước này chịu loạt trừng phạt từ phương Tây.
Hàng loạt tỷ phú rời câu lạc bộ tài sản 100 tỷ USD
Hàng loạt tỷ phú rời câu lạc bộ tài sản 100 tỷ USD
3 năm trước
Warren Buffett, Larry Page, Larry Ellison... đều từng sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD nhưng hiện họ không còn nằm trong câu lạc bộ này.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
2 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
4 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
4 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
5 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
6 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
8 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
8 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
8 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
8 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
8 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
9 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
9 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.