Lượng gạo tiêu thụ của Philippines tiếp tục tăng nhanh hơn so với số lượng gạo có thể sản xuất được. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung, lên đến khoảng 6,1 triệu tấn vào năm 2029, theo dự báo từ BMI, đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions.
Các bao gạo trong nhà kho của Cơ quan lương thực quốc gia Philippines ở thành Quezon City, Philippines. Ảnh: NY Times
Báo cáo mới đây của BMI cho biết, tiêu thụ gạo của Philippines sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 2,5% cho đến năm 2029. Trong khi đó, sản lượng gạo sản xuất trong nước dự kiến chỉ tăng trưởng 2% hàng năm.
“Những thách thức của ngành lúa gạo ở Philippines cũng được phản ánh qua tình trạng thiếu hụt sản lượng ngày càng tăng, từ mức 1,4 triệu tấn trong năm niên vụ 2014-2015 lên mức dự kiến 3,5 triệu tấn trong niên vụ 2024-25 và 6,1 triệu tấn trong niên vụ 2028-2029”, báo cáo nêu rõ.
BMI nhấn mạnh, tăng trưởng hạn chế về sản xuất lúa gạo trong nước cùng với nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đã làm giảm đáng kể khả năng tự cung tự cấp lúa gạo của Philippines.
Khả năng tự cung tự cấp gạo của Philippines dự báo giảm xuống còn 69,7% so với nhu cầu trong niên vụ 2024-2025, giảm đáng kể so với mức 91,6 phần trăm trong niên vụ năm 2014-2015.
Xu hướng dân số tăng ở Philippines sẽ dẫn đến nhu cầu mạnh mẽ liên tục về gạo trong trung và dài hạn. BMI cho biết, chi tiêu của người tiêu dùng Philippines cho gạo sẽ tăng nhanh hơn so với tổng chi tiêu cho thực phẩm vào năm 2029.
Khi sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu, Philippines ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu gạo. Lượng gạo nhập khẩu của Phillippines đạt mức cao kỷ lục 4,8 triệu tấn trong năm 2024, vượt qua mức đỉnh trước đó 3,8 triệu tấn vào năm 2022. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu này khiến Philippines chịu ảnh hưởng từ biến động giá cả và thị trường toàn cầu.
BMI ước tính, lượng gạo nhập khẩu của Philippines sẽ chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ trong nước trong niên vụ 2024-2025, đánh dấu mức tăng đáng kể so với mức 17% cách đây 5 năm.
Diện tích đất canh tác hạn chế, các cơn bão thường xuyên xảy ra và dân số ngày càng tăng là những thách thức dai dẳng kìm hãm sản xuất lúa gạo của Philippines.
Theo BMI, để giải quyết vấn đề này, Philippines cần phải cải thiện năng suất của cây lúa. Riêng trong niên vụ 2025-2026, BMI dự báo sản lượng gạo trong nước của Philippines sẽ tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi hơn và Quỹ tăng cường năng lực cạnh tranh gạo (RCEF) được gia hạn hoạt động đến năm 2031.
Ngân sách phân bổ cho RCEF hàng năm cũng sẽ tăng từ 10 tỉ peso lên 30 tỉ peso (524 triệu đô la Mỹ) để tăng cường hỗ trợ cho các sáng kiến như sản xuất hạt giống chất lượng cao, cơ giới hóa nông nghiệp, đào tạo và khuyến nông, cải thiện sức khỏe đất đai, quản lý sâu bệnh và nguồn nước tưới tiêu. Tuy nhiên, RCEF không thể giúp Philippines cải thiện đáng kể sản lượng thu hoạch lúa trong nước.
Sản lượng lúa của Philipines đạt gần 19,1 triệu tấn trong năm 2024, thấp hơn mục tiêu 19,3 triệu tấn của chính phủ và thấp hơn 4,85% so với sản lượng thu kỷ lục 20,06 triệu tấn trong năm 2023. Mặc dù vậy, Bộ Nông nghiệp Philippines vẫn kỳ vọng sản lượng lúa sẽ đạt kỷ lục mới 20,46 triệu tấn trong năm nay.
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USA) ước, tính sản lượng gạo xay xát của Philippines ở mức 12,25 triệu tấn trong niên vụ từ tháng tháng 7-2025 đến tháng 6-2026. Con số này cao hơn 2,1% so với niên vụ trước.
Hồi tháng Hai, chính phủ Philippines đã ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực để giải quyết tình trạng giá gạo bán lẻ liên tục ở mức cao, bất chấp xu hướng giá gạo giảm trên toàn toàn cầu và quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo vào năm trước.
Chính phủ Philippines cũng tăng cường nỗ lực đàm phán với các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam và Thái Lan để đảm bảo các thỏa thuận cung cấp gạo dài hạn. Trong năm 2024, Việt Nam vẫn là nước cung cấp gạo hàng đầu cho Philippines, chiếm 3/4 tổng khối lượng nhập khẩu, tương đương khoảng 3,56 triệu tấn, theo số liệu của Cục Cây trồng thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines
Hệ thống ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang đối mặt với loạt thách thức nghiêm trọng từ nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm đến nhu cầu tín dụng yếu, buộc Chính phủ phải tung ra gói hỗ trợ tài chính quy mô lớn.
Phát ngôn viên của ông Trump đã chỉ ra các mức thuế của Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Canada khi nói chuyện với các phóng viên, cho thấy những thực thể này có thể là mục tiêu của các khoản thuế mới từ Tổng thống.
Hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục suy yếu trong tháng 3, khi các doanh nghiệp “nín thở” chờ đợi thông báo thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump vào ngày 02/04.
JD Rockefeller được cho là người đã khởi xướng mô hình văn phòng gia đình toàn diện đầu tiên vào năm 1882, nơi ông vừa điều hành doanh nghiệp vừa quản lý các khoản đầu tư phức tạp của gia đình...
Liên tiếp phát hiện chuột và côn trùng trong đồ ăn của mình khiến Sukiya - chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng “xứ sở hoa anh đào” phải đóng cửa gần như toàn bộ cơ sở và cổ phiếu tập đoàn chủ quản tụt giá nghiêm trọng.
Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ một trận siêu động đất mạnh tới 9 độ richter ngoài khơi Thái Bình Dương, có thể gây ra sóng thần dữ dội, phá hủy hàng trăm công trình và cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người.
Trong khi các nhà sản xuất xe tải non trẻ khác đang phải vật lộn để đưa dây chuyền sản xuất vào hoạt động, startup này khiến nhiều người trong ngành ngạc nhiên với tốc độ thiết kế, phát triển và sản xuất xe tải.
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết ngoài toà nhà 30 tầng đang trong quá trình thi công bị đổ sụp, các toà nhà khác tại Thủ đô Bangkok đều an toàn.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.