Phát triển thương hiệu doanh nghiệp không chỉ là tạo ra sản phẩm tốt
18:48 13/10/2022
Thương hiệu doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy quyết định của khách hàng mà còn tạo nên lợi nhuận, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thương hiệu của một doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, sáng lập và là Chủ tịch GIBC trao đổi cùng cộng đồng doanh nhân tại cuộc tọa đàm “Bản sắc thương hiệu – Làm cách nào để sắc sảo một độc bản? trong khuôn khổ buổi công bố giải thưởng “Thương hiệu vàng TPHCM” lần 3. Ảnh: L.H
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, sáng lập và là Chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu (GIBC), đã chia sẻ về góc nhìn làm thương hiệu như trên với các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm thuộc khuôn khổ buổi công bố giải thưởng “Thương hiệu vàng TPHCM” lần 3 vào ngày 12-10 do The Saigon Times Group thực hiện.
Là một thành viên của Hội đồng bình chọn giải thưởng Thương hiệu vàng TPHCM lần 3, ông Phạm Phú Ngọc Trai cho biết, trong quá trình đánh giá doanh nghiệp để bình chọn thương hiệu đạt giải thưởng trước đây, phần lớn cho thấy doanh nghiệp thường tập trung đến phát triển sản phẩm. Và thực tế cũng cho thấy, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp thường bắt đầu từ chất lượng sản phẩm.
“Yếu tố này là cần nhưng thật sự chưa đủ”, ông Ngọc Trai nói, và cho rằng: “Việc xây dựng thương hiệu ngoài chất lượng sản phẩm thì còn rất nhiều yếu tố khác”. Đó là thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm, logo, cách tiếp cận khách hàng, lời hứa thương hiệu, câu chuỵên thương hiệu, ý tưởng đổi mới, sự trải nghiệm vui vẻ của khách hàng khi dùng sản phẩm, dịch vụ…
Ông đưa dẫn chứng Nike, để trở thành thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu hiện nay, người đồng sáng lập Nike ông Phil Knight từng cho biết, ngoài tập trung vào sản phẩm, Nike cũng phải học cách làm tốt tất cả những thứ liên quan đến việc tiếp cận người tiêu dùng, bắt đầu bằng việc hiểu người tiêu dùng là ai và thương hiệu đại diện cho điều gì?
“Cứ tưởng là vô hình nhưng thương hiệu là hữu hình”, doanh nhân Ngọc Trai nói. Và theo nguyên Chủ tịch và Tổng giám đốc PepsiCo Indochine, thương hiệu sẽ thúc đẩy quyết định của khách hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp và thúc đẩy sự khác biệt mang lại giá trị phát triển bền vững của doanh nghiệp.
“Nếu động lực lợi ích tạo nên sức mạnh của bàn tay vô hình trong nền kinh tế thị trường, thì thương hiệu của mỗi doanh nghiệp có thể hình dung như những bàn tay hữu hình tạo ra các giá trị gia tăng”, ông Ngọc Trai nói.
Nhiều câu chuyện thương hiệu thành công trên thế giới cũng đã cho thấy, để phát triển thị trường, ngoài tập trung vào chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết cách xây dựng thương hiệu và có chiến lược phát triển thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu là chuỗi kế hoạch dài hạn để phát triển và thiết lập một thương hiệu thành công và nổi tiếng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của công ty…
Còn hãng xe điện Tesla (Mỹ) ngay trong thời điểm lỗ nhất của năm 2017 vẫn có giá trị vốn hóa vượt hai hãng xe lâu đời là GM và Ford. Ông Trai nhận định chiến lược thương hiệu gắn với chiến lược kinh doanh dù sự bền vững và năng lực cạnh tranh luôn có sự thách thức.
Mặt khác theo vị chuyên gia này, khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nên tạo niềm tin cho khách hàng. Bởi lẽ khách hàng có khi mua sản phẩm đó, không chỉ vì sản phẩm đó giá tốt và đạt chất lượng, mà mua sản phẩm đó còn vì sự tử tế, niềm tin vào doanh nghiệp trong kinh doanh…
“Ngày nay, người tiêu dùng thông minh nên lựa chọn sản phẩm không chỉ vì chất lượng sản phẩm còn vì doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm cộng đồng xã hội, bảo vệ môi trường…” ông Trai lưu ý với các doanh nghiệp.
Theo ông Ngọc Trai, bản sắc thương hiệu là nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với Chiến lược thương hiệu và là một phần không tách rời của một chiến lược kinh doanh thành công của doanh nghiệp
Trong nhiều trường hợp, các giá trị thương hiệu còn gắn với hình ảnh, uy tín người lãnh đạo. “Muốn xây dựng bản sắc thương hiệu, tầm nhìn lãnh đạo rất quan trọng và ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp”, ông Trai nói và cho rằng: “Vấn đề quản trị của chúng ta rất quan trọng, chúng ta có đổi mới hay không, tính minh bạch hay không… tất cả các thương hiệu thành công không phải tìm kiếm sự hoàn hảo mà để tiến tới sự tốt nhất có thể và bản sắc thương hiệu nó lẫn vào đó”.
Kết quả một số khảo sát cũng cho thấy, khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà họ còn quan tâm đến yếu tố con người và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, có 94% khách hàng trung thành với thương hiệu thể hiện minh bạch rõ ràng; 13% sẽ chi trả thêm từ 31-51% cho các sản phẩm tạo ra động lực tích cực. Đồng thời, người tiêu dùng ngày càng quan tâm vấn đề về trách nhiệm xã hội của thương hiệu và cách doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng thương hiệu phải tạo sự khác biệt nhưng các doanh nghiệp cũng cần hiểu thị trường để tìm chỗ đứng cho mình. Với sự hạn chế về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như hiện nay, theo ông Trai, các doanh nghiệp vẫn có thể làm thương hiệu theo phân khúc mình hướng tới, thông qua sự liên kết, thiết lập mạng lưới…
Qua hai lần tổ chức, giải thưởng “Thương hiệu vàng TPHCM” đã tìm ra 60 thương hiệu tiêu biểu, uy tín trong ngôi nhà thương hiệu của TPHCM. Thành phố kỳ vọng đây tiếp tục sẽ là những cánh chim đầu đàn đủ sức, đủ lớn để bay xa và dẫn dắt các thương hiệu sản phẩm khác cùng phát triển, khẳng định uy tín tại thị trường quốc tế.
Giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM lần 3 năm 2022 do Ủy ban Nhân dân TPHCM chỉ đạo, Sở Công Thương TPHCM phối hợp với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức thực hiện.Tại buổi công bố giải thưởng “Thương hiệu vàng TPHCM” lần 3, ban tổ chức cho biết hạn chót nhận hồ sơ năm nay là ngày 18-11-2022, thời gian tổ chức bình chọn từ tháng 10 đến tháng 12-2022. Lễ công bố kết quả và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 12-2022.Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, quy chế bình chọn và các tiêu chí công nhận là những nội dung quan trọng, mang tính quyết định chất lượng của giải thưởng. Trong đó đảm bảo ba tiêu chí: chất lượng, công khai, minh bạch với sự tham gia cố vấn của các chuyên gia kinh tế và sự đánh giá khách quan, công tâm từ người tiêu dùng.Năm nay hội đồng bình chọn có 9 thành viên từ Hiệp hội Marketing Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM; Trường đại học Kinh tế TPHCM; Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; các chuyên gia quốc tế về thương hiệu; Sở Công Thương TPHCM; Tạp chí Kinh tế Sài Gòn…
Thế giới di động từng trải qua cuộc khủng hoảng văn hoá doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012. Mặc dù đã có những giá trị văn hoá cốt lõi, Thế nhưng những điều này chỉ nằm trên giấy và không “sống” được trong vận hành thực tế.
Ngoài ra, nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10, Tổng Giám đốc Vinamilk - Bà Mai Kiều Liên đã được đặc biệt vinh danh là Doanh nhân Xuất sắc 2022 với nhiều đóng góp cho những bước tiến của ngành sữa.
Ngày 12/10 tại Hà Nội, trong sự kiện Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022, Vinamilk (HOSE: VNM) đã được vinh danh với vị trí dẫn đầu trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2022.
Một trong những nguyên nhân khiến VKC Holdings (VKC) mất khả năng thanh toán 200 tỷ đồng trái phiếu cho trái chủ là do ngân hàng dừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngay sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt.
Theo quyết định ngày 11/10, HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE: CTG) đã bổ nhiệm ông Đỗ Thanh Sơn, Chủ tịch Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) vào vị trí Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày ra quyết định.
CTCP Xây dựng Công nghiệp (ICC, UPCoM: ICC) chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 53.4% (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 5,340 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/10.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.