Phần lớn dầu xuất khẩu của Nga né được đòn trừng phạt giá trần của G7
08:02 25/09/2023
Hầu hết dầu xuất khẩu dầu của Nga đang né thành công chính sách giá trần của khối cường quốc G7. Sự thay đổi này sẽ thúc đẩy doanh thu của Điện Kremlin khi giá dầu thô tiến gần đến mức 100 đô la Mỹ/thùng.
Một tàu chở dầu neo đậu ở cảng Kozmino thuộc vịnh Nakhodka của Nga. Ảnh: Reuters
Theo một phân tích về dữ liệu vận chuyển và bảo hiểm của Financial Times, trong tháng 8, gần 3/4 tổng lượng dầu thô xuất khẩu qua đường biển của Nga được vận chuyển bằng các tàu không sử dụng bảo hiểm phương Tây, một đòn bẩy được G7 sử dụng để thực thi lệnh giới hạn giá dầu xuất khẩu của Nga ở mức 60 đô la/thùng.
Con số này, tăng từ khoảng 50% vào 5 tháng trước, cho thấy Moscow đang trở nên hiệu quả hơn trong nỗ lực chống lại chính sách giá trần của phương Tây, cho phép nước này bán nhiều dầu hơn ở mức giá gần với giá thị trường quốc tế.
Với dầu thô tăng ổn định kể từ tháng 7, kết hợp sự thành công của Nga trong việc bán phần lớn dầu với giá trên 60 đô la/thùng, Trường Kinh tế Kyiv (KSE) ước tính, doanh thu từ dầu mỏ của Nga trong năm 2023 có thể sẽ cao hơn dự kiến trước đây ít nhất 15 tỉ đô la.
Sự thay đổi này là đòn giáng vào những nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga, vốn chiếm phần lớn nhất trong ngân sách của Điện Kremlin, kể từ sau chiến sự Ukraine.
Không chỉ tỷ lệ dầu của Nga được bán vượt giá trần cao hơn mà sự độc lập trong hoạt động kinh doanh dầu ngày càng tăng của Moscow diễn ra cùng lúc với sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu quốc tế, lên tới 95 đô la/thùng lần đầu tiên trong 13 tháng trong tuần qua.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang phải đối mặt với một số thách thức lớn, bao gồm tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu tinh chế trong nước và khối lượng xuất khẩu nói chung giảm. Nhưng các số liệu cho thấy Điện Kremlin vẫn kiếm được doanh thu lớn từ dầu mỏ.
“Với những thay đổi trong cách Nga vận chuyển dầu xuất khẩu, có thể rất khó để thực thi chính sách giá trần hiệu quả trong tương lai”, Ben Hilgenstock, nhà kinh tế của KSE, nhận định.
Trong tuần qua, Nga tuyên bố tạm thời cấm xuất khẩu dầu diesel và các loại nhiên liệu khác. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng gây xáo trộn trường dầu mỏ giống như những gì ông đã làm với thị trường khí đốt tự nhiên hồi năm qua, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cấm nhập khẩu phần lớn dầu của Nga, chính sách giá trần của G7 được thiết kế để giữ cho dầu của Nga tiếp tục chảy vào thị trường toàn cầu. Mục đích là để ngăn chặn nguồn cung thắt chặt, khiến giá dầu tăng vọt, gây thiệt hại về mặt kinh tế lẫn chính trị.
Các nước phương Tây chỉ cho phép công ty của họ cung cấp các dịch vụ như vận chuyển hoặc bảo hiểm cho các lô hàng dầu thô của Nga được bán với giá dưới 60 đô la /thùng. Trước đây, hoạt động xuất khẩu dầu của Nga phụ thuộc vào các dịch vụ của phương Tây, vì vậy, G7 cho rằng Moscow sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ chính sách giá trần.
Khi chính sách này lần đầu tiên được thực hiện vào tháng 12 năm ngoái, giá dầu xuất khẩu của Nga giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với giá quốc tế, với mức chênh lệch lên tới 40 đô la mỗi thùng. Do vẫn phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ vận chuyển của phương Tây, Moscow đã phải bán dầu với mức chiết khấu sâu khi cố gắng chuyển hướng hàng triệu thùng dầu, từng bán chủ yếu cho châu Âu, sang cho các khách hàng mới ở châu Á.
Các nhà nghiên cứu của KSE tính toán rằng, các biện pháp trừng phạt, hạn chế thương mại và làn sóng doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga đã khiến Moscow thiệt hại 100 tỉ đô la doanh thu xuất khẩu dầu kể từ tháng 2-2022.
Tuy nhiên, Nga đã xây dựng thành công “đội tàu bóng tối”, bao gồm các tàu chở dầu có thể hoạt động mà không cần bảo hiểm hoặc các dịch vụ khác của phương Tây. Đội tàu này cho phép Moscow bán dầu với giá cao hơn khi nguồn cung trên thị trường toàn cầu thắt chặt. Giá trung bình của dầu Urals, loại dầu xuất khẩu chính của Nga, tăng vượt mức 60 đô la/thùng kể từ tháng 7.
Tình trạng suy giảm trong hoạt động vận chuyển dầu Nga sử dụng dịch vụ của phương Tây một phần là do sự thận trọng phía các chủ tàu và công ty bảo hiểm, ngay cả khi họ nhận sự bảo đảm rằng dầu mà họ vận chuyển được bán với giá dưới 60 đô la/thùng.
Hồi tháng 5, Nga đã xuất khẩu khoảng 3 triệu thùng dầu thô Urals và ESPO mỗi ngày bằng đường biển trên các tàu sử dụng bảo hiểm của phương Tây lẫn bên ngoài phương Tây.
Trong tháng 8, Nga chỉ xuất khẩu 626.000 thùng/ngày trên các con tàu sử dụng dịch vụ bảo hiểm của phương Tây, chưa bằng một nửa so với tháng 5.
Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng của Nga có thể tạm thời ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu hàng hóa năng lượng của Nga trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu giá dầu tăng mạnh do tác động của lệnh cấm này, Nga có thể kiếm doanh thu cao hơn từ khối lượng dầu xuất khẩu ít hơn.
Mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất thực đã đổ vỡ. Trong thời gian qua, lãi suất thực đã tăng lên đáng kể nhưng giá vàng vẫn đứng vững, trái với quy tắc thông thường.
Trang tin 163 (Trung Quốc) cho biết, họ đã có được đoạn video cho thấy tên lửa bốc cháy và phát nổ tới 2 lần. Tên lửa vỡ ra trong không trung rồi biến mất khỏi tầm quan sát.
(ĐTCK) Khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu đang chậm lại, các nhà kinh tế, thị trường tài chính và hầu hết các ngân hàng trung ương đều tin rằng sẽ không cần tăng lãi suất nữa.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.