OPEC+ đối mặt bức tranh giằng co trên thị trường dầu
15:27 02/06/2023
Khi nhóm họp tại Vienna (Áo) vào cuối tuần này, các nhà lãnh đạo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bên ngoài, hay còn gọi là liên minh OPEC+, sẽ đứng trước lựa chọn khó khăn về chính sách sản lượng. Một mặt, các kho dự trữ dầu toàn cầu đang suy giảm khi sau khi liên minh này quyết định giảm thêm sản lượng dầu hơn 1,1 triệu thùng/ngày. Mặt khác, dữ liệu kinh tế thất vọng của Trung Quốc và rủi ro suy thoái của Mỹ thúc đẩy giới đầu cơ đặt cược giá dầu giảm bằng cách bán khống các hợp đồng tương lai.
Các nước trong liên minh OPEC+ sẽ họp tại Vienna, Áo, nơi đặt trụ sở của OPEC, vào ngày 4-6 tới để quyết định chính sách sản lượng trong nửa cuối năm. Ảnh: Reuters
Bức tranh chia rẽ trên thị trường dầu được thể hiện qua các thông điệp mâu thuẫn từ các nhà những nước có tiếng nói lớn nhất trong OPEC+. Saudi Arabia cảnh báo những nhà cầu cơ bán khống “hãy coi chừng”. Trong khi đó, giới lãnh đạo Nga đưa ra những bình luận ôn hòa hơn.
Rủi ro lớn ở phía trước là tác động của giá dầu cao hơn đối với lạm phát. Giá dầu Brent ở thị trường London giảm 17% trong sáu tuần qua và đang giao dịch ở mức gần 73 đô la/thùng. Nhưng giới phân tích dự báo dầu Brent sẽ tăng giá trở lại trong nửa cuối năm.
“Với giá dầu ở mức hiện tại, OPEC đang rơi vào tình thế khó khăn. Giá hiện nay không đủ thấp để thúc đẩy một quyết định giảm thêm sản lượng, nhưng không đủ cao để OPEC yên tâm về nguồn thu ngân sách”, Raad Alkadiri, CEO của hãng tư vấn địa chính trị Eurasia Group, nhận định.
Liên minh OPEC +, gồm 23 nước sẽ họp ở Vienna ngày 4-6, chỉ một tháng sau khi bắt đầu thực hiện cắt giảm sản lượng hơn 1,1 triệu thùng/ngày.
Các nhà phân tích dự đoán hạn chế sản lượng đó, kéo dài đến hết năm, đủ để làm cạn kiệt đáng kể các kho dự trữ dầu trên thế giới giữa lúc nhu cầu tiêu thụ tăng ở Trung Quốc và ở nhiều nước khác. OPEC dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ thiếu hụt nghiêm trọng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm.
Các nước phương Tây, vốn đang chịu chống chọi lạm phát cao kéo dài dai dẳng, sẽ không ủng hộ một đợt cắt giảm sản xuất của OPEC+. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích quyết định giảm sản lượng mới đây của OPEC+, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cũng lên án liên minh này vì đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với người tiêu dùng.
Dù giá dầu giảm trong thời gần đây, OPEC+ chưa đến mức phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng. Giá dầu Brent có thể vẫn ở dưới 81 đô la/thùng, mức giá mà Quỹ Tiền tệ quốc tế tin rằng Saudi Arabia cần đạt được để bảo đảm nguồn thu phục vụ kế hoạch chuyển đổi kinh tế đầy tham vọng. Nhưng mức giá đó vẫn cao hơn nhiều so với các mức thấp nhất trong thời kỳ cao trào của đại dịch Covid-19.
“OPEC chưa bao giờ cắt giảm sản lượng trong vòng ba tháng kể từ lần cắt giảm gần nhất”, Daan Struyven, nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs, nói.
Saudi Arabia và các đồng minh của nước này có thể thấy chưa cần cắt giảm thêm sản lượng cho đến khi họ nắm rõ hơn về tình hình sản xuất của Nga, thành viên OPEC+.
Moscow tự nguyên cam kết giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày để trả đũa các lệnh trừng phạt phương Tây. Nhưng có ít dấu hiệu cho thấy điều này đang được thực hiện. Nga không công bố số liệu sản xuất chính thức. Nhưng dữ liệu theo dõi tàu chở dầu cho thấy xuất khẩu dầu của Nga tăng 8% so với tháng 2 và hiện đang ở mức khoảng 3,6 triệu thùng/ngày.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định Nga đã cắt giảm đầy đủ 500.000 thùng/ngày vào tháng 5. Tuy nhiên, Saudi Arabia đang nghi ngờ Moscow không giảm đúng số lượng cam kết.
“Vấn đề thực sự là Saudia Arbia có thể kiểm soát Nga không?” Paul Sankey, nhà phân tích của Sankey Research, nói.
Theo Sankey, Nga là mối đe dọa đối với Saudia Arabia vì Moscow đang tăng cường bán dầu sang châu Á, làm xói mòn mức giá chênh lệch thường thấy của các thùng dầu từ Saudi Arabia ở thị trường này.
Tuần trước, 25 trong số 31 thương nhân và nhà phân tích được Bloomberg khảo sát dự báo OPEC+ sẽ giữ nguyên mức sản xuất hiện nay. Một số đại biểu giấu tên trong liên minh này, cho biết họ kỳ vọng OPEC+ sẽ không thay đổi chính sách sản xuất. Phó Thủ tướng Alexander Novak của Nga cũng dự đoán không có thay đổi nào, dù sau đó, ông nói lại rằng OPEC+ vẫn có thể hành động nếu cần thiết.
Các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu không phải là động lực duy nhất của chính sách dầu mỏ của OPEC+.
Khi Saudi Arbia công bố quyết định giảm sản lượng dầu bất ngờ hồi tháng 4, Bộ trưởng Năng lượng của nước này, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết Saudi Arabia muốn răn đe những nhà đầu cơ bán khống các hợp đồng dầu tương lai.
Tuyên bố của ông ban đầu khiến các nhà đầu tư chùn tay, nhưng sau đó, họ tiếp tục đẩy mạnh bán khống, khiến giá dầu Brent giảm thêm 5 đô la/thùng.
Sự phục hồi kinh tế yếu ớt ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cùng với sự ngần ngại triển khai các biện pháp kích thích quy mô lớn có thể thuyết phục Saudi Arabia rằng tiếp tục can thiệp thị trường dầu là cần thiết. Các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley, từng dự báo giá dầu Brent sẽ trở lại ngưỡng 100 đô la/thùng. Nhưng giờ đây, họ thừa nhận niềm tin phổ biến vào một thị trường dầu thắt chặt hơn trong năm nay là sai lầm.
Helima Croft, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa của RBC Capital Markets, nhận định cuộc họp của OPEC+ tại Vienna mang đến cho Saudi Arabia một cơ hội khác để thể hiện quyết tâm cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Chứng khoán Mỹ đã đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 1/6 khi dự luật trần nợ được Hạ viện thông qua và Fed báo hiệu khả năng tạm ngừng thắt chặt vào tháng 6.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát tháng 5 của 20 quốc gia thuộc Eurozone đã giảm đáng kể xuống còn 6,1%, so với mức 7% của tháng 4.
Các quan chức chủ chốt của Fed đã phát tín hiệu về khả năng đi chậm lại trong cuộc họp tiếp theo để có thêm thời gian đánh giá tác động của chiến dịch thắt chặt tiền tệ tới nền kinh tế.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết công suất năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 107 GW lên hơn 440GW vào năm 2023 - nhiều hơn tổng công suất điện của Đức và Tây Ban Nha cộng lại.
Theo KCNA, đạo luật về kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ giúp đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo đảm ổn định thương mại bằng cách thiết lập kỷ luật nghiêm ngặt hơn.
Một cảnh báo đã được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra về rủi ro đối với thị trường trái phiếu khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thay đổi chính sách.
(KTSG Online) – Các thương nhân đang tìm người mua khối lượng than khổng lồ đang chất đống ở các cảng châu Âu, vốn được mua tích trữ để chống chọi cuộc
(KTSG Online) – Để tránh bị soi xét và kinh doanh thuận lợi ở Mỹ, nhiều doanh nhân Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, tìm cách chuyển trụ
Từng thống trị ngành chip, Intel dần bị các đối thủ Nvidia, AMD vượt lên, khiến CEO Pat Gelsinger phải tham gia vào một ván cược đánh đổi bằng cả sự nghiệp.
(ĐTCK) Theo dữ liệu từ Vortexa, Ấn Độ đã nhập khẩu 1,96 triệu thùng mỗi ngày từ Nga vào tháng trước, cao hơn 15% so với mức cao kỷ lục trước đó vào tháng 4, xác lập kỷ lục mới vào tháng 5.
(ĐTCK) Cuộc cách mạng AI đang diễn ra ở Phố Wall khi mối quan tâm ngày càng tăng đối với công nghệ đang phát triển và tác động có thể có của nó đối với hoạt động kinh doanh.
Số liệu PMI sản xuất tại các nền kinh tế lớn nhất châu Á cho thấy nhiều nhà máy đang phải chật vật tìm cách trụ vững giữa lúc nhu cầu toàn cầu chững lại và triển vọng kinh tế khó đoán.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent lạc quan rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ hạ nhiệt trong vài tháng tới, nhưng dự đoán hai nước có thể mất hai đến ba năm để đạt một thỏa thuận toàn diện.
Ông Trump làm rõ bản thân không có ý định sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, bất chấp những chỉ trích gay gắt nhắm vào người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.
Tuy vẫn duy trì mức thuế cao, ông Donald Trump nhấn mạnh sẽ không gay gắt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cam kết giữ thái độ “rất nhẹ nhàng” trong đàm phán: “Chúng tôi sẽ cùng nhau sống hòa thuận và lý tưởng là sẽ hợp tác tốt đẹp”.
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Việc áp thuế nhập khẩu của chính phủ Mỹ đang khiến nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cao và nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ thử thách lại ngưỡng kháng cự 1.246 điểm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.