Động thái này nhằm mục đích củng cố thị trường dầu trong bối cảnh suy giảm nhu cầu "vàng đen" trong khối.
Hôm Chủ nhật, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC +) đã gia hạn đợt cắt giảm sản lượng dầu cho năm 2024 và kéo dài đến năm 2025. Động thái này cho thấy nỗ lực củng cố thị trường dầu trong bối cảnh nhu cầu tăng chậm, lãi suất cao và sản lượng dầu của Mỹ ngày càng tăng.
Giá dầu giao dịch gần 80 USD/thùng, thấp hơn mức mà nhiều thành viên OPEC+ cần để cân bằng ngân sách.
OPEC+ đang nỗ lực vực dậy thị trường dầu. Ảnh: Reuters
Lo ngại về tăng trưởng nhu cầu chậm ở thị trường nhập khẩu dầu hàng đầu là Trung Quốc cùng với lượng dầu dự trữ tăng ở các nền kinh tế phát triển đã đè nặng lên giá “vàng đen” thời gian qua.
OPEC+ đã thực hiện một loạt đợt cắt giảm sản lượng sâu kể từ cuối năm 2022.
Các thành viên nhóm này hiện đang cắt giảm sản lượng tổng cộng 5,86 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu.
Việc cắt giảm này bao gồm mức giảm 3,66 triệu thùng/ngày và đợt cắt giảm tự nguyện ở mức 2,2 triệu thùng/ngày của 8 thành viên. Các quốc gia đã tự nguyện cắt giảm sản lượng là Algeria, Iraq, Kazakhstan, Kuwait, Oman, Nga, Ả Rập Saudi và UAE.
Vào Chủ nhật, OPEC + đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2025 và kéo dài mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 9/2024.
Một số nguồn tin cho biết OPEC sẽ dành một năm (từ tháng 10/2024 cho đến cuối tháng 9/2025) để giảm dần mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày.
Các nhà phân tích dự đoán OPEC sẽ kéo dài việc cắt giảm tự nguyện thêm vài tháng do giá dầu giảm và suy yếu nhu cầu.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu cho năm 2025 vì vẫn chưa thống nhất được các mục tiêu riêng cho từng thành viên, một vấn đề đã từng làm phát sinh căng thẳng.
Chẳng hạn, UAE đã đẩy mạnh sản xuất dầu do công suất của nước này từ lâu đã luôn ở mức thấp.
Bên cạnh đó, OPEC+ đã hoãn các cuộc thảo luận về công suất sản xuất dầu cho đến tháng 11/2025. Nhóm này đã cho phép UAE tăng dần sản lượng sản xuất dầu thêm 0,3 triệu thùng/ngày, từ mức 2,9 triệu thùng hiện tại.
Cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC+ sẽ được tổ chức sáu tháng một lần và cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 1/12 năm nay.
Khu vực phía Bắc nước Mỹ được cho là có khả năng cao bị “siêu lợn” xâm lấn nhất. Các nhà khoa học gọi đây là "cỗ máy hủy diệt môi trường" vì chúng có thể nặng tới hơn 300kg và ăn bất cứ thứ gì.
Mặc dù đồng Yên suy yếu nhưng Nhật Bản vẫn thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, và nhiều doanh nhân Nhật Bản trở thành thành viên "câu lạc bộ" tỷ đô của Forbes.
Ông Trump là cựu tổng thống đầu tiên bị buộc tội hình sự ở Mỹ. Nhưng ở nhiều quốc gia khác, có những cựu lãnh đạo từng bị điều tra, truy tố, thậm chí đi tù.
(ĐTCK) Giá trị các thương vụ trong lĩnh vực dầu khí của Mỹ đã tăng lên gần 200 tỷ USD trong năm qua khi các nhà sản xuất lớn nhất cạnh tranh để thâu tóm các đối thủ trong quá trình vẽ lại thị phần năng lượng quốc gia.
Hệ thống đường sắt mới của Trung Quốc không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa các thành phố mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch và thu hút đầu tư.
Hệ thống thanh toán Bakong đang giúp Campuchia thực hiện nỗ lực chống 'đô la hóa' nền kinh tế bằng cách khuyến khích người dân, du khách sử dụng đồng nội tệ.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.