NHNN liên tục hút tiền qua tín phiếu ảnh hưởng ra sao tới thị trường chứng khoán?
00:16 15/03/2024
BSC cho rằng lượng hút ròng của NHNN thấp thì thị trường chứng khoán tăng giảm không rõ ràng, cho thấy thông tin này không có ảnh hưởng trọng yếu.
Trong 4 phiên liên tiếp từ ngày 11/3 đến 14/3/2024, Ngân hàng Nhà Nước đã phát hành lại tín phiếu sau 4 tháng ngưng phát hành với tổng khối lượng 60.000 tỷ đồng, kỳ hạn 28 ngày và mức lãi suất 1,4%.
Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán BIDV (BSC) đã thống kê giao dịch hút tiền qua Tín phiếu giai đoạn 2018 – 2023 và đánh giá hoạt động phát hành tín phiếu là nghiệp vụ bình thường, cơ bản của NHTW, chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định tỷ giá.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2018 – 2023, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ này đều đặn nhiều lần, hút ròng trung bình khoảng 9,4 lần/năm, giá trị hút ròng trung bình/chu kỳ đạt 47.647 tỷ đồng.
Theo BSC, NHNN chủ yếu hút ròng với tổng khối lượng rút ròng/mỗi chu kỳ thấp hơn 50.000 tỷ đồng. Khi giá trị hút ròng từ 50.000 tỷ tới dưới 100.000 tỷ đồng, chỉ số VN-Index có xác suất giảm trong chu kỳ hút là 33,33%, đồng nghĩa xác suất tăng nhiều hơn. Khi giá trị hút ròng lớn hơn 100.000 tỷ, xác suất VN-Index giảm trong chu kỳ hút là 66,67%, cao hơn đáng kể.
Gần nhất trong giai đoạn tháng 10/2023, NHNN phát hành tín phiếu trở lại từ 21/9 - 8/11/2023 và hút ròng 194.650 tỷ đồng. Kéo theo đó, tỷ giá giảm và tiếp tục duy trì đà đi xuống đến cuối tháng 11. Ngược lại, lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng mạnh phản ứng với động thái hút tiền tuy nhiên cũng nhanh chóng giảm trở lại.
VN-Index trong giai đoạn này có thời điểm giảm tới hơn 15%, trong đó các nhóm ngành biến động mạnh nhất gồm bán lẻ, dịch vụ tài chính (chứng khoán), bất động sản, hóa chất…
Kết luận, BSC cho rằng lượng hút ròng thấp thì TTCK tăng giảm không rõ ràng, cho thấy thông tin này không có ảnh hưởng trọng yếu. Hoạt động hút ròng tín phiếu là một hoạt động nghiệp vụ, công cụ điều tiết và không có hàm ý đảo chiều chính sách.
BSC khuyến nghị nhà đầu tư không nên quá lo ngại, nên theo dõi và cần có những đánh giá một cách khách quan các thông tin trên thị trường để có những chiến lược đầu tư phù hợp. Các chỉ số cần lưu ý trong bối cảnh hiện tại bao gồm tỷ giá (tỷ giá tự do), DXY; quy mô hút ròng - lãi suất phát hành cùng với lãi suất liên ngân hàng qua đêm; các ngành biến động giảm điểm mạnh trong quá khứ làm chỉ báo cho mức độ ảnh hưởng tới TTCK.
Trước đó, một báo cáo của Dragon Capital cũng nhấn mạnh việc phát hành tín phiếu là động thái điều hành cần thiết trong việc hạ nhiệt tỷ giá, không mang ý nghĩa của sự thay đổi chính sách tiền tệ.
Cũng bàn về vấn đề này, theo ý kiến của ng Huỳnh Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP FIDT, động thái của NHNN có thể gây thắt chặt thanh khoản phần nào đó trên thị trường liên ngân hàng/thị trường chứng khoán, nếu hành động hút diễn ra liên tục sắp tới.
"Lượng thanh khoản TTCK giai đoạn gần đây duy trì mức trên 23.000 tỷ/phiên nhờ vào 1 phần lượng thanh khoản dư thừa trong hệ thống tài chính và lãi suất rẻ kỷ lục chảy trong nền kinh tế.
Với việc thắt chặt lượng vốn dư thừa trên liên ngân hàng, có thể quan ngại lượng cầu mua của TTCK sẽ giảm phần nào đó, do các giảm rủi ro về thanh khoản ngắn hạn và tâm lý nhà đầu tư", ông Huỳnh Minh Tuấn cho biết.
Dù vậy, ông Tuấn kỳ vọng việc phát hành tín phiếu của NHNN kỳ vọng ko gây ảnh hưởng đến cấu trúc lãi suất tiền gửi - cho vay của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn quý 2, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn chưa khởi sắc đáng kể.
Tính riêng từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu VNM của Vinamilk đã bị khối ngoại bán ròng 870 tỷ qua đó nâng tổng giá trị bán ròng luỹ kế từ đầu năm 2024 lên hơn 2.500 tỷ, lớn nhất thị trường.
Tính từ đầu năm 2024, nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng hơn 10.300 tỷ đồng thông qua giao dịch khớp lệnh, đối ứng với lượng bán ra từ khối ngoại và tự doanh.
Khi VN-Index vượt mốc 1.250 điểm, dòng tiền trở lại thị trường, nhiều công ty chứng khoán hạ lãi vay ký quỹ nhằm hút thêm nhà đầu từ mới và mở rộng thị phần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/03/2024, toàn thị trường có 35 mã tăng, 119 mã giảm và 24 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.93 triệu CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 14/03/2024. VN30-Index đảo chiều giảm điểm cùng khối lượng giao dịch gia tăng so với phiên trước đó thể hiện tâm lý không mấy tích cực của nhà đầu tư.
Trong đại hội lần này, Chứng khoán BOS sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phát hành 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và/hoặc nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn điều lệ.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, các quỹ ETF có thể sẽ thực hiện cơ cấu danh mục tại phiên 15/3 cho nên thị...
Cuộc đua về quy mô vốn điều lệ của nhóm công ty chứng khoán chưa bao giờ bớt nóng. Sau mùa ĐHCĐ thường niên 2024 tới đây, dự kiến có thêm cả tỷ cổ phiếu nhóm chứng khoán được bổ sung lên các sàn giao dịch.
(ĐTCK) Thị trường đã tăng mạnh hai phiên trước và đang ở mốc đỉnh cũ quanh 1.260 điểm nên trạng thái lình xình và chưa bứt ngay lên được là điều dễ hiểu. Nếu có sự đồng thuận giữa dòng...
(ĐTCK) Áp lực bán vẫn luôn thường trực ở vùng điểm quanh MA20 và khả năng cao VN-Index cần đi ngang, tích lũy lại sau những phiên biến động mạnh trước đó.
Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.