Nhà sản xuất Mỹ chạy đua tích trữ nguyên liệu và linh kiện để tránh rủi ro thuế
12:00 24/12/2024
Kinh tế Sài Gòn Online
Các nhà sản xuất Mỹ đang chạy đua mua tích trữ nguyên liệu thô và linh kiện trong những tháng cuối năm để đề phòng Tổng thống đắc cử Donald Trump áp thuế nhập khẩu lên một loạt hàng hóa từ nước ngoài trong năm tới.
Container hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước châu Á khác tập kết ở cảng Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: Getty Images
Trong tháng trước, hoạt động mua hàng của các nhà sản xuất ở khu vực Bắc Mỹ đạt mức cao nhất trong hơn một năm. Điều này được đo lường trong cuộc khảo sát 27.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới của nhà cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng GEP và hãng nghiên cứu S&P Market Intelligence.
Theo GEP, các nhà sản xuất công nghiệp và các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói ở Mỹ đang tăng cường nhập khẩu linh kiện và nguyên liệu thô quan trọng, như chất nhũ hóa và chất điều vị.
“Chúng tôi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với phần mềm cho phép mọi người phân tích các kịch bản cả ngắn hạn và dài hạn để đánh giá những gì họ có thể làm”, Inna Kuznetsova, CEO của ToolsGroup, một công ty lập kế hoạch và tối ưu hóa chuỗi cung ứng nói.
Theo John Piatek, Phó Chủ tịch của GEP, người làm việc với các công ty sản xuất, hàng tiêu dùng và công nghệ sinh học toàn cầu, doanh nghiệp Mỹ đang ưu tiên mua những thành phần hàng hóa quan trọng nhất trước khi chính quyền sắp tới của ông Donald Trump triển khai chính sách thuế quan mới.
Piatek cho biết, mối lo ngại chính của các nhà sản xuất là nếu họ chờ đợi, các đối thủ cạnh tranh sẽ hành động trước và có được các mặt hàng với chi phí thấp hơn nhờ né được các mức thuế mới có thể áp dụng trong năm tới.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan mới ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20-1-2015. Ông tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, đồng thời áp thuế lên tới 60% hoặc hơn đối với một số hàng hóa từ Trung Quốc. GEP cho biết, khách hàng của công ty đang tập trung đẩy mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mark Boone, chủ sở hữu của Markus Group, một nhà sản xuất gia công có trụ sở tại Raleigh, bang Bắc Carolina, đang tăng gấp đôi đơn đặt hàng bộ tách sợi quang, được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông, từ Trung Quốc.
“Tôi chỉ lo ngại rằng, nếu chi phí nhấp khẩu tăng thêm 60% thì khách hàng có thể tìm kiếm nhà sản xuất khác”, ông chia sẻ và cho biết, các đơn hàng này đủ giúp công ty duy trì sản xuất trong khoảng bốn tháng. Sau đó, doanh nhân này hy vọng ông Trump sẽ giảm hoặc bãi bỏ thuế quan như một phần của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã áp đặt thuế quan rộng rãi đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Thuế đã thúc đẩy các công ty Mỹ tìm kiếm nhà cung cấp từ các khu vực khác ở châu Á cũng như nước láng giềng Mexico. Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn giữ nguyên thuế quan đối với Trung Quốc và bổ sung thêm thuế đối với các sản phẩm như tấm pin mặt trời.
Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất của Mỹ lưu ý, Trung Quốc là nhà cung cấp linh kiện và thành phẩm đáng tin cậy và hiệu quả đến mức khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, họ đang tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới ở các nước khác để giảm thiểu rủi ro về thuế quan bổ sung hoặc các cú sốc địa chính trị khác.
Tuy nhiên, những thay đổi trong chuỗi cung ứng đang đặt ra thách thức mới cho các nhà nhập khẩu của Mỹ khi tìm kiếm nhà cung cấp ở những thị trường mới, đôi khi thiếu hạ tầng đường bộ, đường sắt hoặc bến cảng hiện đại. Các nhà nhập khẩu cũng phải kiểm tra kỹ lượng nhà cung cấp mới để đảm bảo không vi phạm các quy định quản lý càng nghiêm ngặt của Mỹ, liên quan đến về các vấn đề như lao động cưỡng bức.
Để giảm thiểu rủi ro từ đợt thuế quan mới của Mỹ trong năm 2025, một số nhà bán lẻ và nhà sản xuất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tìm cách đặt hàng càng nhanh càng tốt vì có thể phải mất hàng tháng để sản phẩm từ nhà máy ở châu Á được vận chuyển đến Mỹ. Gần đây, Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) nâng dự báo nhập khẩu của Mỹ và dự đoán hoạt động vận tải container sẽ tăng vọt trong mùa xuân.
“Chúng tôi biết điều đó sẽ xảy ra vì đã từng xảy ra hai lần trước đó”, Jason Miller, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng của Đại học bang Michigan nói.
Miller cho biết, hai quí gần đây nhất mà Mỹ ghi nhận khối lượng nhập khẩu container từ Trung Quốc cao nhất là quí cuối của năm 2018 và quí 3-2024. Ông lưu ý, cả hai giai đoạn đều trùng với thời điểm thực hiện thuế quan đối với hàng loạt sản phẩm của Trung Quốc dưới thời chính quyền của Donald Trump và Joe Biden.
Miller dự báo, các linh kiện mà các nhà sản xuất Mỹ có thể tăng cường nhập khẩu trong những tháng tới sẽ bao gồm phụ tùng ô tô, linh kiện điện và các sản phẩm kim loại.
Sau khi góp phần đưa Donald Trump trở lại Nhà Trắng, tỷ phú Elon Musk được cho là đang nhắm đến một mục tiêu chính trị mới: số 10 phố Downing - trụ sở Thủ tướng Anh.
BYD đã chấm dứt hợp tác với một công ty xây dựng sau khi chính quyền Brazil đình chỉ việc xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện (EV) mới, nơi các công nhân bị phát hiện làm việc và sinh sống trong điều kiện bị mô tả là "như nô lệ".
Trong năm 2024, đồng Yên Nhật (JPY) đã bất ngờ tăng giá mạnh, làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu. Sự thay đổi đột ngột này không chỉ khiến giới đầu tư hoang mang mà còn tác động sâu rộng tới các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3.
Phe đối lập Hàn Quốc dự kiến đệ trình dự luật luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo trong ngày 24/12, khiến bất ổn chính trị càng gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.