Nhà đầu tư bán tháo với tốc độ không tưởng, trụ cột của nền kinh tế lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ sụp đổ?
08:18 18/03/2025
Chi tiêu tiêu dùng chủ yếu do nhóm người giàu có quyết định và nhóm này lại phụ thuộc đáng kể vào thị trường chứng khoán.
Theo Wall Street Journal, thị trường chứng khoán giảm trong những tuần qua không chỉ báo hiệu nền kinh tế có thể suy yếu mà còn có thể trực tiếp gây ra suy thoái.
Sau khi ăn mừng chiến thắng tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2024, thị trường chứng khoán đã lao dốc do lo ngại về chính sách thuế quan mạnh tay và khó lường của Nhà Trắng có thể cản trở đà phục hồi kinh tế.
Hôm thứ Năm (13/3), chỉ số S&P 500 giảm hơn 10% so với mức cao hồi tháng 2 và bước vào vùng điều chỉnh. Tuy nhiên, chỉ số này đã phục hồi một phần vào thứ Sáu (14/3).
Chỉ số S&P 500 bước vào vùng điều chỉnh
Tâm lý thị trường đã trở nên bi quan và đợt sụt giảm này có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tác động tiêu cực lan rộng. Nhà kinh tế Gabriel Chodorow-Reich từ Đại học Harvard ước tính rằng, nếu thị trường chứng khoán giảm 20% trong năm 2025 và các yếu tố khác không thay đổi, tăng trưởng kinh tế có thể bị kéo giảm tới 1 điểm phần trăm. Tính đến phiên đóng cửa hôm thứ Sáu, chỉ số S&P 500 đã giảm 4,1% kể từ đầu năm 2025.
Suy giảm tài sản có thể kìm hãm tăng trưởng
Thị trường chứng khoán lao dốc có thể làm suy yếu hai động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thời gian qua: chi tiêu mạnh tay của các hộ gia đình và đầu tư của doanh nghiệp. “Theo dõi một nền kinh tế tài chính hóa như Mỹ, ta thấy giá tài sản không chỉ phản ánh mà còn có thể dẫn dắt nền kinh tế. Khi thị trường tài sản đi xuống, điều đó có thể kéo theo sự suy yếu của nền kinh tế thực”, Alex Chartres, chuyên gia từ quỹ đầu tư Ruffer (Anh) nhận xét.
Trong hai năm 2023 và 2024, chỉ số S&P 500 tăng 53%, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ và đồng thời góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng này. Cùng với giá bất động sản tăng cao, thị trường chứng khoán sôi động đã giúp người giàu ở Mỹ có thêm nhiều tài sản để chi tiêu.
Hiện tại, nhóm 10% người có thu nhập cao nhất chiếm khoảng 50% tổng chi tiêu tiêu dùng, tăng đáng kể so với mức 36% cách đây 30 năm, theo dữ liệu từ Moody's.
Tính đến năm 2022, mỗi hộ gia đình thuộc nhóm 10% giàu nhất sở hữu trung bình khoảng 2,1 triệu USD cổ phiếu, chiếm 32% tổng tài sản ròng của họ, theo khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tỷ lệ này đã tăng từ 26% vào năm 2010. Trong bốn năm qua, nhóm này đã tăng chi tiêu lên tới 58%.
Không chỉ giới giàu có rót tiền vào thị trường chứng khoán, mà người lao động cũng tham gia mạnh mẽ. Các công ty quản lý quỹ như Vanguard và Fidelity ghi nhận mức đóng góp kỷ lục vào các quỹ hưu trí 401(k).
Tính đến cuối năm ngoái, cổ phiếu chiếm 43% tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình Mỹ – mức cao nhất trong lịch sử, theo Fed. Dù nhiều hộ gia đình thu nhập thấp chưa sở hữu cổ phiếu, ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường.
“Hiệu ứng tài sản” và tác động đến chi tiêu
Nếu thị trường chứng khoán giảm mạnh, người Mỹ có thể thắt chặt chi tiêu, từ du lịch đến mua quần áo mới, do tác động của "hiệu ứng tài sản".
Nếu thị trường chứng khoán giảm mạnh, người Mỹ có thể thắt chặt chi tiêu, từ du lịch đến mua quần áo mới
Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank ước tính rằng, nếu chứng khoán không tăng trong năm ngoái mà chỉ giữ nguyên mức cũ, chi tiêu tiêu dùng có thể chỉ tăng khoảng 2% thay vì 3% như thực tế – chủ yếu nhờ vào hiệu ứng tài sản từ thị trường chứng khoán.
Có dấu hiệu cho thấy chi tiêu đang chững lại. Các công ty như Delta Air Lines, Foot Locker và Brown-Forman (hãng sản xuất rượu Jack Daniel's) nhận thấy người tiêu dùng ngày càng thận trọng.
Trong tháng 1, doanh số bán lẻ giảm 0,9% – mức giảm mạnh nhất theo tháng kể từ năm 2023. Một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh bất thường. Hôm thứ Sáu (14/3), Đại học Michigan báo cáo rằng chỉ số niềm tin tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022, một phần do triển vọng tài chính cá nhân và thị trường chứng khoán kém tích cực.
Nhiều người đặt ra một mức tài sản nhất định cho kế hoạch nghỉ hưu. Vì vậy, nếu giá cổ phiếu giảm khiến họ khó đạt được mục tiêu này, họ có thể thắt chặt chi tiêu để bù đắp, theo Matthew Luzzetti, Kinh tế trưởng tại Deutsche Bank.
Luzzetti cho rằng việc dự báo chính xác rất khó vì nền kinh tế luôn biến động. Tuy nhiên, nếu không có yếu tố nào khác thay đổi, một đợt giảm 20% của thị trường chứng khoán có thể khiến chi tiêu tiêu dùng giảm 1,2 điểm phần trăm trong năm 2025.
Vì chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 70% GDP, điều này có thể làm tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0,8 điểm phần trăm. Chodorow-Reich từ Harvard cũng đưa ra ước tính tương tự bằng một phương pháp khác.
Tác động lan tỏa đến doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Các CEO thường dựa vào giá cổ phiếu để quyết định việc tuyển dụng và đầu tư. Chẳng hạn, sau khi Nasdaq giảm một phần ba giá trị vào năm 2022, các công ty công nghệ đã nhanh chóng cắt giảm nhân sự và siết chặt chi tiêu.
Thị trường chứng khoán không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn tác động trực tiếp đến doanh nghiệp
Hiện tại, Nasdaq đã giảm hơn 10% so với mức đỉnh, khiến nhà kinh tế Phil Suttle lo ngại rằng các doanh nghiệp có thể trì hoãn kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm tới.
Suttle nhận xét: “Trước đây, giá cổ phiếu cho thấy rằng cứ đầu tư 100 tỷ USD vào AI, giá trị công ty sẽ tăng lên một bậc. Nhưng hiện tại, đà tăng đó có thể chững lại, khiến các dự án mới như trung tâm dữ liệu và nhà máy điện bị đình trệ”.
Tác động của sự giàu có đến chi tiêu rất khó đoán. Khi nhận được tiền bất ngờ, như trợ cấp kích thích kinh tế hoặc trúng số, các hộ gia đình thường nhanh chóng chi tiêu một phần lớn. Nhưng với lợi nhuận từ cổ phiếu, họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Theo nghiên cứu năm 2021 của Chodorow-Reich và đồng nghiệp, trung bình cứ mỗi 1 USD tài sản chứng khoán tăng thêm, chi tiêu của hộ gia đình chỉ tăng khoảng 3 cent.
Tuy nhiên, với hơn 56 nghìn tỷ USD cổ phiếu mà các hộ gia đình Mỹ đang nắm giữ (trực tiếp hoặc qua quỹ đầu tư) vào cuối năm ngoái, ngay cả mức tăng nhỏ này cũng tạo ra tác động đáng kể.
Bộ Tài nguyên thiên nhiên của Nga hôm nay (17/03) cho biết, Nga có kế hoạch sản xuất ít nhất 60.000 tấn lithium carbonate vào năm 2030, trong bối cảnh nước này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất pin điện dung lượng cao.
(ĐTCK) Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế của cả Mỹ và toàn cầu đều được dự báo sẽ thấp hơn so với dự kiến trước đây do mức thuế mà Tổng thống...
Sau sự ra đi đột ngột của nhà khoa học vật liệu và kỹ thuật hàng đầu Trung Quốc Lưu Vĩnh Phong (Liu Yongfeng), gia đình của ông đã kêu gọi cộng đồng chú ý nhiều hơn đến các nhà nghiên cứu.
Các cửa hàng bày trí với 3 màu trắng, xanh, đỏ, cờ Trung Quốc và Nga treo xen kẽ trên trần nhà. Những con búp bê Nga cao ngang hông chào đón khách hàng ngay tại lối vào. Bên trong, kệ hàng chất đầy các...
Sự ủng hộ của dư luận đối với chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã giảm xuống mức thấp kỷ lục sau khi ông tặng phiếu quà cho một số nghị sĩ của đảng cầm quyền, theo kết quả thăm dò do báo Asahi thực hiện và công bố ngày 17/3.
Sau nhiều thập kỷ dẫn đầu, Mỹ đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc trong cuộc đua tạo ra nguồn năng lượng nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên. Trung Quốc đang đầu tư gấp đôi và triển khai các dự án với tốc độ kỷ lục.
(KTSG Online) - Giá cổ phiếu của các công ty năng lượng xanh lớn trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp trong 5 năm qua vì tình trạng không chắc chắn về sự
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.